ĂN DẶM CHO BÉ – TẤT TẦN TẬT MỌI LƯU Ý QUAN TRỌNG CHO MẸ

Đăng ngày 17/08/2021

Các mẹ hãy cùng Vinlac khám phá những nguyên tắc quan trọng về ăn dặm cho bé và cách để bé luôn cao lớn, khỏe mạnh nhé!

Nội dung chính

Các mẹ có biết thời điểm nào là thích hợp nhất để cho bé ăn dặm?

Sang tháng thứ 6, trẻ cần đạt trọng lượng gấp đôi mới sinh để đạt mốc phát triển bình thường. Lượng sắt tự nhiên trẻ nhận được trong bụng mẹ cho tới khi bé được 6 tháng tuổi đã cạn, lúc này trẻ cần được bổ sung chất Sắt từ một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lí, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng gồm 4 nhóm: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm rau củ và trái cây, nhóm chất béo. Chính vì thế, ở thời điểm này, bé bắt đầu bước sang một phương thức ăn mới là ăn dặm. Với việc ăn dặm, bé được bổ sung dinh dưỡng cần thiết phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Những dấu hiệu để mẹ nhận ra bé đã sẵn sàng ăn dặm

– Bé ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ

– Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng, không từ chối thức ăn từ mẹ nữa

– Bé sẵn sàng tập nhai bất kì thứ gì mẹ cho vào miệng

– Bé có dấu hiệu thích dùng tay để nắm chặt thức ăn rồi cho vào miệng

– Bé háo hức tham gia vào bữa cơm của gia đình

Các mẹ lưu ý nhé, nếu mẹ thấy bé có những biểu hiện như trên thì rất có thể đã đến lúc mẹ nên cho bé làm quen dần với ăn dặm rồi đó.

Xem thêm: Bột ăn dặm Vinlac cho con ăn ngon

Những nguyên tắc nên áp dụng khi mẹ bắt đầu tập ăn dặm cho bé

Chọn thời điểm thích hợp con sẵn sàng ăn dặm

Tổ chức Y tế Thế Giới đã khuyến cáo thời điểm ăn dặm phù hợp cho bé là trên 6 tháng tuổi bởi vì hệ tiêu hóa của con lúc này đã hoàn thiện tương đối và dễ tiếp nhận những thực phẩm ngoài sữa của mẹ hơn. Một số mẹ cho con ăn dặm khi con hơn 4 tháng tuổi có thể làm giảm lượng sữa mẹ cho con bú, ảnh hưởng đến sức đề kháng của bé, bé hấp thu kém có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn. Ngoài ra, cho trẻ ăn dặm quá sớm trong khi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện sẽ dễ khiến con bị dị ứng thực phẩm, tác động xấu đến thận và gan của bé do phải làm việc quá mức.

Mẹ cũng có thể chú ý đến biểu hiện bé sẵn sàng ăn dặm như: bé tự ngồi thẳng được, tóp tép miệng khi thấy đồ ăn, nhìn theo đồ ăn, môi dưới há về phía trước khi được đút cho ăn, cân nặng tăng gấp đôi so với thời điểm mới sinh,...

Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc, từ vị ngọt tới vị mặn

Trong 6 tháng đầu đời, loại thức ăn duy nhất của bé là sữa. Ở giai đoạn mới, bé cần làm quen với nguồn dinh dưỡng mới từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do đó các mẹ nên tập cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách ăn dặm bắt đầu từ dạng ngọt như bột sữa được pha từ loãng đến đặc.

Các mẹ lưu ý nên cho bé làm quen các món có vị ngọt trước. Ví dụ bột ngọt có vị sữa, bé sẽ sẵn lòng thử món mới khi có vị sữa quen thuộc. Và đừng quên nguyên tắc từ loãng đến đặc để bé có thể quen dần với loại thức ăn mới. Sau đó, mẹ cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá,… Chắc chắn thời gian đầu mẹ sẽ không dễ dàng cho con ăn được, nhưng hãy kiên nhẫn mẹ nhé!

Cho bé ăn dặm từ ngọt đến mặn

Tránh ép con ăn

Ba mẹ nên tôn trọng con và không nên ép bé khi trẻ không muốn ăn. Nếu bé quay mặt đi khi mẹ đút cho con ăn món mới, mẹ không nên cố đút cho trẻ mà nên cho bú nhiều hơn để đủ dinh dưỡng. Các mẹ thường bày nhiều trò, thậm chí quát mắng trẻ khi trẻ không chịu ăn sẽ dẫn đến ảnh hưởng tâm lý bé. Ép ăn lâu dài dễ dẫn đến tâm lý tiêu cực, sợ hãi khi thấy đồ ăn, trẻ dễ biếng ăn, chậm tăng cân, mẹ lưu ý nhé. 

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Vinlac hiểu rằng các mẹ rất mong muốn con ăn thật ngoan, thật nhiều. Song các mẹ không nên quá nóng vội. Con cần được tập ăn một cách khoa học, hợp lý và đặc biệt là ăn từ ít đến nhiều. Điều này giúp bộ máy tiêu hóa còn non nớt và khả năng hấp thu của con tốt hơn.

Mẹ có thể bắt đầu việc ăn dặm cho bé bằng vài ba thìa thức ăn loãng, sau tăng dần độ đặc và số lượng thức ăn lên theo thời gian. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé ăn bữa phụ bằng 1 ly Vinlac để bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn cũng như ăn ngon hơn vào các bữa chính.

