Cảnh báo: 5 nguyên nhân gây đau mắt ở trẻ sơ sinh

Đăng ngày 07/11/2021

Đau mắt ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị đau mắt.

Nhận biết dấu hiệu đau mắt ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đau mắt không gây sốt, bỏ ăn nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Mẹ có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như: 

  • Trẻ có nhiều gỉ mắt.
  • Nếu bị đau mắt đỏ thì mắt trẻ sơ sinh có vệt đỏ, do tình trạng viêm của các mạch máu nhỏ trên bề mặt của mắt.
  • Mí mắt sưng hoặc sụp xuống.
  • Trẻ chảy nước mắt liên tục.
  • Ngứa ngáy khiến bé hay đưa tay dụi mắt.
  • Đồng tử mắt trẻ sơ sinh màu trắng là cảnh báo sớm của bệnh ung thư mắt.
  • Các bé bị bệnh nặng sẽ có màng trong mắt.
  • Mắt bé thường xuyên ra rỉ, ghèn mắt cũng là dấu hiệu mắt trẻ đang có vấn đề bất ổn.

Nhận biết dấu hiệu đau mắt ở trẻ sơ sinh

5 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt

1. Do vi khuẩn, virus

Virus Adenovius và các loại vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu, liên cầu… là những loại virus nguy hiểm, gây ra bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, nhất là những bé sơ sinh do sức đề kháng còn yếu. 

2. Do bị dị ứng

Khi kết mạc của trẻ chịu một tác động hay kích thích nào đó dẫn đến bị ngứa, sưng đỏ, nước mắt chảy ra nhiều, trẻ có xu hướng lấy tay dụi mắt liên tục, dẫn đến đau mắt. Các tác nhân đó có thể là: gió, bụi bẩn, ô nhiễm không khí, phấn hoa hay lông thú cưng…

3. Tắc tuyến lệ

Trẻ sơ sinh bị đau mắt cũng có thể do tắc tuyến lệ, tức là nước mắt tự nhiên không thoát ra ngoài được, dẫn đến hiện tượng mắt trẻ lúc nào cũng đầy nước mặc dù không khóc. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến viêm, đỏ và 1 số biến chứng nguy hiểm cho mắt trẻ.

4. Lẹo ở mắt

Lẹo xảy ra khi vi khuẩn lây nhiễm vào tuyến dầu nằm ở gốc lông mi. Tình trạng này không hẳn quá nghiêm trọng nhưng vẫn nên được điều trị để đề phòng biến chứng xấu xảy ra.

5. Không giữ vệ sinh mắt cho trẻ

Trẻ đau mắt do việc giữ gìn vệ sinh không cẩn thận, đặc biệt là để tay bé bẩn chạm lên mắt hoặc dụi mắt liên tục, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm. Từ đó, dẫn đến hiện tượng trẻ có nhiều gỉ mắt, đau và sưng. 

Cách chữa trị đau mắt ở trẻ nhỏ

Như đã nói ở trên thì trẻ sơ sinh bị đau mắt có thể do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, cha mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để có giải pháp điều trị kịp thời, tránh việc tự ý sử dụng thuốc hay làm các mẹo dân gian để chữa, vì đôi mắt trẻ còn yếu và rất nhạy cảm. 

Trường hợp đau mắt do virus, vi khuẩn, đau mắt đỏ kèm các biểu hiện: nhiều gỉ mắt, sưng to, trẻ chảy nước mắt liên tục, khó chịu, quấy khóc, đau mắt liên tục 5 ngày không đỡ thì tốt nhất nên cho trẻ đi khám bác sĩ sớm để điều trị và sử dụng thuốc theo đơn.

Cho trẻ đi khám bác sĩ để chữa trị đau mắt

Trường hợp trẻ đau mắt nhẹ, do các nguyên nhân thông thường như bụi bẩn, dị ứng, lên lẹo, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và điều trị tại nhà. Đồng thời, kết hợp các biện pháp chăm sóc trẻ như sau:

- Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ để làm sạch, giảm viêm. Tuy nhiên, không lạm dụng, nhỏ quá nhiều lần/ ngày. Mỗi ngày chỉ 3 - 5 lần.

- Không tùy tiện lấy tay cạy ghèn mắt trẻ. Hãy sử dụng khăn sạch, nhúng nước ấm và lau sạch sẽ cho trẻ. Chú ý, không dùng khăn lau từ mắt bên này sang mắt bên kia, có thể dẫn đến lây nhiễm sang cả 2 mắt. 

- Không tùy tiện xông mắt cho trẻ. Người lớn bị đau mắt thường áp dụng phương pháp xông lá trầu không hoặc giành giành nhưng tuyệt đối không áp dụng với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vì đôi mắt trẻ vẫn còn yếu và nhạy cảm. Xông không đúng cách sẽ khiến bệnh nặng hơn. 

- Để trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, không khí trong lành, không tiếp xúc với khói, bụi bặm, ô nhiễm hay lông chó, mèo….

Tóm lại, hiện tượng đau mắt ở trẻ sơ sinh không hiếm gặp và cũng không quá nguy hiểm. Mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp điều trị thích hợp nhất. Nếu thấy tình trạng trẻ bị đau mắt nặng thì tốt nhất, hãy đưa đi khám bác sĩ, tránh điều trị tại nhà sai cách, gây các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới đôi mắt của trẻ. 

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm