Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà an toàn, chuẩn y tế

Đăng ngày 30/11/2023

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà quyết định phần lớn đến khả năng phục hồi và khỏi bệnh của trẻ. Mẹ cần nắm được những lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh tay chân miệng để con mau khỏi bệnh cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Dưới đây, Vinlac chia sẻ với mẹ một số thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề này mẹ cùng tham khảo nhé!

Hậu quả khi không điều trị tay chân miệng kịp thời và đúng cách

Tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra. Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh chủ yếu lây lan khi tiếp xúc trực tiếp qua nốt mụn nước, nước bọt, phân…Hầu như các trẻ có thể hồi phục hoàn toàn từ 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát. Dù đây là căn bệnh thường gặp, có thể điều trị tại nhà nếu bệnh nhẹ nhưng nếu không chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Có hai biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng là biến chứng suy hô hấp - tuần hoàn và chứng thần kinh. Cụ thể:

Biến chứng của tay chân miệng gây ảnh hưởng đến não bộ: viêm màng não, viêm não và viêm não tủy. Bên cạnh đó, trẻ sẽ có một số biểu hiện bất thường như hay bị giật mình, đi không vững, nhãn cầu rung/giật, mắt nhìn ngược,…

Virus bệnh còn gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch: viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch,…; xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập tại các nốt mụn trên da. Các triệu chứng về tim mạch, hô hấp rất khó nhận biết. Đặc biệt các triệu chứng như thở nhanh, nhịp tim nhanh, cao huyết áp chỉ có thể phát hiện được khi bé được bác sĩ thăm khám.

Hậu quả khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng sai cách

Da nổi nhiều nốt mụn nước mẩn đỏ khi con bị tay chân miệng

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Với trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ, chỉ loét miệng, tổn thương ở da và không bị sốt cao dài ngày thì có thể chữa trị tại nhà. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà để ba mẹ tham khảo.

Chăm sóc trẻ tay chân miệng đúng cách

Về thuốc điều trị

Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và các loại thuốc hạ sốt, giảm đau phù hợp với thể trạng sức khỏe của trẻ (ibuprofen hoặc paracetamol). Paracetamol 10-15mg/kg/lần là loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ bị tay chân miệng. Lưu ý, thuốc không được dùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi và không dùng quá 5 lần/ngày. Mỗi liều dùng cách nhau khoảng 4-6 giờ. Trong trường hợp trẻ không uống được hoặc khó uống thuốc, có thể thay thế bằng dạng viên đạn đặt hậu môn theo hướng dẫn của thầy thuốc.

cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng 1

Nên đưa trẻ bị tay chân miệng đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Về cách sinh hoạt

  • Cách phòng ngăn trẻ mắc bệnh tay chân miệng bao gồm việc cách ly trẻ nếu đã bị nhiễm bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn nên đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ bị bệnh và sau khi tiếp xúc, rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
  • Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, cha mẹ chườm ấm ở cổ, nách, bẹn kết hợp cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
  • Quần áo và tã lót của trẻ mắc bệnh cần được ngâm trong dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc trong nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng.
  • Các vật dụng cá nhân của trẻ như bình sữa, ly/cốc uống nước, chén/bát dùng để ăn cơm... cần phải được diệt khuẩn cẩn thận.
  • Hãy đảm bảo tắm rửa và vệ sinh cho bé hàng ngày bằng nước sạch để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Khi tắm chú ý giữ ấm cơ thể, tránh không gian có gió lùa vì bé bị sốt nhẹ có thể sẽ bị lạnh hơn bình thường.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, tắm rửa, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày và chăm sóc các tổn thương ngoài da bằng các dung dịch sát khuẩn nhằm tránh bội nhiễm khi các nốt mụn nước bị vỡ.
  • Không kiêng cữ và chữa bằng các biện pháp dân gian khi trẻ bệnh. Theo dõi tình trạng trẻ sát sao, phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo.

