Tìm hiểu từ A-Z về phương pháp Montessori cho trẻ sơ sinh 

Đăng ngày 07/10/2023

Phương pháp montessori cho trẻ sơ sinh hiện nay được sử dụng ở nhiều trường công lập và tư thục trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy đặc điểm của phương pháp này là gì? Có hiệu quả gì hơn cách giáo dục truyền thống? Mẹ hãy cùng tìm hiểu với Vinlac qua bài viết sau nhé! 

Phương pháp montessori là gì? Nguồn gốc của phương pháp

Khái niệm phương pháp montessori

Phương pháp montessori cho trẻ sơ sinh được đặt tên theo nhà giáo dục học người Ý Maria Montessori. Đặc điểm nổi trội ở phương pháp này là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (ở khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức thiết về kỹ năng sống và những tri thức tiến bộ. 

Nguồn gốc của phương pháp Montessori

Người sáng lập ra phương pháp giáo dục này là Maria Montessori là nữ tiến sĩ Y khoa đầu tiên của Italy. Maria Montessori từng đến thăm các trại trẻ ở Rome dành cho trẻ em mắc chứng rối loạn tâm thần. Bà kể lại rằng, trong một lần đến thăm trại trẻ, người chăm sóc đã nói với bà về việc bọn trẻ đã nhặt những mảnh vụn đồ ăn trên sàn nhà để ăn. Bà Montessori nhận ra rằng trong một căn phòng trống trải, không có đồ đạc như vậy, trẻ con khao khát được kích thích giác quan và hoạt động.

Vào mùa hè năm 1909, Maria Montessori đã tổ chức khóa đào tạo đầu tiên về cách giáo dục của mình cho khoảng 100 sinh viên. Bà xuất bản cuốn sách đầu tiên tại Italy và Hoa Kỳ vào năm 1912 với tên gọi Phương pháp Montessori. Đây là một trong những cuốn sách bán chạy nhất của Hoa Kỳ thời điểm đó. Sau đó nó đã được dịch sang 20 ngôn ngữ khác nhau và trở thành một cuốn sách có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực giáo dục.

Phương pháp montessori cho trẻ sơ sinh là gì

Phương pháp montessori được ứng dụng trong nhiều trường học

Điểm khác biệt của phương pháp Montessori so với giáo dục truyền thống 

Những năm đầu đời, mục tiêu chung của các phương pháp giảng dạy đều hướng đến phát triển tối đa các kỹ năng và phẩm chất tốt cho con. Những năm gần đây ngày càng nhiều nhà trường và phụ huynh cho con em theo học Montessori thay cho phương pháp giáo dục truyền thống. Vậy những khác biệt của phương pháp này so với cách giáo dục truyền thống là gì? 

Phương pháp Montessori

Phương pháp giáo dục truyền thống

Phương pháp học cá nhân hóa, áp dụng nhiều giáo cụ trực quan

Học thông qua việc giảng dạy của giáo viên và chủ yếu thông qua sách vở

Trẻ được lựa chọn hoạt động theo sở thích, khi học được chủ động khám phá, tìm tòi thông tin

Chương trình học giống nhau với tất cả học sinh và do các giáo viên hướng dẫn theo những định hướng có sẵn (giáo án) 

Trong trường học Montessori, các lớp học rất linh hoạt và được xác định bởi phạm vi phát triển của trẻ. Sẽ có các lớp học trộn 3 độ tuổi và các giai đoạn tuổi của lớp Montessori như từ 0-3, 3-6, 6-9, 9-12, 12-15 và 15-18 tuổi.

Ở các trường học truyền thống, các lớp học không linh hoạt như vậy và được phân chia chặt chẽ bởi độ tuổi.

Thực hiện việc học theo nhịp độ của từng cá nhân, trẻ làm việc độc lập không bị ngắt quãng. 

Phương pháp truyền thống học theo lớp, theo nhóm và trong khoảng thời gian được quy định trước. Có giờ học và giờ giải lao rõ ràng. 

Trẻ được tự đánh giá các hoạt động của mình một cách chủ quan thông qua việc sử dụng giáo cụ đúng cách và thực hiện các hoạt động cá nhân cùng giáo viên

Sự so sánh, thi đua giữa các cá nhân trong lớp truyền thông là rất bình thường khi mọi học sinh sẽ được giáo viên đánh giá và xếp loại, ví dụ như Giỏi - Khá - Trung bình. 

Giáo cụ dạy và học đa dạng, sinh động chuẩn bị sẵn và sắp xếp gọn gàng, khoa học. Trẻ tự khám phá, cảm nhận, tìm tòi, phát hiện… theo khả năng riêng.

Tập trung nhiều vào kiến thức dạng văn bản, chỉ có số ít môn học được thực hành và đồ dùng thực hành cũng hạn chế, không quá hiện đại. 

Qua bảng so sánh trên, ta có thể thấy phương pháp montessori có những ưu điểm nổi bật hỗ trợ tối đa sự phát triển của trẻ như sau: 

  • Tôn trọng tính cá nhân và độc lập của trẻ
  • Khuyến khích tự do phát triển trong phạm vi và nguyên tắc rõ ràng
  • Giáo dục giác quan và tập trung vào thực tế, cách quan sát môi trường xung quanh
  • Tính liên tục trong giáo dục dựa trên những gì trẻ được học và phát triển chúng theo thời gian. 
  • Tăng cường sự chủ động và khả năng làm việc nhóm, hợp tác. 

Mặc dù phương pháp giáo dục truyền thống tồn tại nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận phương pháp này cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng của các môn học. Tuy nhiên với sự tiến bộ của xã hội hiện nay, ba mẹ cần có sự tìm hiểu kĩ càng, sâu rộng để có thể kết hợp những phương pháp giáo dục tiên tiến hơn - nền tảng để tạo ra những công dân toàn cầu trong tương lai. 

Phương pháp montessori cho trẻ sơ sinh có gì khác

Nên phối hợp montessori với giáo dục truyền thống sao cho hợp lý 

Cách dạy trẻ sơ sinh theo phương pháp Montessori

Tại Việt Nam, nhiều ba mẹ hiện đại đã và đang áp dụng Montessori cho con ngay từ khi chào đời dựa trên những nguyên tắc nhất định. 

Độ tuổi nào áp dụng được phương pháp Montessori

Giáo dục trẻ bằng phương pháp học Montessori giúp xây dựng nền tảng cơ bản cho bé ngay từ những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có thể áp dụng cho trẻ từ 0 tháng tuổi để tăng cường cảm quan về thế giới xung quanh cho bé, đồng thời phát triển kỹ năng vận động (nhìn, nằm, lật, trườn bò..) hay ngôn ngữ (nói, khóc, cười..). Từ đó, trẻ có thể có những nền tảng phát triển vượt trội hơn, toàn diện hơn. 

7 nguyên tắc khi áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ sơ sinh tại nhà

Tôn trọng con

Dạy con theo phương pháp Montessori bắt nguồn từ sự tôn trọng tính độc lập, năng lực, quyền lựa chọn của mỗi đứa trẻ. Sự tôn trọng giúp trẻ học được cách lịch sự, biết tôn trọng mọi người xung quanh và tự do phát triển tư duy. Ví dụ khi cho bé ăn hoặc thay tã, mẹ có thể tương tác để bé phản ứng, biểu hiện sự đồng ý bằng cách tươi cười hoặc trườn về phía mẹ. 

Tự do lựa chọn và tự do di chuyển

Trẻ có thể được tự chọn các món ăn dặm mà bé thích, hoặc tự do di chuyển thay vì cả ngày chỉ bế ẵm hay ngồi trong xe đẩy, nôi. Điều này không chỉ giúp phát triển thể chất, khả năng vận động mà còn giúp bé trở nên tự tin hơn. 

Tự lập

Bé sơ sinh có thể tự chơi khi nằm một mình xuống nệm mà không cần sự bế, ẵm của bất kỳ ai. Trẻ có thể tự chơi mà không cần lúc nào cũng phải có người bế, “hóng chuyện” với bé. Khi bé quấy khóc thay vì ngay lập tức bế lên dỗ dành, ba mẹ có thể xoa lưng và nhẹ nhàng trò chuyện (dù bé chưa hiểu nhưng sẽ có phản ứng nhất định với các âm thanh êm dịu). Điều này giúp bé cảm thấy an toàn, kiểm soát được cảm xúc và tự lập hơn về sau. 

Giao tiếp

Giao tiếp là nguyên tắc quan trọng trong phương pháp giáo dục sớm Montessori. Hãy luôn nói với trẻ bằng một giọng nói rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu và cụ thể. Điều này sẽ giúp trẻ học được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ hàng ngày. Trẻ sơ sinh nếu được áp dụng thai giáo ngôn ngữ từ khi trong bụng mẹ cũng sẽ quen và “hiểu” những âm thanh mà bé đã nghe thấy trước đó. 

nguyên tắc giáo dục theo Phương pháp montessori cho trẻ sơ sinh

Khi lớn lên trẻ sẽ bộc lộ được những phẩm chất tốt

Kiên nhẫn hỗ trợ con

Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ mới sinh việc chăm sóc con luôn mệt mỏi và vất vả. Vì vậy khi áp dụng 1 phương pháp giáo dục đặc thù như Montessori sẽ không dễ dàng ngay mà đòi hỏi ba mẹ phải kiên nhẫn. Không nên thể hiện những cảm xúc tiêu cực như tức giận, nổi nóng, la mắng hay buồn bã trước mặt trẻ. “Trẻ chỉ cư xử tốt hơn khi chúng cảm thấy tốt hơn”. 

Lựa chọn đồ chơi an toàn

Giống như các trường học sẽ đầu tư giáo cụ trực quan, hiện đại, khi áp dụng phương pháp montessori cho trẻ sơ sinh tại nhà ba mẹ cũng nên lựa chọn đồ chơi có chất liệu và thiết kế an toàn, thân thiện. Hãy đưa cho trẻ những đồ vật mà trẻ có thể cầm nắm được, có màu sắc rõ ràng để kích thích các giác quan phát triển.

Cách dạy trẻ sơ sinh theo phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori cho cho trẻ sơ sinh từ 0 tháng đến trước 1 tuổi không quá khó bởi giai đoạn này trẻ còn rất nhỏ và đang làm quen với mọi thứ xung quanh. Vì thế các hoạt động giáo dục chủ yếu tập trung vào phát triển 5 giác quan. 

- Phát triển thị giác: Khi mới ra đời vùng thị giác của trẻ chỉ trong giới hạn 20-30cm.

Các học cụ được đề xuất trong giai đoạn này là đồ chơi chuyển động màu trắng đen, đồ chơi chuyển động hình bát diện 3 màu sắc cơ bản đỏ, vàng và xanh dương, đồ chơi chuyển động gobbi…

- Phát triển thính giác: Mỗi ngày nên nghe khoảng 15-30 phút và nên chọn những bản nhạc êm dịu, du dương có, sôi động có với âm lượng vừa phải đủ nghe.

Điều quan trọng hơn là ba mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với con, giới thiệu cho con biết những đồ vật, khái niệm xung quanh phòng, các bộ phận cơ thể con để con phát triển thính giác và khơi gợi trí tò mò

Phương pháp montessori cho trẻ sơ sinh

Kiên trì và nhất quán khi áp dục giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

- Phát triển xúc giác: Bài học đầu tiên về xúc giác là da kề da với mẹ. Sau khi ra đời con tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau như là đồ chơi, vải vóc, …. Con thường cầm nắm và sờ rất lâu một thứ gì đó trong tay, ba mẹ hãy khuyến khích con làm điều đó để phát triển xúc giác cho trẻ.

- Phát triển vị giác: Hãy cho trẻ cảm nhận 4 vị cơ bản: chua, ngọt, mặn, đắng. Gợi ý ba mẹ 1 cách làm đó là dùng 1 chiếc khăn sạch nhúng vào các vị đó từ trái cây cho bé cảm nhận.

- Phát triển khứu giác: Kết hợp với vị giác, mẹ có thể cho bé ngửi các mùi thức ăn, trái cây hay thậm chí là mùi của không gian trong nhà và khi ra ngoài trời để bé luyện tập khứu giác và nhận biết đâu là mùi thơm, mùi dễ chịu. 

Khi áp dụng phương pháp Montessori, ba mẹ phải luôn tôn trọng trẻ, quan sát và thấu hiểu trẻ. Khi con cảm thấy vui vẻ, thích thú thì thực hiện, con không muốn, khóc lóc, khó chịu thì không nên ép buộc trẻ, như vậy sẽ sai lệch bản chất của phương pháp, không có tác dụng.  

Một số câu hỏi thường gặp về phương pháp giáo dục montessori

Trẻ có bị phát triển quá nhanh, “mất tuổi thơ” khi phải tự lập và phải tự quyết định quá nhiều khi theo phương pháp này không? 

Triết lý giáo dục Montessori tập trung vào sự cá nhân hoá. Theo đó, trẻ được phát triển theo nhịp độ cá nhân để thoả mãn thời kỳ nhạy cảm, nhu cầu, sở thích… Trẻ sẽ được làm việc liên tục mà không bị làm phiền, ngắt quãng. 

Tuy nhiên ba mẹ hay giáo viên vẫn sẽ là người theo sát, kèm cặp trực tiếp và can thiệp khi trẻ làm điều gì đó chưa đúng hoặc không phù hợp. Trẻ chỉ tự lập - tự do trong khuôn khổ. 

Montessori có tốt cho trẻ em có năng khiếu không? Còn những trẻ có nhu cầu học tập đặc biệt thì sao?

Các trường Montessori hỗ trợ tất cả trẻ em làm việc theo nhịp độ riêng và phù hợp để phát huy hết tiềm năng của chúng. Vì vậy nếu trẻ có năng khiếu, đây cũng sẽ là phương pháp tuyệt vời để con có thể được tôn trọng - chủ động và có những điều kiện tốt nhất để phát triển. 

Đối với trẻ em có nhu cầu học tập đặc biệt cũng sẽ phù hợp vì được học trong môi trường nhiều lứa tuổi khác nhau, có thể học hỏi hoặc đóng góp vào lợi ích chung, tự do khám phá mà không bị đánh giá hay so sánh với học sinh khác. 

Phương pháp montessori cho trẻ sơ sinh

Montessori được đánh giá là phương pháp giáo dục toàn diện 

Phương pháp montessori cho trẻ sơ sinh được đánh giá là phương pháp giáo dục toàn diện. Cũng như các phương pháp giáo dục sớm khác, quan trọng nhất là ba mẹ phải  mang đến cho trẻ sự nhận biết mình là ai, được tự do thể hiện bản thân, phát triển lành mạnh, trở thành con người tự tin, trách nhiệm và hạnh phúc. 

Bài viết liên quan

Vinlac

10 Cách dạy con thông minh ba mẹ cần biết

Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của con khi lớn lên. Vậy làm thế nào để dạy con một cách tốt nhất? Cùng Vinlac tìm hiểu ngay 10 cách dạy con thông minh ngay từ nhỏ dưới đây nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 3 cách thai giáo tiếng Anh giúp phát triển khả năng ngoại ngữ cho trẻ

Có một sự thật rằng ngay từ tuần thứ 30 thai nhi đã bắt đầu phân biệt được tiếng mẹ đẻ và các ngôn ngữ khác. Do đó, việc giúp trẻ nâng cao khả năng ngoại ngữ ngay từ trong bụng mẹ bằng thai giáo tiếng Anh là một phương pháp khoa học vô cùng hiệu quả. Dưới đây, Vinlac sẽ gợi ý cho mẹ 3 cách thai giáo ngoại ngữ đơn giản, dễ áp dụng.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Thai giáo là gì? Những điều cơ bản mẹ cần biết để thai giáo đạt hiệu quả

Thai giáo là hình thức giáo dục đã rất phổ biến ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, nhiều mẹ cũng đã áp dụng thai giáo để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho con ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Vậy cụ thể có những loại thai giáo nào và làm sao để thai giáo đạt hiệu quả tốt nhất? Mẹ cũng theo dõi bài viết dưới đây với Vinlac nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Thai giáo bằng Phật pháp nguyện cầu phước đức và tài năng cho con khi chào đời

Chặng đường 9 tháng 10 ngày trong suốt thai kỳ không chỉ là thời điểm của mẹ mà đó cũng là giai đoạn học hỏi, phát triển của con. Nếu biết áp dụng thai giáo đúng cách, con sẽ thông minh, vượt trội hơn ngay từ khi sinh ra. Thai giáo bằng Phật pháp chính là một trong những cách giáo dục thai nhi được nhiều mẹ lựa chọn. Vậy thai giáo Phật pháp cần làm những gì, có những lưu ý nào? Tất cả sẽ được Vinlac đề cập trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Mách mẹ cách nghe nhạc thai giáo tốt nhất cho thai nhi theo từng giai đoạn

Cho thai nhi nghe nhạc là một trong những phương pháp thai giáo được nhiều mẹ áp dụng để kích thích thính giác cũng như sớm vun đắp cho con về trí tuệ và tâm hồn. Tìm hiểu nhạc thai giáo là gì, tác động của phương pháp này đối với thai nhi và cách áp dụng nhạc thai giáo hiệu quả trong nội dung dưới đây!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 10+ truyện thai giáo giúp con phát triển ngôn ngữ, rèn trí thông minh

Đọc truyện thai giáo là một hình thức giáo dục thai nhi được nhiều mẹ áp dụng để kích thích khả năng nghe và phát triển tư duy, tình cảm cho bé ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Vậy nên đọc truyện thai giáo gì và đọc như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, ba mẹ cùng tìm hiểu với Vinlac qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu thêm