Trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt - 8 mẹo giúp ba mẹ xử lý hiệu quả
Đăng ngày 20/03/2024

Nguyên nhân trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt mà ba mẹ cần nắm được.
Do mắc các bệnh khiến việc ăn uống khó khăn, không thoải mái
Nếu trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt thì có thể do con đang khó khăn trong việc nhai, nuốt vì mọc răng, sưng lợi. Trẻ mắc các bệnh về họng, nhiệt miệng cũng sẽ dễ gặp tình trạng ngậm búng do đau nhức, khó chịu. Ngoài ra, các vấn đề về tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng, hoặc khó tiêu cũng có thể làm cho trẻ cảm thấy không muốn ăn hoặc cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Thức ăn không hợp khẩu vị
Trẻ không thích một số thực phẩm nhưng mẹ không để ý nên thường xuyên nấu. Ngoài ra kèm với đó là suy nghĩ tập cho con ăn càng đa dạng món càng tốt nên ép con ăn đủ món, đủ loại thực phẩm mặc dù con không thích nên khiến tình trạng bé lười ăn, hay ngậm trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, có thể cách chế biến thức ăn của mẹ không hợp khẩu vị của con làm cho bé ngậm nhiều hơn.
Trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt khiến nhiều mẹ stress
Bé lười nhai
Trẻ có thói quen lười nhai do được ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu. Khi bé không chịu nhai đồng nghĩa với việc men tiêu hóa sẽ không được kích thích và bài tiết đủ làm cho trẻ ăn không ngon miệng, hay ngậm khi ăn và dần dần chán ăn dẫn đến lười ăn, chán ăn.
Không tập trung vào bữa ăn
Rất nhiều gia đình có thói quen cho trẻ vừa ăn vừa xem TV/ điện thoại hoặc chơi đồ chơi để “dụ” bé ăn. Vừa ăn vừa chơi, vừa xem tivi, nghịch điện thoại,... nên quên mất việc nhai thức ăn. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến chất lượng bữa ăn sụt giảm, kéo dài thời gian ăn do trẻ ngậm cơm lâu.
Biếng ăn tâm lý
Biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ do một số nguyên nhân như:
-
Trẻ bị thay đổi đột ngột môi trường sống, thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt… và chưa kịp thích nghi khiến giờ giấc ăn uống bị đảo lộn.
-
Trẻ bị sợ ăn do thường xuyên bị thúc ép, quát nạt.
-
Phản xạ phụ thuộc do quen được chiều chuộng thái quá từ gia đình: phải có TV/điện thoại hay đồ chơi thì mới ăn…
Những nguyên nhân này cũng ít nhiều dẫn đến trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt.
Biếng ăn tâm lý rất dễ xảy ra ở trẻ
Trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt ảnh hưởng gì đến sức khoẻ
Không chỉ gây ra sự mệt mỏi và căng thẳng cho bố mẹ, thói quen ngậm thức ăn của trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con, bao gồm:
-
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Việc ngậm thức ăn trong thời gian dài có thể làm cho đường men tiêu hóa được tiết ra dính vào răng, dẫn đến sự phát triển của sâu răng ở trẻ nhỏ.
-
Gây suy dinh dưỡng: Thói quen biếng ăn hoặc ngậm thức ăn có thể làm cho trẻ khó hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm cả trí não, chiều cao và cân nặng.
-
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Việc ngậm thức ăn có thể làm cho enzyme tiêu hóa không hoạt động hiệu quả, gây ra nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
-
Suy giảm hệ miễn dịch: Thói quen ngậm thức ăn trong thời gian dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, làm cho trẻ trở nên dễ mắc các bệnh và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trong độ tuổi này.
-
Gây chậm nói: Việc nhai thức ăn giúp phát triển cơ mặt, lưỡi và cơ hàm của trẻ. Nếu trẻ không nhai thức ăn đúng cách, có thể gây ra sự kém phát triển của xương hàm và dẫn đến việc trẻ phát triển ngôn ngữ chậm hơn.
Việc ngậm thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ răng miệng ở trẻ
9 cách giải quyết tình trạng trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt
Vinlac gợi ý 9 mẹo để đối phó với thói quen ngậm đồ ăn của trẻ dưới đây, ba mẹ hãy thử áp dụng nhé!
Bỏ đói bé đúng cách
Bỏ đói là một cách giúp kích thích bé thèm ăn hơn, hạn chế tình trạng trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt. Tuy nhiên để bỏ đói bé đúng cách và đạt hiệu quả ba mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
-
Giãn khoảng cách giữa các bữa ăn thêm 1-2 tiếng
-
Chờ đến khi con sẵn sàng ăn
-
Cho trẻ ăn vào những khung giờ cố định, không kéo dài thời gian ăn quá 30 phút/ bữa.
-
Hạn chế tối đa các bữa phụ, chỉ cho ăn bữa chính.
Ba mẹ nên tìm hiểu kỹ phương pháp này và thực hiện một cách khoa học. Đồng thời quan sát trẻ thật sát sao để có thể đánh giá được hiệu quả của việc bỏ đói với con mình có phù hợp hay chưa.
Chế biến thức ăn phù hợp với trẻ
Tùy từng thời điểm phát triển, khả năng ăn nhai của trẻ sẽ thay đổi. Nếu bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho con ăn cháo loãng, ăn bột ăn dặm. Đến 7 - 8 tháng tuổi, mẹ chuyển dần sang cháo đặc hơn. Sau đó một vài tháng, mẹ chuyển dần sang cơm nát, thức ăn mềm cho bé.
Trẻ bình thường bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 6, đến 1 năm sẽ có 8 răng cửa, đến 2 tuổi có 20 răng sữa (trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm). Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn thức ăn được xay nhuyễn kéo dài quá lâu.
Đa dạng thực đơn, chế biến thức ăn phù hợp
Thay đổi thực đơn đa dạng
Cùng với việc chế biến thức ăn phù hợp, mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi thực đơn để con cảm thấy ngon miệng, thấy thích thú với việc ăn món mới. Nếu ăn một vài món liên tục trẻ sẽ chán ăn, ngậm đồ ăn. Hôm nay trẻ ăn cá, ngày mai hãy cho bé ăn thịt, ăn tôm…Trong mỗi bữa ăn, phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính cho trẻ đó là nhóm chất đạm, đường bột, chất béo, chất xơ và bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất khác để bé phát triển toàn diện.
Để làm được việc này mẹ cần lên danh sách cụ thể từng món ăn mỗi ngày hoặc tham khảo các thực đơn phù hợp với giai đoạn phát triển của con để áp dụng.
Tạo không khí thoải mái khi ăn
Hãy để trẻ tự xúc ăn càng sớm càng tốt. Có thể ban đầu con chưa biết xúc, xúc rất vụng về, rơi vãi nhiều nhưng nếu được trao cơ hội tập luyện thì một thời gian sau đó, con sẽ xúc ăn thành thạo hơn. Không nên ép con ăn, cố gắng để con được cảm thấy được khích lệ, chủ động trong việc ăn uống sẽ giúp bé hào hứng hơn, cải thiện tâm trạng của trẻ.
Trẻ nhỏ có thói quen bắt chước người lớn nên việc cho bé ngồi ăn cùng cả nhà cũng là cách để đối phó với tật ngậm đồ ăn. Khi quan sát mọi người ăn, nhai và nuốt, bé cũng cố gắng để làm theo, không ngậm đồ ăn lâu trong miệng nữa.
Tạo không khí thoải má giúp bé hào hứng với việc ăn hơn
Không trộn thức ăn vào chung 1 bát
Nhiều ba mẹ thường có thói quen pha trộn các món ăn vào một bát hoặc đĩa và cho bé ăn cùng lúc. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên ăn thức ăn như vậy có thể cảm thấy chán chường vì không thể cảm nhận được từng hương vị món ăn riêng biệt, làm cho mỗi bữa ăn trở nên nhàm chán và không còn ngon miệng.
Thay vào đó, hãy phân chia từng món ăn ra các bát, đĩa riêng biệt như khi người lớn ăn. Điều này giúp bé có thể tự chọn món ăn mình thích và món mình không thích. Từ đó, ba mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh thực đơn cho những bữa ăn sau, từ đó khuyến khích bé có thêm động lực và thích thú hơn khi ăn.
Không cho bé xem TV, điện thoại hay vừa ăn vừa chơi
Việc giúp bé tập trung vào bữa ăn sẽ cải thiện rất nhiều tình trạng trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt. Không tivi, điện thoại, không đồ chơi, luôn ngồi cố định mỗi khi ăn phải được rèn luyện từ khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Hãy đảm bảo rằng bạn đã cất hết những thứ thu hút tò mò của trẻ ra khỏi tầm mắt của các bé. Khi không có thứ gì làm trẻ phân tâm buộc các bé sẽ phải chú ý đến bữa ăn của mình.
Thay vì vừa ăn vừa chơi, ba mẹ hãy trò chuyện cùng bé và khích lệ bé để giờ ăn vui vẻ, thoải mái.
Bổ sung các vi chất kích thích ăn ngon miệng
Để kích thích ăn uống cho trẻ mẹ không nên bỏ qua nhóm vi chất Sắt, Kẽm, Lysine và vitamin nhóm B.
-
Sắt trong chế độ ăn uống có hai dạng chính: sắt heme và sắt nonheme. Sắt heme là loại sắt cơ thể dễ hấp thụ nhất, có thể bổ sung qua các loại động vật có vỏ, cá ngừ, thịt đỏ, bông cải xanh, đậu Hà Lan, cải bó xôi, ngũ cốc…
-
Mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé qua thực phẩm bổ sung hoặc từ thực phẩm hằng ngày như thịt bò, cua, tôm, yến mạch, bơ, lựu, mâm xôi, trứng gà …
-
Lysine có trong sữa, hải sản có vỏ, thịt đỏ, cá ngừ, cá tuyết, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân), tảo xoắn, trứng…
-
Các loại thực phẩm giàu vitamin B cho bé như cá hồi, thịt bò, trứng, sữa, cây họ đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu nành…
Ngoài ra mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm bổ sung như sữa công thức cũng có chứa các vi chất thiết yếu trên với hàm lượng phù hợp để kích thích con ăn ngon miệng hơn.
Sữa công thức có chứa vi chất kích thích ăn ngon miệng
Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kì
Trẻ ngậm thức ăn có thể do bị bệnh như đau họng, nhiệt miệng, nứt môi, dị tật bẩm sinh lưỡi… Vì thế, ba mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để biết được nguyên nhân gây nên tình trạng này và được bác sĩ tư vấn cách điều trị hiệu quả.
Ngậm thức ăn là biểu hiện của sự biếng ăn ở trẻ. Biếng ăn kéo dài có thể khiến con bị thiếu dinh dưỡng, chậm lớn nên việc cho bé đi khám cũng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của con.
Với những chia sẻ trên đây từ Vinlac hy vọng ba mẹ có thể yên tâm hơn khi có được những mẹo hay giúp giải quyết tình trạng trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt. Để áp dụng những mẹo này thành công, ba mẹ cần kiên trì và luôn để tâm tới mọi sự thay đổi dù là nhỏ nhất của con nhé!