Cách bỏ đói trẻ biếng ăn đúng chuẩn khoa học

Đăng ngày 20/03/2024

Khi thấy con lười ăn, thời gian ăn kéo dài, nhiều phụ huynh đã tìm đến cách bỏ đói trẻ biếng ăn với hy vọng con sẽ ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này đang vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng việc để con đói sẽ giúp trẻ tự ăn, ăn ngon nhưng cũng có người cho rằng phương pháp này kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vậy bé biếng ăn có nên bỏ đói? Bỏ đói như nào thì không ảnh hưởng tới sức khỏe của con? Mời mẹ cùng tìm hiểu toàn bộ thông tin về phương pháp này trong phần dưới đây.

Bé biếng ăn có nên bỏ đói?

Phương pháp bỏ đói trẻ biếng ăn được rất nhiều mẹ truyền tai nhau và áp dụng thành công. Đa phần các mẹ cho rằng đây là một biện pháp hiệu quả để khích lệ trẻ tự ăn. Vì khi bị bỏ đói, cơ thể con sẽ sinh ra cảm giác thèm ăn và dần chấp nhận đồ ăn hơn. Ngược lại, một số phụ huynh cho rằng bỏ đói trẻ biếng ăn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển. Thực tế, nhiều bé sẽ đòi ăn khi bị bỏ đói nhưng cũng có những bé ham chơi, không chịu ăn, thậm chí là bỏ qua cơn đói.

cách bỏ đói trẻ biếng ăn

Cách bỏ đói trẻ biếng ăn được nhiều mẹ áp dụng

Vì vậy, việc áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn cần được xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc khía cạnh sức khỏe cũng như tính cách của từng đứa trẻ. Bên cạnh đó, nên hay không nên áp dụng phương pháp này còn dựa trên cách thực hiện của bố mẹ. Nếu bố mẹ không đảm bảo được các nguyên tắc khi bỏ đói trẻ biếng ăn thì không nên áp dụng phương pháp này vì không những không đạt được hiệu quả mà còn khiến sức khỏe của con bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bỏ đói trẻ biếng ăn sai sách

Bỏ đói trẻ biếng ăn được xem là phương pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng lười ăn của bé. Thế nhưng, hiện vẫn có nhiều bậc phụ huynh đang hiểu sai về cách bỏ đói trẻ khi con biếng ăn. Dưới đây là một số cách bỏ đói trẻ biếng ăn không đúng mà bố mẹ nên lưu lại để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ:

  • Không cho con ăn dù bé đã cạn kiệt năng lượng: Nhiều bố mẹ xót con, không cho trẻ nhịn đói đủ lâu nhưng lại có gia đình quá kiên quyết, để con hết năng lượng vẫn không cung cấp đồ ăn. Bố mẹ có thể nghĩ rằng làm như vậy con sẽ đói và tự đòi ăn. Thế nhưng, có những bé vì quá mải chơi mà quên luôn cả việc đói bụng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến con thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như làm trí não suy giảm.

cách bỏ đói trẻ biếng ăn sai

Bỏ đói trẻ biếng ăn sai cách khiến bé mệt mỏi

  • Cắt bữa ăn chính và bổ sung thêm nhiều bữa phụ: Một số mẹ chọn bỏ đói bé bằng cách cắt giảm bữa chính nhưng lại cho con ăn nhiều hơn vào các bữa phụ. Hành động này tưởng chừng như là một cách nạp dinh dưỡng cho con. Thế nhưng, đó lại chính là nguyên nhân khiến bé lửng bụng, cảm thấy bữa chính không cần thiết. Kết quả là mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý bữa ăn của bé, thời gian ăn cũng bị đảo lộn.
  • Để đồ ăn quanh khu vực vui chơi của bé: Nhiều bố mẹ nghĩ rằng có đồ chơi bên cạnh sẽ giúp con hứng thú với việc ăn hơn. Do đó, bố mẹ để rất nhiều đồ ăn xung quanh khu vực chơi với hy vọng rằng con sẽ tự tìm đến mà không cần phải bón. Thế nhưng, trên thực tế, suy nghĩ này lại hoàn toàn sai lầm. Khi thấy đồ chơi, con sẽ chỉ tập trung vào nó mà không chú ý đến những thứ khác, thậm chí quên luôn cả cơn đói.
  • Bỏ đói chưa đủ lâu: Thấy con né tránh, bỏ chạy khi nhìn thấy đồ ăn, nhiều bậc phụ huynh sẽ bỏ đói con vào thời điểm đó. Thế nhưng, chỉ sau đó khoảng 15 phút, bố mẹ lại vội vàng quay lại bón cho con ăn vì sợ bé đói. Cách làm này không những không đạt được tối đa hiệu quả của phương pháp bỏ đói trẻ biếng ăn mà còn làm rối loạn lịch sinh hoạt của bé.