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Ăn từ 1 nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Giai đoạn tập cho bé ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu “khám phá” các mùi vị khác nhau, mẹ hãy tập cho con ăn từng nhóm thực phẩm vừa xem khẩu vị của bé cũng như xem thể bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không, có bị rối loạn tiêu hóa không. Thường thì bé cần 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới. 

Ăn từ 1 nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Ngoài ra, mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý:

Nhóm chất bột đường: nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé. Mẹ có thể  nghiền cháo, khoai cho bé làm quen với nhóm thực phẩm này dần dần.

Nhóm chất đạm: Mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều đạm tránh gây hại hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ…). Việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật này sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Nhóm rau củ và trái cây: cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Mẹ cần chế biến rau củ quả cho đúng cách để không làm mất chất dinh dưỡng của đồ ăn. 

Nhóm chất béo: Mẹ có thể trộn 1 thìa dầu ăn (dầu mè/oliu) vào thức ăn của bé sau khi nấu chín. Hoặc mẹ cho bé dùng thêm phô mai, bơ kèm các món chính. Nhóm thực phẩm này giúp bữa ăn của bé thêm ngon hơn, hợp khẩu vị của bé hơn.

Không nêm gia vị (mắm, muối) vào đồ ăn trẻ dưới 1 tuổi

Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nhu cầu về muối của con rất ít và bé đã được bổ sung đủ trong sữa mẹ và đồ ăn dặm mà chưa cần nêm. Chính vì thế, việc nêm thêm gia vị có thể ảnh hưởng tới thận của bé do thận của bé còn chưa hoàn thiện và chức năng đào thải muối còn chưa tốt. Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể dần bổ sung thêm gia vị nhưng với lượng hợp lý để kích thích vị giác trẻ. 

Xem thêm: Ăn dặm tự chỉ huy và lợi ích tuyệt vời mẹ nên biết

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé yêu 

Để các mẹ không mất quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bữa ăn cho bé, Vinlac gửi đến các mẹ thực đơn tham khảo rất hữu ích dưới đây nhé!

Thực đơn ăn dặm cho bé 6-12 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 6-12 tháng tuổi

Một lưu ý đặc biệt quan trọng cho các mẹ, thời gian đầu cho bé tập ăn chủ yếu để làm quen với thìa, tập nhai và nuốt. Vậy nên mẹ cần kết hợp linh hoạt giữa bữa ăn dặm của bé với việc uống sữa mỗi ngày. Các mẹ đừng vì bé bắt đầu ăn dặm mà cắt bỏ hoàn toàn sữa cho bé. Mẹ nên cho con uống xen kẽ giữa các bữa chính (khoảng thời gian bé không đói quá, không no quá) để tránh trường hợp no quá không thể uống thêm sữa hoặc đói quá làm giảm hiệu quả hấp thu sữa. 1 ly Vinlac cho bữa chiều và 1 ly cho bữa tối trước khi đi ngủ 1-2 tiếng là hợp lý nhất để trẻ ăn ngoan, cao lớn và khỏe mạnh hơn, các mẹ ạ. 

Bắt đầu thói quen mới không dễ dàng, nhưng Vinlac sẽ sát cánh cùng mẹ giúp bé phát triển toàn diện.

Bài viết liên quan

Vinlac

Pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh “chuẩn không cần chỉnh”

Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh là việc làm quen thuộc với các mẹ, tuy nhiên, mẹ có chắc là mình đã thực hiện đúng cách chưa? Nước pha sữa cho bé bao nhiêu độ và nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống là bao nhiêu? Hãy cùng Vinlac tìm hiểu cách pha sữa cho trẻ sơ sinh "chuẩn không cần chỉnh" các mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CÁCH PHA VINLAC CHO TRẺ BIẾNG ĂN, CHẬM TĂNG CÂN

Pha sữa cho con chắc chắn là công việc quen thuộc với mỗi ông bố bà mẹ. Hãy cùng học cách pha Vinlac cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân chi tiết để đạt hiệu quả tốt nhất mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 10 loại sữa tăng cân cho bé biếng ăn, chậm tăng cân

Sữa là một trong những loại thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu, được nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn khi muốn con tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có quá nhiều loại sữa tăng cân cho bé khiến mẹ không biết đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất cho con. Dưới đây là một số loại sữa giúp bé tăng cân uy tín, được nhiều người tin dùng mà mẹ có thể tham khảo, chọn cho con yêu nhà mình.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHIA SẺ KINH NGHIỆM “TRẺ SUY DINH DƯỠNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ TĂNG CÂN”

Trẻ bị biếng ăn, suy dinh dưỡng có lẽ là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bảng So Sánh Sữa Mẹ và Sữa Công Thức [Update 2024]

Sữa công thức là một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ trong một số trường hợp. Sữa công thức cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé trong quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của sữa mẹ và sữa công thức, hãy theo dõi bảng so sánh trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

BỘT ĂN DẶM VINLAC CỦA NƯỚC NÀO? VÌ SAO LẠI ĐƯỢC CÁC MẸ TIN TƯỞNG LỰA CHỌN NHƯ VẬY?

“Bột ăn dặm Vinlac” là sản phẩm dinh dưỡng Việt hàng đầu, được các mẹ đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn. Vậy bột ăn dặm Vinlac của nước nào? Bột ăn dặm Vinlac bán ở đâu?

Tìm hiểu thêm