Trẻ bị nhiệt miệng: Nguyên nhân do đâu? Cách trị như thế nào?

Đăng ngày 07/11/2021

Trẻ bị nhiệt miệng dẫn đến việc ăn uống kém, khó chịu, quấy khóc. Vì vậy, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân và tìm cách điều trị, phòng tránh để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nướu răng, hay nhiều mẹ vẫn thương gọi là bé bị lở miệng. Bệnh có thể nhận biết thông qua 1 số dấu hiệu như:

- Xuất hiện những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu. Kích thước ban đầu khoảng từ 1 - 2mm, lớn dần lên khoảng 8 - 10mm và vài ngày sau thì những đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị nhiệt miệng

- Trẻ em bị lở miệng, khó chịu, uể oải, quấy khóc, không chịu vui chơi.

- Đau trong miệng khiến trẻ biếng ăn, miệng chảy nhiều nước dãi.

- Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi.

- Nếu viêm loét nặng thì trẻ có thể bị sốt hoặc kèm nổi hạch ở cổ. Nướu răng có thể bị sưng và chảy máu.

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng ở trẻ em

Trẻ em bị nhiệt miệng có thể do nhiều nguyên nhân như:

- Bé bị tổn thương niêm mạc trong vòm miệng khi đánh răng, vô tình cắn vào bên trong má hoặc bị vật cứng làm rách niêm mạc miệng…

- Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… khiến sức khỏe của trẻ bị suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh nhiệt miệng cho trẻ.

- Bé bị thiếu các vi chất dinh dưỡng: vitamin A, vitamin C, vitamin các nhóm B, kẽm, protein, sắt, vitamin B12…

- Chế độ dinh dưỡng không khoa học, ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng khiến trẻ bị nóng trong người dẫn đến viêm loét niêm mạc.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị lở miệng

- Trẻ gặp 1 số tình trạng như: sâu răng hoặc viêm chân răng, viêm chóp răng hoặc viêm tủy… cũng có thể gây nhiệt miệng ở trẻ em. 

- Trẻ bị suy giảm chức năng gan khiến gan bị suy yếu, không thể lọc hết độc tố có hại như asen, chì ra ngoài. Những độc tố này tích tụ ở niêm mạc lâu ngày, khiến trẻ em bị lở miệng, nhiệt miệng.

Phân loại nhiệt miệng ở trẻ

Nhiệt miệng ở trẻ là bệnh thường gặp nhưng mẹ có biết, căn bệnh này có đến 3 loại:

- Nhiệt miệng nhỏ: Đây là dạng thường gặp nhất, vết loét nông, kích thước dưới 5mm. Xuất hiện tại má, môi trên hay dưới. Dạng nhiệt miệng nhỏ thường 7 đến 10 ngày là khỏi, khi khỏi không để lại sẹo.

- Nhiệt miệng lớn: Xảy ra khi người bệnh không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Vết loét có thể đạt kích thước từ 1 đến 3cm và gây tổn thương sâu. Thời gian lành bệnh có thể kéo dài từ 5 đến 7 tuần và rất dễ để lại sẹo.

- Nhiệt miệng Herpes: Đây là thể lâm sàng ít gặp nhất, gây ra tình trạng loét nông, kích thước từ 1 đến 3 mm. Nhiệt miệng Herpes thường diễn biến trong vòng dưới 7 ngày, khi lành không để lại sẹo.

Dù trẻ em bị nhiệt miệng loại nào thì cũng sẽ dẫn đến những khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, mẹ cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Trẻ em bị nhiệt miệng loại nào cũng sẽ cảm thấy khó chịu

Cách chữa trị nhiệt miệng cho bé

Trẻ bị nhiệt miệng nếu được phát hiện sớm, chữa trị và chăm sóc tốt sẽ nhanh khỏi mà không để lại sẹo. Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng:

1. Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm

Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng, ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn. Việc làm này sẽ giúp vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố gây hại cho trẻ. 

2. Cho con uống nước thật nhiều

Mất nước làm tình trạng lở miệng ở trẻ thêm nghiêm trọng. Các vết lở khiến con đau và không muốn uống nước. Cha mẹ nên nạp đủ lượng nước mỗi ngày bằng nước lọc, nước hoa quả, sữa.... Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì cần tăng cường bú mẹ.

3. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Cha mẹ cần đảm bảo chế độ ăn hàng ngày của bé đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng rau xanh, uống nước ép hoa quả chín nhất là vào thời điểm mùa hè dễ bị nhiệt miệng. Ngoài ra, tránh cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn đặc, cứng, khó ăn. Thay vào đó, nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng như: cháo, súp...

4. Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng

Trong quá trình đánh răng hoặc nhai thức ăn, trẻ có thể không cẩn thận làm tổn thương niêm mạc miệng, dẫn đến nhiệt miệng. Vì vậy, nếu trẻ đã ở tuổi tập đánh răng, cần dùng bàn chải mềm, đánh răng đúng cách, nhẹ nhàng để tránh cọ xát mạnh lên niêm mạc. Khi ăn, cần cho trẻ nhai chậm rãi, tránh cười đùa, dễ cắn vào miệng, lưỡi…

Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng

5. Cách tri nhiệt miệng cho bé bằng 1 số mẹo

- Sử dụng mật ong: Cho bé ngậm mật ong hoặc dùng tăm bông bôi mật ong nguyên chất vào vết loét khoảng 1- 2 lần/ ngày để giúp bé nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, mật ong chỉ nên dùng với trẻ trên 1 tuổi.

- Súc miệng với nước củ cải: Cho trẻ súc miệng bằng nước cốt pha loãng khoảng 3 lần/ngày. Các nốt nhiệt sẽ bớt đau và biến mất nhanh chóng chỉ sau vài ngày.

- Uống nước cà chua: Chữa nhiệt miệng ở trẻ nhỏ bằng cách uống từ 1 - 2 cốc nước ép cà chua mỗi ngày. Đồng thời cung cấp các vitamin hữu ích cho bé, tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh hơn.

- Uống nước cam, chanh: Trẻ em bị lở miệng nên cho uống nhiều nước trái cây tươi chứa các vitamin B, C, folate như cam, chanh để nâng cao hệ miễn dịch, giúp chống viêm và đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết thương.

6. Cho trẻ đi khám bác sĩ

Trường hợp trẻ bị nhiệt miệng kéo dài không khỏi, ăn uống kém, sụt cân, quấy khóc, ăn ngủ không ngon… thì mẹ tốt nhất nên cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có giải pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Cách phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

Cha mẹ có thể thực hiện phòng tránh bệnh nhiệt miệng ở trẻ em bằng cách:

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng niêm mạc miệng họng. Tập thói quen đánh răng cho trẻ và súc miệng sạch sẽ ngay sau khi ăn. 
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi cho trẻ. Không cho trẻ ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ. Hạn chế các món chua, cay, nóng. 
  • Cho trẻ uống đủ nước.
  • Chú ý khi chăm sóc trẻ, hạn chế để trẻ cho đồ chơi vào miệng, đồng thời rửa tay sạch sẽ, tránh đưa tay bẩn lên miệng.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
  • Nếu trẻ đang bị các bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, tay chân miệng thì cần cách ly không tiếp xúc với các trẻ khác để tránh lây bệnh.

Tóm lại, trẻ em bị nhiệt miệng không phải là tình trạng hiếm gặp, mẹ hoàn toàn có thể xử lý tại nhà, giúp trẻ hồi phục. Hãy thực hiện đúng các hướng dẫn chúng tôi nói bên trên, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay chữa mẹo. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm