Trẻ biếng ăn hay nôn trớ: Nguyên nhân và giải pháp

Đăng ngày 20/03/2024

Một nỗi ám ảnh không nhỏ của nhiều ba mẹ khi chăm con chính là trẻ biếng ăn hay nôn trớ. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu, sụt cân, suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ xác định được rõ các nguyên nhân và giải pháp phù hợp khi trẻ gặp tình trạng này.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn hay nôn trớ 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ xuất phát từ vấn đề về tâm lý và bệnh lý như sau. 

Do tâm lý bị ảnh hưởng

Tâm lý của trẻ nhỏ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra các vấn đề liên quan đến ăn uống. Các cảm xúc như lo lắng, căng thẳng hoặc không thoải mái có thể làm giảm sự ham muốn của trẻ trong việc ăn. Biếng ăn tâm lý ở trẻ khá phổ biến và thường xuyên bắt gặp ở nhiều gia đình hay quát mắng, dọa nạt trẻ trong lúc ăn hoặc thường cho bé ăn một mình, xem TV điện thoại thay vì tập trung ăn cùng gia đình dẫn đến trẻ chán nản, mất tập trung. 

Bé biếng ăn tâm lý hay thể hiện thái độ không hợp tác, sợ sệt khi đến giờ ăn. Nhiều trường hợp trẻ quấy khóc nhiều dẫn đến nôn trớ, ăn đến đâu nôn đến đó khiến nhiều phụ huynh rất áp lực. 

Bên cạnh đó, trẻ có thể biếng ăn do sinh lý vì cơ thể con đang trong quá trình biến đổi, tiêu biểu là mọc răng, tập bò… khiến trẻ bỏ bú, lười ăn, ăn không ngon. 

Do tư thế bú hoặc cho ăn sai cách

Tư thế bú hoặc cho ăn không đúng cách có thể gây ra cảm giác không thoải mái cho trẻ, dẫn đến trẻ từ chối ăn hoặc nôn trớ khi ăn. Với nhóm trẻ dùng sữa công thức, việc sử dụng bình sữa hoặc hoặc núm vú không đúng kỹ thuật cũng có thể là nguyên nhân. Với trẻ bú mẹ dễ bị cho bú sai tư thế, đặc biệt là các mẹ lần đầu có con sẽ không tránh khỏi lúng túng trong việc này. Nếu bé ngậm không hết quầng vú thì sẽ ngậm chặt phần núm vì sợ tuột mất. Như vậy dễ làm mẹ bị "đứt cổ gà" rất đau đớn và khó chịu và lượng sữa con bú được cũng không đảm bảo. Một số tư thế khác có thể gây sặc, nôn trớ ở trẻ như kê bình sữa vào gối cho trẻ tự bú; đặt trẻ ở trên ghế lồi – lõm làm cho trẻ luôn ở tư thế ngửa đầu; cho trẻ bú khi đang khóc…

Trẻ lớn hơn có thể đang bị cho ăn sai cách vừa nằm vừa ăn, vừa đùa giỡn vừa ăn, vừa xem tivi vừa ăn,… khiến bé không tập trung vào ăn uống và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. 

trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Vừa ăn vừa đùa nghịch, ăn sai tư thế khiến bé dễ nôn trớ

Do trẻ mắc các bệnh lý đường ruột

Các vấn đề về đường ruột như táo bón, tiêu chảy, viêm ruột hoặc vi khuẩn trong đường ruột có thể gây ra sự khó chịu khi trẻ ăn.

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: dù trẻ ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính thì đều sẽ có những triệu chứng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, bỏ bú, trẻ biếng ăn…Khi con gặp vấn đề về đường tiêu hóa, dạ dày căng chướng và gây nôn trớ nếu bị ép ăn. Vào ban đêm, con thường xuyên quấy khóc, trằn trọc, ngủ không ngon giấc… 
  • Trẻ biếng ăn liên tiếp trong thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo con đang có những bệnh lý về đường ruột chẳng hạn như loạn khuẩn đường ruột, viêm dạ dày, viêm ruột, lồng ruột, teo tá tràng…Kèm theo nôn là những biểu hiện khác như phát ban, đau bụng, sốt…  
  • Trẻ bị táo bón khiến việc đi ngoài khó khăn, dễ bị chướng bụng đầy hơi, giảm cảm giác thèm ăn, khi ăn không ngon miệng dẫn đến lười ăn, ăn nhiều không tiêu hoá được. 