Về chế độ dinh dưỡng

  • Trẻ nhũ nhi còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ đầy đủ là tốt nhất.
  • Trẻ lớn hơn nên uống nhiều nước mát, uống đủ lượng nước vì khi bệnh trẻ có nguy cơ mất nước do sốt và lười ăn hơn.
  • Nên ăn thức ăn dễ tiêu mềm, lỏng. Hạn chế ăn thức ăn nhanh hoặc đồ cay nóng, chế biến sẵn.
  • Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm (1/2 muỗng canh muối hòa trong 200ml nước ấm) nếu trẻ súc được.
  • Chỉ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau và các thuốc khác do bác sĩ kê.

chăm sóc trẻ bị tay chân miệng 2

Trẻ bị tay chân miệng nên tránh ăn đồ cay, có tính nóng 

Sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Có rất nhiều sai lầm trong cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng khiến biến chứng bệnh trở nặng. Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý theo dõi tình trạng bệnh sát sao và tránh mắc các sai lầm dưới đây:

  • Tự ý dùng kháng sinh: Kháng sinh không chữa được bệnh do virus như tay chân miệng, thậm chí về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh miệng sai cách: Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể có những vết tổn thương trong miệng. Nhiều người cho rằng phải vệ sinh trực tiếp vào các vết tổn thương thì trẻ mới nhanh khỏi. Nhưng làm như vậy sẽ khiến vết loét nghiêm trọng hơn, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm nấm.
  • Kiêng gió, kiêng tắm: không gian quá kín gió khiến trẻ bí bách, khó chịu, ngứa ngáy. Nếu đi cùng với việc không tắm giặt sạch sẽ khiến trẻ bệnh càng thêm nặng, thậm chí các vết tổn thương có thể bị bội nhiễm, dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Ba mẹ nên ưu tiên tắm nước ấm và không chà sát quá mạnh. Không gian nơi ở cần thoáng và sạch sẽ.
  • Bôi thuốc lên mụn nước: Nhiều ba mẹ bôi thuốc lên các mụn nước vì nghĩ tránh ngứa, tránh đau… thì bệnh mới mau khỏi, nên đã tự tìm các loại thuốc bôi ngoài da về bôi cho trẻ. Thực tế, các nốt này không ngứa, ấn không đau và ba mẹ không nên tự ý bôi thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Chọc vỡ mụn nước để nhanh khỏi bệnh: Việc làm này sẽ khiến mụn nước bị bội nhiễm. Bản chất của mụn nước trong tay chân miệng là sẽ tự khỏi và không nhiễm trùng.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Không tự ý tác động vào các nốt mụn nước khi chăm trẻ bị tay chân miệng

Khi nào trẻ bị tay chân miệng cần tới bệnh viện?

Bệnh tay chân miệng đặc biệt hơn các bệnh lý khác do biến chứng của bệnh có thể trở nặng chỉ sau vài giờ. Vì vậy, bố mẹ không nên chủ quan, phải biết phát hiện các triệu chứng kèm theo các dấu hiệu ngoài da và niêm mạc để đưa bé đi khám ngay tại các cơ sở y tế. Khi trẻ bị tay chân miệng gặp các dấu hiệu sau đây sẽ có khả năng có biến chứng và cần được thăm khám ngay:

  • Sốt cao không đáp ứng với điều trị, sốt trên 38,5 độ không dứt, sốt trên 48 giờ.
  • Giật mình chới với, hốt hoảng. Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ chú ý quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
  • Quấy khóc dai dẳng kéo dài.Trẻ có thể quấy khóc nhiều, quấy khóc cả đêm không ngủ (Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp).
  • Run hoặc yếu chi, đi đứng loạng choạng.
  • Đảo mắt bất thường.
  • Thở mệt, mạch đập nhanh.
  • Da nổi gai ốc hoặc tím tái, cảm thấy lạnh.
  • Nôn ói nhiều.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Chủ động thực hiện các phương pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Nhất là giai đoạn bệnh bùng phát mạnh (tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12):

  • Ăn chín uống sôi. Giữ vệ sinh khi ăn uống như không cho trẻ mút tay hay bốc thức ăn, khử trùng bát, thìa…)
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay sát khuẩn.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Mang khẩu trang, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Vệ sinh không gian sống, đặc biệt là không gian vui chơi của trẻ và những nơi mà trẻ hay tiếp xúc như mặt bàn, mặt ghế…
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
  • Đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh.

Cách chăm sóc tay chân miệng cho mẹ

Phòng tránh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho ba mẹ những kiến thức cơ bản, thiết yếu về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Trong quá trình này, nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh chuyển nặng nào, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng không mong muốn về sau!

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm