Những điều mẹ cần biết về thai giáo dinh dưỡng
Đăng ngày 18/08/2023
Giới thiệu về thai giáo dinh dưỡng
Thai giáo dinh dưỡng tuy là phương pháp thai giáo gián tiếp nhưng có vai trò quan trọng bậc nhất trong các phương pháp thai giáo. Trong giai đoạn mang thai, bé hoàn toàn phụ thuộc vào dinh dưỡng mà mẹ hấp thu. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển mà còn ảnh hưởng lâu dài đến thể lực, trí tuệ và sức khỏe bé trong tương lai...
Thai giáo dinh dưỡng là gì?
Thai giáo dinh dưỡng là việc thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe tập trung vào cung cấp các kiến thức và hướng dẫn về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và những người đang chuẩn bị mang thai. Thai giáo dinh dưỡng nhấn mạnh việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng toàn diện của thai nhi, duy trì sức khỏe tốt của mẹ bầu.
Các hoạt động xoay quanh thai giáo dinh dưỡng như:
- Hướng dẫn về việc chọn lựa thực phẩm và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết
- Tư vấn và hướng dẫn mẹ bầu về việc ăn uống đúng cách để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong thai kỳ
- Các nguyên tắc thai giáo dinh dưỡng áp dụng cả sau sinh để hỗ trợ phục hồi sau sinh và chăm sóc con.
Thai giáo dinh dưỡng nhấn mạnh việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi
Tầm quan trọng của việc duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thai kỳ
-
Đối với sự phát triển của thai nhi
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai là yếu tố liên quan rõ rệt nhất đến cân nặng của trẻ khi sinh ra. Nếu bà mẹ được thai giáo dinh dưỡng đầy đủ, đúng cách trong thời gian mang thai sẽ bảo đảm cho thai nhi tăng cân tốt, khi sinh ra đủ tháng đủ cân, khỏe mạnh hơn.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp tăng đề kháng, giảm nguy cơ thai nhi bị mắc các dị tật bẩm sinh. Ví dụ: Thiếu axit folic là nguyên nhân chính gây dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, nếu bổ sung đủ axit folic sẽ giảm tới 50% nguy cơ khuyết tật này ở trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ đủ chất còn giúp trẻ trí thông minh, thị giác tốt và có hệ tim mạch khỏe mạnh.
-
Đối với sức khỏe của mẹ bầu
- Thai giáo dinh dưỡng giúp mẹ bầu tăng cân phù hợp, ăn uống “vào con không vào mẹ”. Nếu người mẹ tăng cân ít trong thai kỳ dễ có nguy cơ đẻ con nhẹ cân, thiếu vi chất. Nếu mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ sinh khó, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
- Tăng khả năng tạo sữa sau sinh, chất lượng sữa đảm bảo cho sự phát triển của bé.
- Hạn chế một số tai biến sản khoa (thai lưu, khó sinh, sinh non/ nhẹ cân…) và giảm nguy cơ mắc một số bệnh như thiếu hồng cầu (do thiếu hụt folate), suy giảm miễn dịch…
Dinh dưỡng phù hợp giúp cả mẹ và bé đều khỏe mạnh
Thai giao dinh dưỡng theo từng giai đoạn
Mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi lại có đặc điểm khác nhau. Mẹ cần phân bổ sung hợp lý hàm lượng các chất để bé có thể phát triển khỏe mạnh, không thừa hay thiếu chất.
Giai đoạn |
Đặc điểm |
Chế độ dinh dưỡng |
3 tháng đầu thai kỳ (0-12 tuần) |
|
|
3 tháng giữa thai kỳ (13-27 tuần) |
|
|
3 tháng cuối thai kỳ (tuần 28 trở đi) |
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, vì vậy dinh dưỡng thai phụ cần đảm bảo đầy đủ, đa dạng đáp ứng nhu cầu cao của thai nhi. |
|
Nguyên tắc khi thai giáo dinh dưỡng
Đối với mẹ bầu, thai giáo dinh dưỡng có nhiều những ý kiến khác nhau từ xưa đến nay. Vì vậy, có những nguyên tắc có thể vẫn đúng và cũng có rất nhiều quan niệm sai lầm mà mẹ nên biết để tránh.
