Mẹo hay cho mẹ khi bé biếng ăn ngủ không ngon giấc

Đăng ngày 20/03/2024

Bé biếng ăn ngủ không ngon giấc là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Mặc dù nó không gây ra nguy hiểm trầm trọng nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của con. Do đó, khi thấy trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra những cách giải quyết hợp lý.

Nguyên nhân khiến bé biếng ăn ngủ không sâu giấc

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em trở nên biếng ăn và không ngủ sâu giấc. Để có biện pháp xử lý tình trạng của bé một cách nhanh chóng, phù hợp, mẹ cần nắm được đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn khó ngủ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dễ làm con rơi vào tình trạng trên. Mẹ đọc kỹ để biết đâu là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện biếng ăn, khó ngủ của bé.

Do trẻ bị đói

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn ngủ ít là do con bị đói. Nếu trẻ không được ăn uống đủ, cơ thể sẽ kích hoạt các cơ chế tự bảo vệ để tiết ra hormone cortisol và adrenaline, những hormone này có thể làm tăng sự tỉnh táo và làm giảm sự buồn ngủ. Ngoài ra, khi đói, dạ dày bị rỗng sẽ buộc các tế bào thần kinh ở niêm mạc dạ dày báo hiệu lên não, khiến cơ quan này co bóp liên tục, làm con cảm thấy khó chịu và quấy khóc. Thêm vào đó, các cơn đói sẽ khiến trẻ bất an, căng thẳng, không thể tập trung vào việc ăn cũng như sẵn sàng cho quá trình chuẩn bị ngủ.

bé biếng ăn ngủ không ngon giấc
Đói cũng là nguyên nhân dẫn tới bé biếng ăn ngủ không ngon giấc

Lượng đường trong máu thấp

Nếu thấy bé biếng ăn, khó ngủ, mẹ có thể nghĩ tới nguyên nhân do lượng đường trong máu thấp bởi nó là nguồn năng lượng chính để duy trì hoạt động của cơ thể và não bộ. Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể không có đủ năng lượng để duy trì hoạt động hàng ngày. Điều này khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Cảm giác mệt mỏi này có thể làm giảm sự quan tâm của trẻ đối với việc ăn uống và gây ra tình trạng biếng ăn. Ngoài ra, mức độ đường trong máu thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ, khiến con thấy căng thẳng, khó chịu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Do bệnh lý

Nguyên nhân thứ 3 khiến bé biếng ăn ngủ không sâu giấc chính là do bệnh lý. Một số bệnh như cảm lạnh, đau răng, viêm họng hoặc các vấn đề sức khỏe khác có thể khiến bé khó chịu, gây ra tình trạng biếng ăn, khó ngủ.

Ví dụ, khi bị cảm lạnh, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, thậm chí là đau họng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, mất đi hứng thú khi đến bữa. Hay như đau răng cũng sẽ khiến việc ăn trở nên không thoải mái, gây ra cảm giác khó chịu khi nhai hoặc nuốt thức ăn. Những tình trạng này sẽ làm giảm sự quan tâm của trẻ đối với việc ăn uống, con chán ăn, bỏ bữa.

bé biếng ăn ngủ không sâu giấc
Bệnh khiến bé biếng ăn khó ngủ

Không chỉ ảnh hưởng tới việc ăn uống, các cơn đau nhức do bệnh gây ra cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Bé sẽ khó khăn hơn khi đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có được sự đánh giá chuyên sâu về tình hình sức khỏe của trẻ và đưa ra phương án điều trị phù hợp kịp thời.

Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng

Bên cạnh bệnh lý, thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến trẻ em biếng ăn khó ngủ. Khi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy giảm năng lượng và không muốn hoặc không đủ sức khỏe để ăn uống đầy đủ cũng như có một giấc ngủ chất lượng. Thêm vào đó, thiếu hụt dinh dưỡng còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tăng khí động ruột hoặc tiêu chảy. Những vấn đề này có thể làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái, không muốn ăn uống, đồng thời gây ra rối loạn giấc ngủ do bụng khó chịu.

Môi trường sống thay đổi

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, dinh dưỡng, đói… mẹ cũng nên cân nhắc tới yếu tố môi trường sống khi thấy bé biếng ăn ngủ không ngon giấc. Khi thay đổi môi trường sống, chẳng hạn như chuyển nhà, chuyển trường, bé có thể cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Cảm giác không an toàn hoặc không ổn định này sẽ làm giảm sự quan tâm của trẻ đối với việc ăn uống và gây ra rối loạn giấc ngủ. Thậm chí, nhiễu loạn và tiếng ồn từ môi trường xung quanh như tivi, điện thoại di động hoặc âm nhạc cũng tác động trực tiếp tới chất lượng bữa ăn và giấc ngủ của con.

trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc
Thay đổi trong môi trường sống khiến trẻ biếng ăn ngủ ít

Đặc biệt với trẻ sơ sinh, môi trường sống chính là một trong những nguyên nhân phổ biến làm bé biếng ăn ngủ không sâu giấc. Khi vừa mới chào đời, môi trường sống thay đổi đột ngột từ bụng mẹ ra thế giới bên ngoài có thể khiến con cảm thấy sợ hãi do chưa quen với điều kiện sống ở xung quanh. Chính điều này làm trẻ sơ sinh biếng ăn khó ngủ.