cách bỏ đói trẻ biếng an

Bỏ đói trẻ biếng ăn sai cách, cho ăn khi bé chưa đủ đói

Hậu quả khi áp dụng sai cách bỏ đói trẻ biếng ăn

Việc bé biếng ăn có nên bỏ đói hay không còn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của bé và tình hình thực tế. Nếu bố mẹ chưa hiểu rõ con cũng như phương pháp này thì việc bỏ đói còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tâm, sinh lý của bé.

Bé cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi

Nếu áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn sai cách, hậu quả dễ nhận thấy nhất là bé cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi, không còn hứng thú tham gia bất kỳ một hoạt động nào. Nguyên nhân chính là do lượng dinh dưỡng được nạp vào cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng, gây ảnh hướng tới các hoạt động cơ bản của cơ thể. Lâu dài, điều này còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng học tập của trẻ.

cách bỏ đói trẻ biếng ăn sai

Bỏ đói trẻ biếng ăn không đúng khiến bé suy kiệt năng lượng

Con không còn hào hứng với bữa chính

Áp dụng phương pháp bỏ đói không đúng cách, đặc biệt là hành động cắt bữa ăn chính, bổ sung thêm nhiều bữa phụ sẽ làm con mất đi sự hào hứng và niềm vui trong việc thưởng thức bữa chính. Ăn quá nhiều vào bữa phụ khiến trẻ “lửng dạ”, không còn muốn ăn bữa chính, không muốn khám phá, thử các món ăn mới. Điều này còn ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần tích cực trong quá trình phát triển của con.

Rối loạn tiêu hóa

Ngoài việc ảnh hưởng tới năng lượng cũng như sự hứng thú của con với bữa ăn chính, bỏ đói trẻ biếng ăn sai cách còn có thể gây rối loạn tiêu hóa. Chính hành động bỏ đói trẻ biếng ăn sai cách làm thiếu hụt vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác quan trọng. Việc không nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết có thể gây rối loạn trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất. Thêm vào đó, việc giảm lượng thức ăn một cách đột ngột hoặc không đảm bảo đủ chất xơ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra vấn đề về đường ruột.

Nguyên tắc khi bỏ đói trẻ biếng ăn

Để đảm bảo đạt được hiệu quả khi thực hiện phương pháp bỏ đói trẻ biếng ăn, tránh những hậu quả đã đề cập ở trên, mẹ cần tuân thủ nguyên tắc khi áp dụng cách này. Dưới đây là 4 nguyên tắc mẹ phải thực hiện theo để đảm bảo tính hiệu quả cũng như hạn chế các rủi ro có thể xảy ra với bé.

Ăn vào khung giờ cố định

Nguyên tắc đầu tiên mẹ cần ghi nhớ khi thực hiện cách bỏ đói trẻ biếng ăn chính là thiết lập khung giờ cố định cho các bữa. Khung giờ ăn cố định mỗi ngày sẽ giúp con biết rõ đâu là thời điểm phải ăn trong ngày. Qua đó, bé cũng có cảm giác chủ động hơn trong việc ăn uống, tạo điều kiện cho cơ thể và tâm lý của trẻ tiếp nhận thực phẩm một cách tự nhiên mà không cảm thấy căng thẳng hay áp lực.

cách bỏ đói trẻ biếng ăn đúng

Khi bỏ đói trẻ biếng ăn, phải cho trẻ ăn theo khung giờ cố định

Giãn khoảng cách giữa các bữa ăn

Nguyên tắc tiếp theo mẹ cần ghi nhớ khi áp dụng phương pháp bỏ đói này chính là giãn khoảng cách giữa các bữa ăn. Ngoài khoảng thời gian cố định giữa 2 bữa ăn như hiện tại, mẹ nên cộng thêm khoảng 1 - 1,5 tiếng. Đây được đánh giá là khoảng thời gian giúp bé tiêu hóa triệt để thức ăn còn sót, con sẽ có cảm giác đói và thèm ăn hơn. Thời gian ban đầu, mẹ có thể gặp khó khăn trong việc tìm ra thời điểm thích hợp để bé chịu ăn và con đã đủ đói. Tuy nhiên, mẹ cứ chịu khó dành thời gian quan sát, mẹ sẽ bắt được thời điểm con đói và đòi ăn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý tạo thói quen ăn uống đúng giờ như ở nguyên tắc 1, kết hợp với thời gian giãn cữ phù hợp. Nếu thời gian giãn quá ngắn, bé chưa kịp cảm thấy đói. Ngược lại, nếu kéo dài thời gian giữa 2 bữa ăn quá mức sẽ khiến con tiêu hao sạch năng lượng, cơn đói đã qua và phương pháp không đạt được hiệu quả.

Cắt hoàn toàn bữa phụ

Trong quá trình áp dụng phương pháp bỏ đói, việc cắt hoàn toàn bữa phụ cũng là một nguyên tắc quan trọng. Ăn quá nhiều vào bữa phụ cũng khiến lượng thức ăn bé ăn vào bữa chính giảm sút. Thay vì tăng số lượng bữa phụ, mẹ hãy cắt hoàn toàn và tập trung vào bữa chính, cân đối đủ chất dinh dưỡng.

Kiên nhẫn đến khi con chấp nhận ăn

Trên thực tế, có những trẻ nhìn thấy thức ăn là bỏ chạy hoặc mải chơi, không muốn ăn. Để đối phó với tình trạng này, nguyên tắc phù hợp nhất mẹ nên áp dụng là chờ đến khi trẻ chấp nhận. Nếu trẻ chống đối, hãy dọn đồ ăn và để con chờ đến bữa sau. Mẹ không cần cố gắng ép con ăn hay quát mắng vào lúc này vì càng cố, bé càng ngang bướng, thắng thế hơn. Thời gian giữa 2 lượt ăn có thể kéo dài lên đến 40 phút hoặc hơn, tùy thể trạng của mỗi bé.

cách bỏ đói trẻ biếng ăn đúng chuẩn

Khi bỏ đói trẻ biếng ăn phải kiên nhẫn với con

Cách bỏ đói trẻ biếng ăn chuẩn khoa học

Sau khi đã nắm được 4 nguyên tắc cơ bản có phương pháp bỏ đói trẻ biếng ăn, mẹ có thể tiến hành theo cách sau:

Ngày thứ nhất

Mẹ cắt toàn bộ bữa phụ, chỉ cho bé ăn bữa chính vào những khung giờ cố định. Khoảng cách giữa các bữa ăn thích hợp nhất là 4 tiếng. Khi đến bữa, mẹ cho bé ngồi vào bàn. Nếu con không chịu ăn, mẹ hãy cho bé 3 cơ hội. Mỗi lần, mẹ phải hỏi bé có chịu ngồi ăn nghiêm chỉnh không. Nếu sau 3 lần, bé vẫn kiên quyết không hợp tác, mẹ hãy dọn đồ ăn và đợi đến bữa sau. Lưu ý, một bữa ăn chỉ nên kéo dài khoảng 20 - 30 phút, không để lâu hơn. Sau khi cắt bữa ăn, mẹ vẫn cần quan sát bé cẩn thận. Nếu thấy con có dấu hiệu đói lả đi, mẹ có thể cung cấp sữa công thức hoặc đồ ăn nhẹ cho bé. Ngược lại, nếu bé vẫn bình thường, mẹ không cần tiếp đồ ăn cho con. Tiếp tục như vậy cho các bữa chính tiếp theo trong ngày.

bé biếng ăn có nên bỏ đói

Bỏ đói trẻ biếng ăn chuẩn khoa học

Ngày thứ hai

Sang đến ngày thứ hai, mẹ tiếp tục duy trì phương pháp như ngày đầu. Đa phần sang đến ngày thứ 2, trẻ đã bắt đầu nhận thức được về bữa ăn chính, tuy nhiên, lượng thức ăn bé ăn trong ngày này vẫn còn ít. Mẹ tiếp tục áp dụng quy tắc 3 cơ hội trên và không để thời gian bữa ăn kéo dài. Nếu hơn nửa tiếng trôi qua mà con không ăn hết, mẹ dẹp bữa ăn và để bé đợi đến bữa kế tiếp.

Ngày thứ ba

Ở ngày thứ 3, mẹ tiếp tục theo đúng nguyên tắc của 2 ngày trước. Lúc này, con đã hao hụt gần hết năng lượng dự trữ và sẽ ăn nhiều hơn. Vì thế, bố mẹ nên bắt đầu thêm một chút sữa vào bữa ăn cho con và tăng dần cho đến khi trở lại bình thường.

Bố mẹ nên kiên trì áp dụng theo phương pháp bỏ đói đã đề cập ở trên, tránh việc vì sợ con đói mà cho bé ăn quá nhiều bữa phụ, dẫn đến trẻ chưa tiêu hóa hết đã đến bữa chính. Nếu như vậy thì tình trạng bé lười ăn sẽ không được cải thiện, vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng của con cũng sẽ không được khắc phục hoàn toàn. Ngoài ra, bố mẹ nên theo dõi con thường xuyên, liên tục để tránh bé kiệt sức, lả đi vì cạn năng lượng.

cách bỏ đói trẻ biếng an khoa học

Kiên trì áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn

Những lưu ý khi áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn

Để áp dụng thành công cách bỏ đói trẻ biếng ăn, bố mẹ cũng cần tuân thủ một số lưu ý sau để đảm bảo không gây ra bất kỳ hậu quả nào với sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 3 lưu ý chính mà mẹ cần ghi nhớ.

Lượng thức ăn cân đối, vừa phải

Một trong những lưu ý đầu tiên mẹ cần phải nhớ khi áp dụng cách bỏ đói là đảm bảo lượng thức ăn được cung cấp cân đối và đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Mẹ không nên cố gắng nhồi nhét bé ăn nhiều hơn khẩu phần bình thường của con. Việc tính toán sao cho khẩu phần chứa đủ dưỡng chất cần thiết mới là quan trọng nhất. Nó sẽ giúp bảo đảm sự phát triển toàn diện của cơ thể, từ đó hạn chế các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.

Theo dõi sức khỏe của bé sát sao

Khi áp dụng phương pháp bỏ đói, mẹ đừng quên theo dõi sát sao sức khỏe của bé. Việc này giúp mẹ nắm được tình hình sức khỏe của con, phát hiện kịp thời những dầu hiệu bất thường có thể xảy ra trong quá trình thay đổi chế độ ăn uống. Lưu ý này cũng giúp mẹ linh hoạt hơn trong cách áp dụng, đảm bảo an toàn và tránh được những rủi ro có thể xảy ra đối với sức khỏe của bé.

bé biếng ăn có nên bỏ đói để con ăn ngon

Cách bỏ đói trẻ biếng ăn đúng cần có sự quan sát kỹ

Áp dụng linh hoạt từng đối tượng

Điều cuối cùng mẹ cần lưu ý khi áp dụng cách bỏ đói cho trẻ chính là phải linh hoạt. Mặc dù được đánh giá là hiệu quả nhưng không phải trẻ nào cũng có thể áp dụng được phương pháp bỏ đói này. Cách bỏ đói này phù hợp nhất với những trẻ có sức khỏe, thể trạng nằm trong mức ổn nhưng lười ăn. Đối với trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi thể nặng, thường xuyên ốm sốt thì không nên áp dụng cách này vì có thể khiến con bị hạ đường huyết nhanh, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

“Có nên bỏ đói trẻ biếng ăn?” luôn là trăn trở của nhiều mẹ có con lười ăn. Hy vọng rằng, với những thông tin được cung cấp đầy đủ ở trên, mẹ sẽ có cái nhìn bao quát nhất về phương pháp này. Các bước áp dụng, lưu ý cũng được nêu ra chi tiết để mẹ có thể dễ dàng tiến hành và cho ra hiệu quả sớm nhất. Các mẹ nhớ kiên trì áp dụng phương pháp để cùng bé vượt qua chứng biếng ăn nhé.

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm