Đừng tự ý bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn nếu mẹ chưa biết những điều này!
Đăng ngày 15/08/2024
Trẻ biếng ăn có nên bổ sung kẽm?
Dấu hiệu trẻ biếng ăn do thiếu kẽm
Việc trẻ biếng ăn là một vấn đề phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là do thiếu kẽm. Trẻ thiếu kẽm thường có những dấu hiệu như:
- Không tập trung, mệt mỏi, hay buồn ngủ
- Không chịu ăn, không nhận biết vị của món ăn.
- Dễ mắc các bệnh như: viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại, viêm da, viêm đường tiêu hóa,…
- Da khô, sạm
- Tóc rụng nhiều, móng tay giòn mỏng dễ gãy.
Trẻ biếng ăn thiếu kẽm có dấu hiệu mệt mỏi uể oải
Tại sao thiếu kẽm lại khiến trẻ biếng ăn?
Kẽm là một trong các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hơn 70 enzyme trong cơ thể thực hiện các phản ứng sinh hóa, phụ thuộc vào kẽm. Dưới đây là những lý do của việc thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn :
- Niêm mạc miệng giảm nhạy cảm: Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của niêm mạc miệng. Thiếu kẽm có thể làm giảm nhạy cảm của niêm mạc miệng, khiến trẻ không cảm thấy ngon miệng khi ăn. Điều này làm giảm sự hấp dẫn của thức ăn và khiến trẻ trở nên biếng ăn hơn.
- Rối loạn mùi vị: Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp các protein liên quan đến khứu giác và vị giác. Thiếu kẽm có thể dẫn đến rối loạn mùi vị, làm cho trẻ cảm thấy thức ăn không ngon miệng và chán ăn.
- Giảm khả năng tiêu hóa: Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp các enzym tiêu hóa, giúp phân hủy đạm, tinh bột và các dưỡng chất khác. Thiếu kẽm làm giảm khả năng phân hủy thức ăn, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
- Giảm miễn dịch: Kẽm có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống miễn dịch. Thiếu kẽm khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, làm cơ thể mệt mỏi và giảm cảm giác thèm ăn.
- Không còn cảm giác thèm ăn: Kẽm điều chỉnh mức độ ghrelin (hormone đói) và leptin trong cơ thể. Thiếu kẽm có thể dẫn đến mất cân bằng các hormone này, gây chán ăn và giảm hấp thu năng lượng.
Vì vậy trẻ biếng ăn nên bổ sung kẽm trong trường hợp bé thực sự thiếu hụt dưỡng chất này và được xác định qua việc khám dinh dưỡng và chỉ dẫn của chuyên gia.
Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Việc bổ sung kẽm đúng cách không chỉ giúp trẻ cảm thấy thèm ăn hơn mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thế nào đúng chuẩn?
Liều lượng kẽm cho bé biếng ăn bao nhiêu là đủ
Việc bổ sung kẽm cho trẻ cần được thực hiện đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Trẻ biếng ăn không cần bổ sung nhiều kẽm, chỉ cần đủ chuẩn. Dưới đây là liều lượng kẽm khuyến nghị cho trẻ (theo Tổ chức Y Tế Thế Giới - WHO):
- Trẻ 0-6 tháng: 2 mg/ngày
- Trẻ 7-12 tháng: 3 mg/ngày
- Trẻ 1-3 tuổi: 3 mg/ngày
- Trẻ 4-8 tuổi: 5 mg/ngày
Ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định liều lượng kẽm phù hợp với tình trạng cụ thể của trẻ.
Nguồn bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Một cách hiệu quả để bổ sung kẽm cho trẻ là thông qua thực phẩm giàu kẽm. Dưới đây là một số thực phẩm giàu kẽm mà ba mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ:
Bổ sung qua thực phẩm giàu kẽm hàng ngày
- Thịt đỏ, thịt gia cầm: Nên chọn lựa loại thịt nạc, không mỡ hoặc sườn non để chế biến cho bé. Đây đều là những loại thực phẩm dễ tìm mua và cực kì bổ dưỡng.
- Tôm, cua, hàu: Cua và tôm hùm là 2 loại hải sản giàu kẽm, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt 1 con hàu cỡ vừa trung bình chứa đến 5,3mg kẽm. Ngoài ra, hàu cũng rất giàu protein, ít calo, giàu các loại chất khoáng và vitamin như vitamin C, B12 và sắt. Mẹ có thể chế biến những thực phẩm này cùng cháo, súp cho bé ăn rất thơm ngon và dinh dưỡng.
- Các loại đậu: Các loại đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh... rất giàu chất xơ, sắt và kẽm.
- Các loại hạt: Một số loại hạt như hạt điều, hạt bí, đậu phộng, hạt chia... cũng cung cấp một lượng kẽm thiết yếu cho trẻ. Mẹ có thể làm gỏi và rắc đậu phộng lên cho bé thưởng thức hay cho bé ăn kèm hạt điều với salad, sữa chua…
- Rau củ quả: Trong 125g rau củ các loại như nấm, bông cải… có chứa khoảng 0,4mg kẽm (tương đương 2%) nhu cầu sắt mỗi ngày. Đây sẽ là những nguồn thực phẩm quan trọng để bổ sung kẽm cho bé biếng ăn mà lại không chứa quá nhiều calorie.
- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo nâu... là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời mà ba mẹ không nên bỏ qua. 2g yến mạch có chứa khoảng 0,9mg kẽm. Tương tự, 62g gạo nâu có chứa khoảng 0,6mg kẽm. Một lát bánh mì nguyên hạt có chứa 0,5mg kẽm.
- Chocolate đen: Là món ăn giàu kẽm yêu thích của nhiều bạn nhỏ, tuy nhiên chỉ nên ăn không quá 28g/ ngày.
Đừng bỏ qua: 15 thực phẩm giàu kẽm cho bé, kích thích trẻ ăn ngon miệng
Thực phẩm chứa kẽm cho bé rất đa dạng
Thực phẩm bổ sung và viên uống
Ngoài việc bổ sung kẽm qua thực phẩm, ba mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung kẽm như:
- Sữa công thức: Một số loại sữa công thức được bổ sung kẽm giúp hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
- Kẽm dạng viên: Các sản phẩm viên uống bổ sung kẽm dành cho trẻ em có thể được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Kết hợp kẽm và các loại dưỡng chất khác
Để tăng cường khả năng hấp thụ kẽm trong cơ thể nên kết hợp bổ sung với các dưỡng chất khác như vitamin A, B6, C và phốt pho. Cụ thể:
- Vitamin A giúp duy trì và cải thiện chức năng của niêm mạc ruột, từ đó hỗ trợ hấp thụ các khoáng chất bao gồm kẽm. Ngoài ra, vitamin A còn có vai trò trong việc điều hòa hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó tạo điều kiện tốt hơn cho sự hấp thụ kẽm.
- Vitamin B6 tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa trong cơ thể, bao gồm chuyển hóa protein và tổng hợp hemoglobin.
- Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do. Vitamin C cũng giúp tăng cường hấp thụ kẽm bằng cách duy trì môi trường axit trong dạ dày
Lưu ý không nên uống kẽm cùng với canxi, sắt, magie, đồng. Lý do bởi các chất này sử dụng cùng một loại protein vận chuyển để đi qua màng ruột và vào máu. Khi có quá nhiều canxi, sắt, magie hoặc đồng trong chế độ ăn, chúng có thể làm giảm lượng kẽm được hấp thụ, do đó giảm hiệu quả của việc bổ sung kẽm. Để tránh sự cạnh tranh này, nên bổ sung kẽm vào thời điểm khác nhau.
Cùng chủ đề: Vitamin cho trẻ biếng ăn
Kết hợp kẽm với một số vi chất phù hợp khác để tăng hiệu quả dinh dưỡng
Theo dõi và điều chỉnh
Việc bổ sung kẽm cho trẻ cần được theo dõi cẩn thận. Ba mẹ nên chú ý đến các phản ứng của trẻ sau khi bổ sung kẽm để xem có cải thiện tình trạng biếng ăn hay không, cũng như theo dõi bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Dựa vào phản ứng của trẻ, có thể cần điều chỉnh liều lượng kẽm bổ sung. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Theo dõi tình trạng của trẻ và tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng
Khám và làm theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng
Để đảm bảo trẻ nhận được chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám và nhận lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của trẻ và đưa ra kế hoạch bổ sung kẽm và các dưỡng chất khác phù hợp.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ba mẹ biết thêm về cách bổ sung kẽm cho bé biếng ăn sao cho đúng chuẩn. Đồng thời làm giàu thêm cẩm nang trong việc nuôi dạy trẻ biếng ăn.