Tổng quan bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, điều trị

Đăng ngày 07/11/2021

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh không phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách chữa trị kịp thời.

Nội dung chính

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là gì?

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cách phòng ngừa

Câu hỏi thường gặp

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là gì?

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi do sức đề kháng còn yếu, chưa có khả năng chống lại các virus gây bệnh. 

Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm là vào mùa hè, từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Phần lớn trẻ mắc bệnh có diễn biến nhẹ nhưng cũng có trường hợp gặp phải biến chứng nguy hiểm với các triệu chứng chuyển biến nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là gì?

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em là do 2 loại virus: Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71), sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.

Trong đó:

  • Virus Coxsackievirus A16: Là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi sau 7 - 10 ngày. 
  • Enterovirus 71 (EV71): Gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tay chân miệng

Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. 

Trẻ sinh sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới, bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm. 

Trẻ thường xuyên đến những nơi công cộng như nhà trẻ, sân chơi kém vệ sinh, tiếp xúc với nhiều người… 

Vệ sinh cá nhân kém tạo ra nhiều cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể cũng gây bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh. 

Có nhiều nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ trải qua 4 giai đoạn:

1. Giai đoạn ủ bệnh

Diễn ra khoảng 3 – 7 ngày, trẻ chưa có các dấu hiệu cụ thể.

2. Giai đoạn khởi phát

Kéo dài từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

3. Giai đoạn toàn phát

Kéo dài 3 – 10 ngày, với các triệu chứng điển hình như:

  • Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 - 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú,…
  • Phát ban dạng phỏng nước: đặc điểm này biểu hiện rõ nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, nốt ban hồng có đường kính vài milimet, nổi trên bề mặt da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông và trở thành bóng nước. 
  • Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Chúng có thể để lại vết thâm, tuy nhiên rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Trẻ có thể sốt nhẹ, nôn.
  • Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 - 5 của bệnh.

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

4. Giai đoạn lui bệnh

Thường từ 3 - 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Sau khi phát hiện các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Đối với bệnh thể nhẹ sẽ được chỉ định điều trị tại nhà, cần cho bé uống thuốc đúng theo kê đơn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc đặc trị, bác sĩ có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen để giúp giảm đau. Lưu ý không sử dụng thuốc kháng sinh vì nguyên nhân gây bệnh là do virus.

Thời gian phục hồi

Tùy vào cơ địa của từng trẻ cũng như cách chăm sóc của bố mẹ. Thông thường, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh thể nhẹ và được chăm sóc tốt sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày tính từ lúc phát bệnh (dạng sốt nhẹ).

Thời gian phục hồi phụ thuộc vào cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Cách chăm sóc

Cho trẻ nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ cần tích cực cho bú để nâng cao sức đề kháng. Một số bà mẹ thường kiêng tắm khi con bị bệnh vì sợ vỡ các mụn nước, tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm, khiến trẻ bí bách, khó chịu, tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh tấn công. Cách tốt nhất là nên giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, dùng nước ấm để lau người hàng ngày cho trẻ. 

Xử lý khi gặp biến chứng nguy hiểm: Trường hợp trẻ có dấu hiệu chuyển biến nặng như: sốt cao từ 38 độ C trở lên, quấy khóc không ngừng, bỏ bú, ngủ li bì, co giật, hôn mê… cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị.

Chi tiết: Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

- Đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ. 

- Mọi đồ dùng bát đũa, đồ chơi, các bề mặt mà trẻ hay tiếp xúc, cầm nắm… cần phải sạch sẽ và hợp vệ sinh.

- Nhắc nhở bé rửa tay thường xuyên, đồng thời bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần phải chú ý rửa tay cẩn thận,  đặc biệt là trước khi chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn uống.

- Giặt quần áo, ga trải giường, chăn màn bằng xà phòng và nước nóng, phơi dưới ánh nắng mặt trời.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày, tắm rửa sạch sẽ.

- Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông công cộng, hoặc tiếp xúc đông người, có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non

Câu hỏi thường gặp

Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng có nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, cha mẹ vẫn cần theo dõi, quan sát các biểu hiện như: thân nhiệt, tình trạng ăn uống, các nốt phỏng xuất hiện trên da tay, chân miệng… để có thể tự xử lý tại nhà, tránh gây những khó chịu cho trẻ. 

Khi bệnh trở nặng với các triệu chứng như: sốt cao trên 38.5 độ C, bé quấy khóc liên tục, các nốt phỏng ở tay, chân, miệng nhiều hơn, có mủ và vỡ ra... cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị. Để bệnh nặng bé có thể mắc phải các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm độc thần kinh, viêm màng não, phù phổi... Thậm chí, trẻ sơ sinh bị tay chân miệng còn có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có lây không?

Câu trả lời là . Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra vì vậy chúng lây lan rất nhanh và có nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. 

Con đường lây nhiễm:

  • Dịch tiết mũi hoặc họng (nước bọt, nước mũi, đờm…).
  • Chất lỏng bên trong mụn nước.
  • Các giọt hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hay hắt hơi.
  • Chất thải từ cơ thể người bệnh (chẳng hạn như phân).
  • Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus từ người bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Thời gian lây nhiễm

Người bệnh có khả năng lan truyền virus mạnh nhất là ở tuần đầu tiên khi nhiễm. Tuy nhiên, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể trong nhiều tuần, ngay cả sau khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh không còn. Tức là đồng nghĩa với việc virus vẫn có khả năng lây lan qua người khác. Vì vậy, tuyệt đối không được chủ quan. 

Trên đây là tổng quan về bệnh tay chân miệng, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết đến cách chữa trị. Cha mẹ cần nắm rõ kiến thức để xử lý kịp thời (nếu bé nhà mình mắc bệnh), tránh tình trạng thiếu hiểu biết, gây những biến chứng nguy hiểm cho con nhé!

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm