Bầu mấy tháng có sữa non? Những điều mẹ cần biết

Đăng ngày 28/02/2023

Tiết sữa non trong giai đoạn thai kỳ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên tình trạng tiết sữa non sớm hay muộn, ít hay nhiều kèm theo các triệu chứng bất thường lại là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của mẹ bầu đang có vấn đề. Vậy bầu mấy tháng có sữa non là bình thường và nên làm gì khi ra sữa non?

Hiện tượng ra sữa non khi mang thai là gì?

Sữa non, còn được gọi là sữa đầu, là dạng sữa đầu tiên được sản xuất bởi tuyến vú của mẹ. Hiện tượng ra sữa non khi mang thai là khi mẹ thấy trong thời gian thai kỳ, núm vú có những giọt nước nước nhỏ hơi đục trắng ngà hoặc có màu vàng nhạt. Đó chính là sữa non. Sữa non của mẹ còn được ưu ái gọi là “chất vàng lỏng” vì sữa có chứa hàm lượng beta-carotene cao, giàu kháng thể, các yếu tố tăng trưởng quý giá đối với trẻ. 

Khi mang thai, nội tiết tố estrogen và progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi các mô ở tuyến vú, và quá trình tạo tiết sữa khi mang thai. Cụ thể estrogen kích thích sự phát triển của các tế bào tuyến vú đồng thời kích thích tiết nội tiết tố prolactin có tác dụng kích thích nở ngực và sản xuất ra sữa. Progesterone sẽ hỗ trợ hình thành và phát triển các tế bào sản xuất sữa trong các tuyến vú.

Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu cơ thể tiết sữa non khi thấy đầu ngực căng cứng, hơi đau, cảm giác ngứa ngáy và đầu ngực có những đốm trắng nhỏ li ti như mụn. Đồng thời do tuyến vú cần phát triển nhiều, mẹ sẽ thấy da dưới vú nổi rõ các mạch máu xanh, đỏ. Hiện tượng tiết sữa non diễn ra rất khác nhau ở mỗi người. Càng gần ngày sinh, lượng sữa non tiết ra sẽ nhiều hơn.

Bầu mấy tháng có sữa non

Hiện tượng ra sữa non khi mang thai khác nhau với mỗi mẹ

Bầu mấy tháng có sữa non? 

Nhiều mẹ thắc mắc bầu mấy tháng có sữa non. Thực tế không thể đưa ra thời điểm chính xác vì thời điểm tiết sữa non lần đầu phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ.

  • Thông thường vào tháng thứ 7 của thai kỳ, vú của mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa. 
  • Ở tháng thứ 8 thai kỳ, ngực của mẹ vẫn tiếp tục phát triển và mẹ bắt đầu cảm thấy nặng nề hơn. Trong tháng này, cơ thể sẽ sản xuất nội tiết tố prolactin. Loại nội tiết tố này sẽ chủ yếu kích thích sản xuất sữa ở các tuyến vú. Lúc này, mẹ có thể sẽ bị rò rỉ sữa non từ ngực.
  • Đến tháng thứ 10, nhờ sự tăng vượt trội của nội tiết tố estrogen và progesterone, ngực của mẹ đã phát triển đầy đủ để chuẩn bị cho em bé bú. Gần ngày sinh, núm vú sẽ bắt đầu tiết sữa non nhiều hơn.

Một số câu hỏi thường gặp khác về sữa non 

Mẹ bầu ra sữa non sớm có nguy hiểm không? 

Có trường hợp mẹ bầu ra sữa non ở tháng thứ 4, thứ 5. Việc ra sữa non sớm trong thời kỳ mang thai là dấu hiệu của việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể hoặc là cảnh báo nguy hiểm. Lúc này mẹ bầu nên đi khám để được chỉ định xét nghiệm giải đồ loại trừ các nguyên nhân bất thường khác. Một số biểu hiện mẹ cần đặc biệt lưu ý: 

- Mẹ bầu ra sữa non ở tháng thứ 4, thứ 5 có khả năng thai bị chết lưu. Trường hợp này mẹ cần nhanh chóng đi khám để xử lý lấy thai nhi ra, tránh ảnh hưởng đến tính mạng. 

- Có sữa non sớm kèm chảy máu ở âm đạo, đau bụng. Đây là những dấu hiệu bất thường liên quan tới nồng độ prolactin trong máu quá cao gây ảnh hưởng đến chức năng của nhau thai và sự phát triển bình thường của thai nhi.

Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì vẫn có trường hợp có sữa non sớm nhưng sức khỏe vẫn hoàn toàn bình thường. Trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ - thời điểm nhạy cảm nhất của thai nhi mẹ bầu nên tích cực khám thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe thai sản và can thiệp y tế kịp thời khi có biểu hiện bất thường. 

Bầu mấy tháng có sữa non

Nếu tiết sữa non sớm và kèm những dấu hiệu bất thường mẹ cần đi khám ngay

 Có nên nặn sữa non khi mang thai? 

Khi đang mang bầu lượng sữa non chảy ra nhiều hoặc ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các mẹ bầu cần tránh nặn sữa non khi mang thai. Việc vắt sữa non trước khi em bé chào đời mang lại một số rủi ro như nhiễm trùng hoặc viêm vú, nặng hơn là xuất hiện các cơn co thắt tử cung hoặc chuyển dạ sinh non.

Mẹ mang thai không tiết sữa non phải làm gì? 

Nếu các mẹ mang thai ở tháng thứ 7 mà chưa có sữa non thì cũng không cần quá lo lắng vì sữa non được tiết ra nhiều khi bé bú sớm ngay sau khi sinh, khi bé bú, tuyến vú sẽ bị kích thích làm cho sữa về nhiều và liên tục.

48 giờ sau sinh là thời điểm lượng sữa non tiết ra nhiều nhất.

Làm thế nào để bảo vệ bầu ngực trong thời gian mang thai

  • Mẹ nên chọn các loại áo bằng chất liệu cotton, tránh mặc những chiếc áo quá bó hoặc quá rộng. 
  • Vệ sinh bầu ngực bằng nước ấm và khăn bông mềm.
  • Nếu áo lót bị thẩm quá nhiều sữa, sữa chảy ra nhiều liên tục làm ướt áo mẹ nên thay áo lót thường xuyên hoặc sử dụng tấm lót ở bên trong ngực và vệ sinh bầu ngực.
  • Không tự ý nặn sữa non khi mang thai mà cần tham khảo cách kích sữa an toàn từ bác sĩ. 

Bầu mấy tháng có sữa non

Bảo vệ bầu ngực cũng là bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé

Ra sữa non một bên có làm sao không?

Cơ chế khiến mẹ bầu tiết sữa non khi mang thai là do hormone prolactin bắt đầu hoạt động. Hormone này sẽ hoạt động nhiều nhất vào tam cá nguyệt thứ 3. Cơ thể của mẹ bầu sẽ thích ứng dần dần với những sự thay đổi trong quá trình mang thai, bao gồm cả việc sản xuất sữa. Chính vì vậy, một số trường hợp tiết sữa non khi mang thai chỉ xuất hiện ở một bên vú. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường và mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Ra sữa non có phải sắp sinh?

Việc tiết sữa là hiện tượng bình thường do tuyến vú hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị sữa cho bé sắp chào đời. Nó không phải là một yếu tố dự báo bạn sắp chuyển dạ hay có vấn đề gì. Nhiều chị em phụ nữ nhận thấy ngực có tiết chất lỏng màu trắng nên nghi ngờ đấy là sữa non và cũng là dấu hiệu có thai. 

Dịch màu trắng lúc này có thể là dịch của tuyến vú khi sắp đến kỳ kinh nguyệt hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc ngừa thai, an thần, thuốc hạ huyết áp reserpin làm ức chế thụ thể dopamin. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, mẹ nên đi khám để xác định nguyên nhân chính xác nhất.

Với những thông tin Vinlac cung cấp trên đây, hy vọng mẹ đã hiểu rõ hơn về hiện tượng tiết sữa non: bầu mấy tháng có sữa non, thế nào là những dấu hiệu tiết sữa non bất thường và các cách xử lý phù hợp.

Bài viết liên quan

Vinlac

Pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh “chuẩn không cần chỉnh”

Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh là việc làm quen thuộc với các mẹ, tuy nhiên, mẹ có chắc là mình đã thực hiện đúng cách chưa? Nước pha sữa cho bé bao nhiêu độ và nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống là bao nhiêu? Hãy cùng Vinlac tìm hiểu cách pha sữa cho trẻ sơ sinh "chuẩn không cần chỉnh" các mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CÁCH PHA VINLAC CHO TRẺ BIẾNG ĂN, CHẬM TĂNG CÂN

Pha sữa cho con chắc chắn là công việc quen thuộc với mỗi ông bố bà mẹ. Hãy cùng học cách pha Vinlac cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân chi tiết để đạt hiệu quả tốt nhất mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 10 loại sữa tăng cân cho bé biếng ăn, chậm tăng cân

Sữa là một trong những loại thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu, được nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn khi muốn con tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có quá nhiều loại sữa tăng cân cho bé khiến mẹ không biết đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất cho con. Dưới đây là một số loại sữa giúp bé tăng cân uy tín, được nhiều người tin dùng mà mẹ có thể tham khảo, chọn cho con yêu nhà mình.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHIA SẺ KINH NGHIỆM “TRẺ SUY DINH DƯỠNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ TĂNG CÂN”

Trẻ bị biếng ăn, suy dinh dưỡng có lẽ là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

BẢNG SO SÁNH SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng lập một bảng so sánh sữa mẹ và sữa tăng cân cho bé. Qua đó cùng tìm ra loại sữa nào mới là loại cung cấp những dưỡng chất tốt nhất con trẻ nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

BỘT ĂN DẶM VINLAC CỦA NƯỚC NÀO? VÌ SAO LẠI ĐƯỢC CÁC MẸ TIN TƯỞNG LỰA CHỌN NHƯ VẬY?

“Bột ăn dặm Vinlac” là sản phẩm dinh dưỡng Việt hàng đầu, được các mẹ đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn. Vậy bột ăn dặm Vinlac của nước nào? Bột ăn dặm Vinlac bán ở đâu?

Tìm hiểu thêm