Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Đăng ngày 27/08/2021

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Bé sơ sinh ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ?

Mẹ có biết, các bé sơ sinh gần như ngủ suốt ngày đêm: Tổng cộng khoảng 8-9 tiếng ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm và chỉ dậy để bú 2 - 3 tiếng một lần. Khi được 3 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ ngủ liền từ 6 - 8 tiếng vào ban đêm mà không thức giấc. 

Mặc dù không nhất thiết phải đánh thức bé dậy để cho bú, nhưng mẹ cũng không nên để bé ngủ quá 3 tiếng đồng hồ mà không cho bé bú nha. Đối với các trường hợp đặc biệt như bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân, có hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản,... thì mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn. 

Các bé sơ sinh gần như ngủ suốt ngày đêm

Nguyên nhân khiến bé sơ sinh "ngủ ngày cày đêm"

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé ngủ li bì cả ngày nhưng lại “thao láo” cả đêm là vì nhịp điệu sinh học ở các bé sơ sinh chưa phát triển đúng, bé chưa thể phân biệt giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm. Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác khiến bé khó ngủ vào ban đêm như:

  • Bé nô đùa quá nhiều vào ban ngày và cảm giác hưng phấn kéo dài đến đêm khiến bé khó đi vào giấc ngủ. Chưa kể việc thiếu ngủ ban đêm làm cho bé mệt mỏi và buồn ngủ vào sáng hôm sau, lâu dần sẽ khó loại bỏ “thói quen” ngủ ngày của bé.

  • Đói bụng cũng là một trong những thói quen khiến bé sơ sinh quấy khóc và trằn trọc khó ngủ đêm.

  • Tã ướt, nhiệt độ phòng ngủ quá cao hoặc quá thấp, quá tối hoặc quá sáng,... sẽ khiến bé bị giật mình, dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại trong đêm.

Tác hại của việc ngủ ngày thức đêm ở bé sơ sinh

Khi tình trạng “ngủ ngày cày đêm” ở bé diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến nhịp sinh hoạt thường ngày của cả gia đình đều bị xáo trộn. Mẹ cũng vô cùng mệt mỏi vì thường xuyên phải thức đêm trông con. 

Không những vậy, tình trạng này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bé, bởi:

  • Lượng hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất trong thời gian diễn ra giấc ngủ đêm của bé. Nếu bé thức đêm quá nhiều sẽ có khả năng bị còi xương, chậm lớn,... so với các bé cùng tuổi.

  • Hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé bị suy giảm khiến bé dễ ốm hơn. 

  • Việc ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ không đảm bảo được thời gian ngủ cho bé, khiến bé luôn ở trong trạng thái uể oải, hờn dỗi, dễ quấy khóc. 

XEM THÊM: Mẹo trị đái dầm hiệu quả cho bé một giấc ngủ ngon 

Dạy con phân biệt giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm

Xây dựng cho bé thời gian ngủ hợp lý

Các mẹ không nên để bé ngủ một giấc quá dài vào ban ngày vì sẽ dễ khiến bé nhầm lẫn ngủ ngày và ngủ đêm

Khi con ngủ ngày: Mẹ nên cho bé ngủ tối đa 2 tiếng/ lần, cứ quá 2 tiếng mẹ hãy nhẹ nhàng gọi bé dậy, không để giấc ngủ ngày của bé quá dài. Trong trường hợp bé dậy ăn xong rồi lại đòi ngủ tiếp ngay mà không muốn chơi thì mẹ cũng hãy cố gắng gọi con dậy mẹ nhé. Bởi ngủ liền tù tì 4 tiếng sẽ khiến bé dễ nhầm lẫn giữa ngày và đêm. 

Khi con ngủ đêm: Tùy theo độ tuổi mà bé sẽ ngủ từ 10 đến khoảng 12 tiếng mỗi đêm. Nếu bé nhà mình ngủ đêm trong khoảng thời gian này nghĩa là nhịp sinh học của con đang dần ổn định, các hãy thể yên tâm nha!

Chú ý âm thanh khi bé ngủ

Khi con ngủ ngày: Mẹ có thể để để bé ngủ trong môi trường pha lẫn tiếng ồn trắng (tiếng mưa, tiếng sóng vỗ, tiếng nhiễu sóng của tivi,...), dù âm thanh này hơi khó chịu với người lớn nhưng cũng không mấy ảnh hưởng đến giấc ngủ ban ngày của bé.

Khi con ngủ đêm: Nếu như giấc ngủ ban ngày của bé có thể pha lẫn một chút tiếng ồn, thì giấc ngủ ban đêm cần hoàn toàn yên tĩnh. Mẹ và mọi người trong gia đình hãy cố gắng giữ yên lặng, nói chuyện thật khẽ mỗi lần cho bé bú cữ đêm nhé. Tuyệt đối không trò chuyện hay đùa giỡn với bé trong lúc bé ngủ nha các mẹ ơi. Vì hành động vô tư này có khả năng khiến bé bị giật mình tỉnh giấc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bé.

Điều chỉnh ánh sáng hợp lý khi bé ngủ

Khi con ngủ ngày: Mẹ nên để phòng ngủ có ánh sáng hơi mờ, không nhất thiết phải tối hẳn hay đóng cửa kín mít, nếu đóng kín cửa thì mẹ cần bật đèn ngủ để bé biết là bé đang ngủ vào ban ngày. 

Khi con ngủ đêm: Mẹ cần chắc chắn rằng phòng ngủ đã đủ tối, có thể sử dụng đèn ngủ ánh sáng dịu nhẹ để bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn. 

Mẹ nên giữ không gian phòng ngủ đủ tối để bé ngon giấc hơn

Các hoạt động mẹ cần chú ý trước khi bé ngủ

Khi con ngủ ngày: Mẹ cần nắm được vòng tròn sinh hoạt của bé sơ sinh vào ban ngày chủ yếu xoay quay các hoạt động ngủ - ăn - chơi - ngủ. Nên sau khi cho bé ăn xong, mẹ cần vệ sinh, thay tã và chơi với bé. Mẹ hãy cố gắng chơi với bé càng nhiều càng tốt. Mẹ có thể nói chuyện, giao tiếp với bé và hát cho bé nghe những lúc bé bú trong ngày. Điều này vừa giúp bé giảm thiểu việc ngủ vào ban ngày, vừa tập cho bé cách hóng chuyện với mọi người.

Khi con ngủ đêm: Lúc này vòng tròn sinh hoạt của bé có chút thay đổi, đó là tắm - chơi - ăn - ngủ. Mẹ hãy cho bé bú no rồi vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo, tã bỉm và chơi cùng bé một lát, sau đó đặt bé vào chỗ ngủ quen thuộc trong một khung giờ cố định. Chỉ cần mẹ kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp bé sớm điều chỉnh được đồng hồ sinh học của cơ thể và nhanh chóng nhận biết được ngủ ngày - ngủ đêm.

Kết luận

Bé sơ sinh được ví như một tờ giấy trắng, chỉ cần mẹ không bỏ lỡ thời gian dạy bé thói quen ngủ đúng theo đồng hồ sinh học, bé sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ đi vào giấc ngủ. Vậy nên, các mẹ hãy thông thái lựa chọn cách dạy bé ngủ thích hợp để cả mẹ và bé đều được ngủ ngon mỗi đêm nhé!

Vừa rồi Vinlac đã cùng mẹ tìm hiểu về cách dạy bé sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm. Hy vọng những kiến thức này sẽ phần nào giảm bớt sự vất vả của các mẹ trong quá trình nuôi con nhỏ. Nếu mẹ nào có ý kiến đóng góp, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để Vinlac và các mẹ khác cùng tham khảo với nha!

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Sữa công thức là gì: Điểm giống và khác nhau so với sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên do nhiều lý do mà mẹ phải cho con ăn sữa công thức. Vậy sữa công thức là gì? Nó có điểm gì giống và khác nhau với sữa mẹ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết so sánh sau để có câu trả lời nhé!

Tìm hiểu thêm