Do trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus 

Viêm hô hấp cũng là nguyên nhân lớn khiến trẻ nôn trớ nhiều lần. Sức đề kháng của các bé còn yếu khi bị các loại virus, vi khuẩn tấn công dễ dẫn đến viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản và nặng hơn là viêm phổi.

Trẻ bị ho có đờm, viêm họng, ngạt mũi kèm theo đó là biểu hiện thở khò khè, khó nuốt do đờm đang bị tắc nghẽn làm cản trở quá trình lưu thông khí. Trẻ em chưa đủ khả năng đẩy đờm ra ngoài, nên bé luôn cảm giác khó chịu, buồn nôn. Khi ăn no, không khí làm giãn cơ phía dưới thực quản khiến thức ăn dễ bị trào ngược gây ra nôn trớ. 

Do trẻ bị các bệnh về răng miệng

Trẻ đang trong quá trình mọc răng nên lợi nứt hở, dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng. Vì vậy nếu vệ sinh răng miệng, vòm họng không kỹ sẽ rất dễ mắc phải các tổn thương khoang miệng ảnh hưởng đến sinh hoạt của con. 

Các bệnh tổn thương răng miệng như mọc răng, sâu răng, loét miệng ở trẻ, viêm lợi ở trẻ em... sẽ khiến trẻ đau đớn, khó chịu khi nhai, nuốt thức ăn và dẫn đến tình trạng chán ăn, lười ăn ở trẻ. 

Nếu ba mẹ không can thiệp và xử lý tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Về thể chất, con sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về chiều cao, cân nặng lẫn trí tuệ do thiếu hụt chất. Nôn trớ nhiều còn là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là tổn thương dạ dày, thực quản, gây viêm sưng mãn tính cho bé. Về tinh thần, con cũng sẽ mệt mỏi, áp lực khi ăn uống. Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, khó chịu khiến việc chăm con trở nên khó khăn hơn cho nhiều ba mẹ. 

trẻ biếng ăn hay nôn trớ 1

Trẻ đang trong quá trình mọc răng cũng lười ăn, hay ốm sốt

Làm gì khi trẻ biếng ăn hay nôn trớ 

Tuỳ từng nguyên nhân mà ba mẹ cần ưu tiên nên áp dụng biện pháp xử lý trẻ biếng ăn hay nôn trớ phù hợp.  

Chú ý tới tâm lý của trẻ khi ăn 

Hãy tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhất mỗi khi ăn. Các bậc cha mẹ nên tránh việc ép buộc, dọa nạt để con có thể tham gia vào các bữa ăn cùng gia đình. Đồng thời, đừng quên động viên, khen ngợi để trẻ có thể ăn ngoan và nhiều hơn. Tránh để trẻ cảm giác sợ hãi và coi việc ăn uống là một “cuộc chiến”. Đặc biệt, phải tuyệt đối tránh việc trẻ vừa ăn vừa khóc bởi có thể sẽ gây nguy hiểm cho đường thở.

Lưu ý cho ăn đúng cách

Với trẻ sơ sinh, dù bú mẹ trực tiếp hay cho bú bình thì cũng phải đúng tư thế, đúng cữ. Trẻ lớn hơn cần rèn luyện con thói quen ăn uống khoa học.  

  • Về tư thế bú, bé bú mẹ thì miệng của bé phải ngậm bắt vú đúng. Còn bé bú bình thì bình sữa nghiêng 45 độ, sữa trong bình luôn ngập đến cổ bình. Điều này sẽ giúp bé không phải nuốt quá nhiều khí vào trong dạ dày, gây trào ngược. 
  • Khi bú xong, mẹ nên bế trẻ ít nhất 15 phút, không đặt trẻ nằm ngay hoặc nô đùa với trẻ làm không khí tràn vào cơ thể làm con buồn nôn. 
  • Sau khi trẻ bú no, không nên đặt trẻ nằm ngay vì tư thế này dễ khiến trẻ bị ọc sữa. Thay vào đó, hãy bế chúng lên và giúp chúng ợ hơi bằng cách nhẹ nhàng khum tay bạn và vỗ nhẹ vào lưng chúng. Điều này giúp giảm lượng khí nuốt phải trong khi cho ăn, một nguyên nhân phổ biến gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Với trẻ trong thời kì ăn dặm và lớn hơn:

  • Do kích thước dạ dày con còn khá nhỏ, nên để con dễ tiêu hóa, không bị đầy bụng cha mẹ nên giảm lượng thức ăn một bữa và tăng số lượng bữa trong ngày. 
  • Tuyệt đối không để con vận động mạnh sau khi ăn xong. Trẻ cười đùa, chạy nhảy rất dễ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. 
  • Không nên cho trẻ vừa ăn vừa bế rong hay xem TV/ điện thoại. Nên luyện tập thói quen tập trung vào bữa ăn để đảm bảo việc tiêu hoá an toàn, hiệu quả hơn, đồng thời giới hạn thời gian mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút. 

trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Cho trẻ ăn đúng cách, đúng cữ

Đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế

Để phát hiện những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và có cách điều trị hiệu quả, cách tốt nhất cha mẹ đưa con đến thăm khám ở bệnh viện uy tín. Sau đây là các biểu hiện trẻ biếng ăn hay nôn trớ bất bình thường cần phải được nhanh chóng đưa đi khám chữa: 

  • Nôn ói và có dấu hiệu mất nước (miệng khô, mắt khô, không tiểu trong 6 giờ)
  • Trẻ bị nôn kèm theo tình trạng sốt trên 38 độ C trong hơn 3 ngày hoặc ngay khi trẻ sốt > 39 độ C, chân tay lạnh
  • Nôn liên tục trong thời gian dài hơn 24 tiếng
  • Khó thở, nhịp tim nhanh
  • Ngủ gà, lơ mơ, lừ đừ
  • Nôn ra máu, nôn ra mật xanh
  • Đi tiêu ra máu
  • Đau bụng nhiều

Chế độ dinh dưỡng cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Khi trẻ có vấn đề với việc ăn uống, ba mẹ nên chọn lựa các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bậc phụ huynh nên tập trung vào các nguồn thực phẩm như thịt bò, lòng đỏ trứng gà, giá đỗ, các loại rau xanh, rau chân vịt, v.v. Đối với sữa, nên ưu tiên lựa chọn các loại không chứa đường lactose để tránh gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Các dòng sữa mát, giàu chất xơ để giúp hệ tiêu hoá của con hoạt động tốt hơn. 

Nếu trẻ thường xuyên nôn mửa, ba mẹ nên tránh xa các thực phẩm có chứa nhiều chất béo như thức ăn nhanh, đồ chiên xào, cũng như những loại thực phẩm có hàm lượng lipid cao như tôm, cua, và tránh những thực phẩm có chứa chất độc như măng tươi, măng khô, vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ và gây ra các vấn đề như đầy bụng, trào ngược dạ dày.

trẻ biếng ăn hay nôn trớ 6

Trẻ nên được đi khám dinh dưỡng định kì 

Một số lưu ý khi chăm trẻ biếng ăn hay nôn trớ

  • Không nên cho trẻ ăn vặt nhiều trước bữa ăn chính.
  • Không được tự ý dùng thuốc cho trẻ vì phải biết đúng nguyên nhân biếng ăn thì thuốc mới có tác dụng, nếu không có thể khiến cho trẻ biếng ăn hơn.
  • Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mà trẻ đã bị nôn ói khi ăn.
  • Trong 1 số trường hợp, trẻ hay nôn ói là do ăn quá no, vì vậy không nên ép trẻ khi trẻ không muốn ăn thêm.
  • Tuyệt đối không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi... vì như vậy sẽ làm giảm khả năng nhận biết các loại thức ăn và gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa ở trẻ.
  • Cho bé uống đủ nước. Trẻ còn nhỏ và chưa biết biểu đạt rõ ràng mong muốn và mải chơi nên rất hay quên việc uống nước. Nếu thiếu nước, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hiệu quả và không thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng bé ăn vào. Khuyến khích bé uống đủ nước mỗi ngày là mẹ đang chăm sóc cho hệ tiêu hóa của bé phát triển khỏe mạnh.
  • Hạn chế việc hâm lại đồ ăn cho bé ăn. Nên nghiền nhỏ và nấu mềm đồ ăn ra cho bé sẽ tốt hơn hầm lấy nước.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay điều chỉnh cách sinh hoạt hằng ngày. Hy vọng những thông tin Vinlac chia sẻ trên đây sẽ giúp cha mẹ cần hiểu kỹ về nguyên nhân của tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ và biết khi nào nên tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế để có giải pháp phù hợp, giải quyết tình trạng này và cải thiện hệ tiêu hóa của con mỗi ngày.

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm