Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Đăng ngày 11/10/2021

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

1. Nguyên nhân trẻ hay đái dầm

Đái dầm là vấn đề thường gặp của trẻ trong khi ngủ. Trẻ dưới 5 tuổi thường hay bị đái dầm nhưng đa phần đều khỏe mạnh. Nếu trẻ trên 5 tuổi vẫn đái dầm, kèm theo sốt, lười ăn, đau bụng thì có thể là triệu chứng của một số bệnh lý. Hãy cùng Vinlac tìm hiểu nguyên nhân cũng như các mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất nhé!

Bệnh đái dầm ở trẻ có hai loại: Đái dầm tiên phát (đái dầm từ bé đến lớn và diễn ra trong thời gian dài) và đái dầm thứ phát (đái dầm trở lại sau ít nhất 6 tháng không đái dầm).

Nguyên nhân trẻ hay đái dầm tiên phát:

  • Trẻ chưa học được kỹ năng nhịn tiểu buổi đêm.

  • Trẻ ngủ sâu, không thức dậy được khi bàng quang đầy.

  • Cơ thể trẻ tạo nhiều nước tiểu vào ban đêm.

  • Thói quen xấu như mải chơi nên quên mất việc đi “tè”. 

Nguyên nhân trẻ bị đái dầm thứ phát chủ yếu do:

  • Bàng quang nhỏ nên trẻ không giữ được nước tiểu qua đêm, hay co thắt bàng quang dẫn đến mất kiểm soát bàng quang.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ kích thích trẻ đi tiểu liên tục.

  • Khi bị tiểu đường, trẻ cũng đi tiểu thường xuyên.

  • Vấn đề tâm lý như trẻ bị căng thẳng, lo lắng cũng có thể khiến trẻ mắc tật đái dầm.

  • Trẻ bị táo bón lâu ngày

  • Bất thường, chấn thương, hay bệnh lý về thần kinh ở trẻ ảnh hưởng đến dây thần kinh kiểm soát đi tiểu

2. Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ hay đái dầm đi khám

Với các bé dưới 5 tuổi, đái dầm được coi là biểu hiện sinh lý. Đa phần trẻ trên 3 tuổi đã hết hiện tượng đái dầm. Trẻ từ 3-5 tuổi đái dầm vẫn chấp nhận được do bé chưa phát triển hoàn toàn về thần kinh, và thiết lập phản xạ chưa hoàn chỉnh. Trẻ đã trên 5 tuổi mà vẫn tiểu không kiểm soát thường xuyên hoặc vẫn hay đái dầm thì ba mẹ cần đưa đi khám do có thể bé gặp vấn đề về cơ thể hay tâm lý. 

Đọc thêm: Cách dạy trẻ sơ sinh phân biệt ngày và đêm 

3. Mẹo trị đái dầm ở trẻ em đơn giản, dễ áp dụng

Mẹo trị đái dầm ở trẻ em với củ mài

Mẹo trị đái dầm ở trẻ em bằng củ mài

Mẹo trị đái dầm ở trẻ em bằng củ mài

Củ mài còn được gọi là hoài sơn. Củ có tính bình, vị ngọt, là vị thuốc Đông y bổ thận, bổ tỳ, chữa chứng tiêu chảy, kiết lị, và cả chứng đái dầm ở người lớn và trẻ nhỏ. Mẹ có thể dùng củ mài nấu cùng canh, cháo, rán bánh, hoặc rau câu củ mài thêm bạch quả để trị chứng đái dầm cho bé rất hiệu quả. 

Bài thuốc Đông y chữa đái dầm bằng củ mài cho trẻ nhỏ:

Sử dụng 4 phần củ mài, 3 phần là sao vàng, ô dước, 3 phần còn lại là ích trí nhân. Mẹ sấy khô, tán mịn, sau đó nặng viên bé bằng hạt ngô, sấy khô và bảo quản nơi khô ráo. Mẹ cho con uống 2 lần mỗi ngày cùng với nước ấm khi con đói bụng. 

Mẹo trị đái dầm ở trẻ em bằng mang cua biển

Trị đái dầm ở trẻ hiệu quả với mang cua biển

Mang cua biển trong Đông y có tác dụng chữa đái dầm. Lớp trắng xốp phía trong, dưới mai cua thường được gọi là mang cua biển. Mẹ có thể nấu canh, chưng cách thủy mang cua cho con ăn, tùy theo thuộc vào lứa tuổi có cách chế biến phù hợp. Mẹ cho bé ăn từ 1-3 lần/ngày.

Cách chế biến đơn giản cho các mẹ: Gỡ mang cua biển đem rửa sạch. Dùng 30g mang cua đem luộc chín cho trẻ ăn trong vòng 15-30 ngày.

Trị đái dầm bằng mật ong

Mẹo trị đái dầm ở trẻ em bằng mật ong

Mẹo trị đái dầm ở trẻ em bằng mật ong

Một mẹo trị đái dầm ở trẻ em từ 1-3 tuổi rất hiệu quả là dùng mật ong. Mẹ lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong. Mật ong có nhiều tác dụng trong điều trị ho, rối loạn đường tiết niệu và điều trị chứng đái dầm. Trẻ uống 1-2 thìa cà phê mật ong nguyên chất trước khi con ngủ. Mẹ lưu ý không pha quá nhiều mật ong với nước. Thay vào đó nên cho con uống trực tiếp hoặc chỉ pha với một chút nước ấm để con dễ uống hơn.

Trị đái dầm bằng nước ép nam việt quất

Mẹo trị đái dầm ở trẻ em khác là cho trẻ uống nước ép nam việt quất một giờ trước khi bé ngủ. Vì loại quả này có chứa chất chống oxy hóa giúp hạn chế các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang, giảm nguy cơ đái dầm ở trẻ nhỏ. 

Chữa đái dầm bằng rau ngót

Rau ngót có vị ngọt, mát, tính bình, được coi là một vị thuốc giúp hoạt huyết, lợi tiểu, trị chứng đái dầm. Mẹ sử dụng 40g lá rau ngót, đem rửa sạch, giã nát rồi đun sôi với nước trong 3 phút. Sau đó mẹ để nguội và lấy nước cho bé uống, chia thành hai lần mỗi lần cách nhau 10ph. Bé uống liên tục trong 7-10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Trị đái dầm bằng đường thốt nốt

Đường thốt nốt là một mẹo trị đái dầm ở trẻ em hay. Đường thốt nốt giúp điều hòa thân nhiệt, khắc phục tật đái dầm của trẻ. Con uống sữa ấm có pha kèm một miếng đường thốt nốt mỗi ngày hoặc ăn chè nấu với đường thốt nốt trong 2 tháng sẽ cải thiện được tình trạng đái dầm. Ngoài ra, mẹ có thể rang mè với đường thốt nốt và một nhúm muối cho con ăn cũng có tác dụng tốt. 

Xem thêm: 10 cách dạy con thông minh 

Dùng quả óc chó và nho khô

Trái cây và hạt sấy khô tốt cho sức khỏe. Ăn quả óc chó và nho khô sẽ giúp trẻ giảm tần suất tiểu đêm. Mẹ cho bé ăn một vài quả óc chó, nho khô mỗi ngày trước giờ đi ngủ sẽ thấy tình trạng đái dầm dần được cải thiện.

Dùng quả lý gai Ấn Độ

Mẹo trị đái dầm ở trẻ em bằng quả lý gai

Mẹo trị đái dầm ở trẻ em bằng quả lý gai

Quả lý gai Ấn Độ  còn được gọi là Amla, là thảo dược có tác dụng phục hồi chức năng các cơ quan trong cơ thể, kháng viêm, cũng như điều trị bệnh đái dầm ở trẻ. Mẹ xắt nhỏ quả lý gai, trộn cùng mật ong và nghệ rồi cho bé ăn. 

Mẹo trị đái dầm ở trẻ em bằng bong bóng lợn

Bong bóng lợn có vị ngọt, tính hàn, không có độc tố, có tác dụng điều trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đái dầm,...Mẹ có thể áp dụng hai bài thuốc chữa đái dầm từ bong bóng lợn sau:

Cách 1: Làm sạch bong bóng lợn, hầm nhừ với đậu đen, gạo nếp. Mẹ có thể cho thêm gừng, gia vị cần thiết để dễ ăn hơn. Lưu ý gừng chỉ phù hợp cho trẻ trên 9 tháng tuổi ăn. Trẻ ăn liên tục trong một vài tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách 2: Làm sạch bong bóng lợn, sau đó đun chín nhừ cùng gạo nếp trong 2 tiếng. Sau khi chín, mẹ bỏ gạo nếp và xắt nhỏ bong bóng lợn. Mẹ lựa theo lứa tuổi của bé để thêm bong bóng lợn vào thực đơn, mỗi ngày ăn từ 1-3 lần, mỗi lần nên ăn từ 20-50g khi bé đói. Trẻ ăn liên tục 1 tuần sẽ thấy kết quả, 

Dùng dạ dày lợn

Dạ dày lợn nấu súp, hầm cùng khoai tây, cà rốt, gia vị của trẻ giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm hiệu quả. 

Massage bụng cho bé với tinh dầu

Mẹ massage bụng dưới cho bé mỗi ngày có tác dụng tăng cường cơ tiết niệu, từ đó trẻ có khả năng kiểm soát bàng quang tốt hơn. Mẹ dùng tinh dầu oliu làm ấm, xoa nhẹ vùng bụng dưới của con trong một vài phút. 

Trên đây là một số mẹo trị đái dầm ở trẻ em bằng phương pháp dân gian rất hữu ích được Vinlac tổng hợp và giới thiệu đến các mẹ. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thêm nhiều kinh nghiệm giúp con chẳng lo đái dầm. Con khỏe, mẹ an nhàn hơn.

 

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Sữa công thức là gì: Điểm giống và khác nhau so với sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên do nhiều lý do mà mẹ phải cho con ăn sữa công thức. Vậy sữa công thức là gì? Nó có điểm gì giống và khác nhau với sữa mẹ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết so sánh sau để có câu trả lời nhé!

Tìm hiểu thêm