Cân bằng dinh dưỡng
Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong khi mang bầu, thai phụ cần phải được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Mẹ cần cân bằng các chất và nhóm chất này để tránh trường hợp bị thừa/ thiếu chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, thậm chí là sức khỏe của mẹ bầu cũng sẽ không đảm bảo để có thể sinh con ra khỏe mạnh.
Không nên kiêng khem quá mức mà nên cân bằng các nhóm chất để đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu
Nhóm thực phẩm nên/không nên ăn
- Không nên dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc..
- Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi.
- Giảm ăn mặn nhất là đối với những người mẹ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi đẻ.
Không nên quá kiêng khem
Phụ nữ có thai không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn chua hoặc cay…vì dễ gây thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Bữa ăn cần đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau (nên có ít nhất 10 loại thực phẩm/1 bữa chính).
Trong trường hợp bị nghén nhẹ như buồn nôn, nôn hay sợ ăn một số thức ăn, người mẹ cố gắng thay thế sang một số thức ăn khác hoặc đồ uống khác có hàm lượng dinh dưỡng tương tự để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khi có thai.
Quan niệm sai lầm cần tránh
- Uống nước dừa/ nước mía cho con da trắng: Đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào cho quan niệm này. Thay vì sinh con da trắng, nếu uống quá nhiều nước dừa mẹ bầu có thể đối diện với hiện tượng dư ối, đa ối, thậm chí tăng khả năng sinh non. Thai phụ có bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, bệnh lý thận, tim mạch… cũng không nên tham khảo bác sĩ để điều chỉnh lượng uống cho phù hợp, tránh lạm dụng.
- Ăn nhiều trứng ngỗng con thông minh: Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Trẻ em thông minh hay không do nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ trước và trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này... chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng. Bên cạnh đó, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid. Đây là những chất không có lợi cho sức khỏe phụ nữ có thai, dẫn đến béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao nếu lạm dụng.
- Mang bầu nghĩa là phải ăn cho "2 người" 1 lúc: Với quan niệm “ăn gấp đôi”, mẹ tăng cân nhưng con vẫn thiếu chất là tình trạng mà không ít các mẹ bầu mắc phải. Tình trạng mẹ tăng cân quá mức có thể sẽ dẫn đến những hệ luỵ vô cùng nguy hiểm như sinh non, tiểu đường, thai chết lưu,...Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi mang thai các mẹ bầu chỉ nên tăng cân từ 9 - 12 kg. Khi thể trạng tăng hơn 15kg, các mẹ bầu nên theo dõi để điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng phù hợp.
Nhiều quan niệm ăn uống cho mẹ bầu từ ngày xưa chưa có cơ sở khoa học rõ ràng
Ngoài ra, mẹ bầu có thể thai giáo dinh dưỡng qua khứu giác để tăng cường phản ứng và sự nhận biết cho thai nhi. Từ tuần thứ 9 khứu giác của thai nhi cũng bắt đầu được hình thành, dần kết nối với não bộ và biết phản ứng lại mùi của nước ối. Vì vậy mẹ có thể kết hợp thai giáo dinh dưỡng qua khứu giác bằng cách ngửi các mùi thơm dễ chịu, tự nhiên, nhẹ nhàng và hạn chế các mùi hương liệu nhân tạo, có chất hóa học. Nhờ vậy có thể tác động tới sở thích ăn uống của bé trong quá trình lớn sau này.
Trên đây là những điều mẹ cần biết khi thai giáo dinh dưỡng. Vinlac hy vọng mẹ sẽ áp dụng thành công và có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc!