CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Đăng ngày 17/08/2021

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Chu vi vòng đầu trẻ sơ sinh bình thường

Chu vi vòng đầu trẻ sơ sinh bình thường

Chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh là gì?

Chu vi vòng đầu ở trẻ sơ sinh là khoảng cách từ chính giữa trán, ngang chân mày đi một vòng qua phần nhô ra nhiều nhất ở phía sau đầu của trẻ. Đây là một thông số, chi tiêu khám sức khỏe quan trọng cần phải theo dõi, chú ý định kỳ ở trẻ sơ sinh để đánh giá sự phát triển ở trẻ.

Tiêu chuẩn chu vi vòng đầu ở trẻ sơ sinh

Tiêu chuẩn chu vi vòng đầu ở trẻ sơ sinh được xác định dựa theo biểu đồ tăng trưởng bình quân quốc tế ở trẻ sơ sinh được phân ra nhiều chỉ tiêu như giới tính, số tháng, kích thước, bách phân vị,…

Ví dụ: Một trẻ sơ sinh đủ tháng sẽ thường có chu vi vòng đầu khoảng 34.9cm ngay sau sinh. Sau đó kích thước này sẽ tăng lên, đây cũng là một biểu hiện bên ngoài có thể nhìn nhận được sự phát triển của bé bình thường hay quá nhanh hoặc quá chậm so với mặt bằng chung đã được thống kê trước đó.

Đồ thị tiêu chuẩn vòng đầu cho bé gái của WHO

Chu vi vòng đầu bình thường

Ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ, các bác sĩ đã luôn đo và ước tính chu vi phát triển vòng đầu của bé. Và việc theo dõi này kéo dài cho tới khi bé 3 tuổi bởi từ giai đoạn thai kỳ ở tuần thứ 20 đến lúc bé 3 tuổi là sự phát triển mạnh mẽ của não bộ.

Từ khi bé sinh ra thì vòng đầu trung bình của trẻ sơ sinh sẽ vào khoảng 34-35cm. Trong 3 tháng đầu bé vòng đầu của bé sẽ tăng khoảng 2cm mỗi tháng. Từ giai đoạn 4- 6 tháng tuổi sẽ chậm lại chỉ tăng khoảng 1cm mỗi tháng. Giai đoạn 6-12 tháng tuổi mức tăng sẽ chỉ vào khoảng 0.5cm/tháng

Theo đánh giá, phân tích tổng hợp sự phát triển của trẻ sơ sinh thì 6 tháng đầu là giai đoạn chu vi vòng đầu của bé sẽ phát triển tăng khoảng 2cm so với vòng ngực. Giai đoạn sau đó từ 6 tháng – 24 tháng thì chu vi vòng đầu và vòng ngực của bé sẽ bằng nhau. Và tới những giai đoạn phát triển sau này chu vi vòng đầu của trẻ sẽ nhỏ hơn ngực.

Mỗi một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ có sự thay đổi nhất định về chu vi vòng đầu. Mẹ tham khảo chỉ số chu vi vòng đầu trung bình của trẻ từ 0-36 tháng để có thể đánh giá sự phát triển của trẻ chính xác hơn nhé.

  • Bé 0 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 34,8 cm
  • Bé 3 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 40 cm
  • Bé 6 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 42,4 cm
  • Bé 12 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 45 cm
  • Bé 15 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 45,8 cm
  • Bé 18 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 46,5 cm
  • Bé 21 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 47 cm
  • Bé 24 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 47,5 cm
  • Bé 27 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 47,8 cm
  • Bé 30 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 48,2 cm
  • Bé 33 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 48,4 cm
  • Bé 36 tháng tuổi - Chu vi vòng đầu trung bình 48,6 cm

Chu vi vòng đầu bất bình thường

Dấu hiệu ban đầu có thể nhận thấy ở sự phát triển chậm, hoặc không bình thường ở trẻ sơ sinh chính là chỉ số chu vi vòng đầu không nằm trong phạm vi an toàn. Phạm vi không an toàn bao gồm cả sự thể hiện lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với chỉ số trung bình đã được thống kê ở trẻ sơ sinh.

Chu vi vòng đầu lớn bất thường có thể là do yếu tố bẩm sinh hoặc trẻ bị não úng thủy. Chu vi vòng đầu mà nhỏ hơn với quy chuẩn là dấu hiệu não bộ ở trẻ chậm phát triển hoặc thậm chí là không phát triển có thể trẻ sẽ gặp phải nhiều bệnh lý liên quan đến não bộ, cử chỉ,…

Xem thêm: 10 Cách dạy con thông minh 

Cách đo vòng đầu trẻ sơ sinh 

Để xác định được chu vi vòng đầu của bé ngoài việc đi khám định kỳ cho bé thì ba mẹ có thể tự theo dõi, đo cho bé ở nhà một cách dễ dàng. Chúng ta tiến hành như sau:

Các bước đo chu vi vòng đầu của bé

Các bước đo chu vi vòng đầu của bé

  • Bước 1: Sử dụng thước dây mềm không có miếng kim loại để tránh trường hợp bé khóc, quấy không cho bạn đo, thì chẳng may miếng kim loại trên thước có thể gây nên tổn thương da của bé.
  • Bước 2: Thực hiện đo từ phần rộng nhất ở trán (chính xác là bắt đầu từ giữa trán, khu vực ngang chân mày) đi một vòng sau ngay sát trên tai quay trở lại giữa trán. Bạn sẽ có được kết quả chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh
  • Bước 3: Tra kết quả chu vi vòng đầu đo được theo bảng tiêu chuẩn phát triển ở trẻ sơ sinh. Nếu nhận thấy chỉ tại thời điểm bé bị vượt quá hoặc chưa tới điểm quy chuẩn trung bình. Hãy kịp thời liên hệ ngay bác sỹ để được khám, tư vấn kỹ càng hơn. Nếu nhẹ là thiếu chất thì trẻ cần phải được bổ sung kịp thời để tốt cho sự phát triển não bộ, xương, trao đổi chất được tốt hơn.

Lưu ý: Nên thực hiện theo dõi chu vi vòng đầu của bé đều đặn mỗi tháng vào một ngày cố định trong tháng để có thể nhận thấy sự phát triển của bé

Xem thêm: Cách dạy trẻ sơ sinh phân biệt ngày đêm 

Vòng đầu cho trẻ sơ sinh là sự thể hiện có thể nhìn thấy, nhận định sơ bộ về sự phát triển toàn diện, cũng như sự phát triển não bộ của trẻ. Sự bất thường của chỉ số này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vậy nên các mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng về chỉ số này đặc biệt trong thời gian đầu đời của bé để có sự đánh giá và can thiệp của bác sĩ một cách kịp thời.

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Sữa công thức là gì: Điểm giống và khác nhau so với sữa mẹ

Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên do nhiều lý do mà mẹ phải cho con ăn sữa công thức. Vậy sữa công thức là gì? Nó có điểm gì giống và khác nhau với sữa mẹ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết so sánh sau để có câu trả lời nhé!

Tìm hiểu thêm