Hậu quả nếu trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc kéo dài

Tình trạng biếng ăn và không ngủ sâu giấc không quá nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài không dứt có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại đối với sức khỏe và phát triển của trẻ. Cụ thể:

  • Chậm phát triển: Biếng ăn và không ngủ đủ giấc có thể làm giảm lượng dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể và não bộ của trẻ. Lúc này, nó tác động tới sự phát triển về cả mặt thể chất và tinh thần của con. Bé có thể chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.
  • Tinh thần mệt mỏi: Trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc thường bị giảm sự hứng thú, mất tập trung và không có đủ năng lượng để tham gia vào các hoạt động học tập cũng như vui chơi. Trẻ không đủ năng lượng và tỉnh táo cho những hoạt động nên luôn cảm thấy thiếu sức sống, mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được, uể oải. Điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần, sự hứng thú của trẻ đối với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
  • Ảnh hưởng tới trí tuệ: Biếng ăn, ngủ không sâu giấc có thể gây ra sự giảm sút về khả năng tập trung và ghi nhớ. Nó làm suy giảm khả năng học tập và phát triển trí tuệ của con, tác động xấu đến khả năng tiếp thu kiến ​​thức và phát triển kỹ năng học tập. Tệ hơn, tình trạng này kéo dài còn khiến bé suy giảm trí tuệ, bị rối loạn nhận thức hành vi.
  • Hệ tiêu hóa, sức đề kháng suy giảm: Thiếu ngủ và biếng ăn sẽ làm cho hệ tiêu hóa và đề kháng của trẻ suy giảm rõ rệt, gây ra các vấn đề như tăng khí động ruột, đau bụng hoặc tiêu chảy. Đồng thời, con sẽ dễ mắc các bệnh vặt như cảm, sốt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, các bệnh truyền nhiễm và các vấn đề sức khỏe khác.

trẻ biếng ăn khó ngủ
Biếng ăn, ngủ ít khiến bé gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, sự phát triển

Cách khắc phục tình trạng bé biếng ăn khó ngủ

Khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé biếng ăn ngủ không ngon giấc, mẹ cần tìm giải pháp để khắc phục vấn đề, tránh để trẻ biếng ăn khó ngủ kéo dài gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số biện pháp mà bố mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ ăn ngon, ngủ sâu giấc hơn.

Xây dựng thời gian biểu ăn ngủ khoa học

Đầu tiên, khi thấy bé có biểu hiện biếng ăn, khó ngủ, bố mẹ nên cân đối lại lịch sinh hoạt của bé, đảm bảo con có đủ thời gian cho việc ăn uống, ngủ nghỉ. Trước tiên, mẹ nên xác định nhu cầu ăn uống và giấc ngủ của bé dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và thói quen, tránh việc nhồi nhét, ép con ăn, ngủ quá mức.

Tiếp theo, bố mẹ cần cho con làm quen với các khung giờ ăn, ngủ cố định. Hãy cố gắng để các bữa ăn và giấc ngủ diễn ra vào cùng thời gian mỗi ngày để tạo ra sự ổn định cho cơ thể và tâm trí của bé. Khi xây dựng thời gian biểu, hãy đảm bảo rằng con có đủ thời gian giữa các bữa ăn và giấc ngủ để cơ thể tiêu hóa thức ăn và nghỉ ngơi đủ. Vào buổi tối, mẹ không nên cho bé ăn quá no và vào ban ngày không nên cho bé ngủ quá nhiều để tránh tình trạng trẻ mất ngủ về đêm. Bố mẹ nên nhớ rằng việc xây dựng thời gian biểu ăn ngủ phải linh hoạt và điều chỉnh dựa trên phản hồi và nhu cầu cụ thể vì mỗi bé đều có những đặc điểm riêng.

trẻ 1 tuổi biếng ăn khó ngủ
Cần xây dựng lịch sinh hoạt phù hợp cho bé biếng ăn, khó ngủ

Thiết lập khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng cân bằng

Thứ hai, bố mẹ nên thiết lập khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng cân bằng để cải thiện tình trạng biếng ăn và khó ngủ của bé. Nhờ cách này, con sẽ nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển và duy trì sức khỏe. Mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng, phong phú, đảm bảo đủ 4 nhóm chất cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển và sức khỏe của bé. Ngoài ra, mẹ nên ưu tiên thực phẩm tự nhiên và giàu dinh dưỡng như rau củ, hoa quả, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm không da, cá, trứng và sản phẩm từ sữa không đường. Bên cạnh đó, bé cũng cần được bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa như vitamin, kẽm, sắt, chất xơ…

Ngoài việc chú ý tới dinh dưỡng, khẩu phần ăn của con cũng nên được để tâm hơn. Thay vì cho bé ăn một lượng lớn trong mỗi bữa, bố mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày của bé và tăng cường khả năng tiêu hóa. Mẹ cũng đừng quên cho bé uống đủ nước hàng ngày để cung cấp đủ cho quá trình trao đổi của cơ thể cũng như hệ tiêu hóa.

trẻ biếng ăn và khó ngủ
Chế độ dinh dưỡng của bé biếng ăn ngủ không ngon giấc cũng cần được xem xét

Tạo môi trường ngủ thoải mái

Bên cạnh lịch sinh hoạt, dinh dưỡng, việc thay đổi một môi trường ngủ phù hợp cũng giúp bé không còn rơi vào tình trạng kém ăn kém ngủ. Mẹ nên đảm bảo môi trường ngủ của con được thoải mái, yên tĩnh, phòng thoáng đãng, nhiệt độ phù hợp.

Khi cho con ngủ, không gian xung quanh cần được kiểm soát ánh sáng tối ưu. Tốt nhất là loại bỏ ánh sáng hoàn toàn để giúp kích thích sản sinh melatonin - hormone giấc ngủ tự nhiên của cơ thể - giúp bé dễ dàng hơn khi đi vào giấc ngủ. m thanh trong phòng ngủ cũng nên được giảm thiểu ở mức tối đa. Mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng như tiếng sóng biển, mưa rơi hoặc chim hót để tạo ra một môi trường yên tĩnh và thuận lợi cho giấc ngủ của bé.

Bên cạnh đó, một chiếc giường và bộ chăn ga thoải mái và phù hợp với kích thước của bé cũng giúp con đi vào giấc ngủ tốt hơn. Trước giờ ngủ, mẹ cũng có thể mát-xa nhẹ nhàng, giúp bé thư giãn và sẵn sàng để vào giấc ngủ ngon lành. Khi giấc ngủ đạt chất lượng tốt, khẩu vị của con cũng sẽ tăng lên, hạn chế tình trạng biếng ăn xảy ra.

trẻ sơ sinh biếng ăn khó ngủ
Tạo môi trường ngủ thoải mái cho bé biếng ăn ngủ ít

Cho trẻ vận động đều đặn

Khi thấy bé biếng ăn ngủ không ngon giấc, bố mẹ có thể cho con vận động nhiều hơn. Đây cũng là một phương pháp hiệu quả để giúp bé cải thiện tình trạng biếng ăn và khó ngủ. Khi bé vui chơi, chạy nhảy, năng lượng tiêu hao sẽ khiến con mau đói hơn. Nhờ đó, bé ăn ngon miệng, đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Gia đình cũng có thể tạo một không gian trong lành, nhiều cây xanh ngay tại nhà để trẻ được vận động vui chơi đều đặn, hòa mình với thiên nhiên.

Vận động đều đặn không chỉ giúp cải thiện sức khỏe vận động mà còn giúp tăng cường sự thèm ăn và giấc ngủ của bé. Chính vì vậy, bố mẹ hãy tạo một môi trường tích cực cho bé tham gia các hoạt động vận động và khuyến khích bé duy trì thói quen này hàng ngày.

Không tạo áp lực cho trẻ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ

Trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc không chỉ làm suy giảm sức khỏe của con mà còn khiến bố mẹ mệt mỏi. Vì vậy, không ít gia đình đã quát nạt, ép buộc trẻ chỉ để con ăn nhiều hơn, ngủ lâu hơn. Thế nhưng, đây lại là một biện pháp hoàn toàn sai lầm. Việc thúc ép, dọa nạt trẻ trong việc đi ngủ hoặc ăn uống càng khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, gây áp lực tâm lý đối với trẻ.

trẻ kém ăn kém ngủ

Không ép buộc trẻ ăn uống, ngủ nghỉ quá mức

Nếu như đã áp dụng các cách khắc phục ở trên nhưng vẫn không đạt được hiệu quả, bố mẹ nên cân nhắc tới việc kiên nhẫn, nhẹ nhàng với con hơn. Gia đình hãy tạo ra một môi trường ăn uống tích cực bằng cách làm cho bữa ăn trở thành một trải nghiệm vui vẻ và thú vị để bé có thể tận hưởng thời gian ăn. Mẹ cũng có thể cho bé tham gia vào quá trình quyết định về thực đơn, lựa chọn thức ăn, số lượng cũng như thời điểm bé muốn ăn. Một tâm trạng thoải mái, không căng thẳng, lo sợ sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn.

Tình trạng bé biếng ăn ngủ không ngon giấc rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi thấy con có các dấu hiệu biếng ăn, quấy khóc, ngủ không sâu giấc, gia đình nên tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục kịp thời, tránh để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển về thể chất và tinh thần của bé. Trong trường hợp mẹ đã áp dụng mọi cách nhưng không có sự tiến triển, hãy đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ cùng bé vượt qua tình trạng biếng ăn, kém ngủ.

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm