15 thực phẩm giàu kẽm cho bé, kích thích trẻ ăn ngon miệng
Đăng ngày 20/11/2022
Nhu cầu kẽm cần có trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ nhỏ
Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ mà ở mỗi giai đoạn, nhu cầu kẽm cần có trong khẩu phần ăn hàng ngày của con sẽ thay đổi. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu kẽm cần có trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ là:
- Trẻ dưới 5 tháng: 2,8mg/ngày,
- Trẻ 6-11 tháng-2 tuổi: 4,1mg/ngày
- Trẻ 3-5 tuổi: 4,8mg/ngày,
- Trẻ 6-9 tuổi: 5,6mg/ngày,
- 10-19 tuổi: khoảng 7,2 đối với nữ và 8,6mg/ngày đối với nam.
Vai trò của kẽm đối với trẻ em
Những thực phẩm giàu kẽm cho bé mà mẹ nhất định không được bỏ qua
Để bổ sung kẽm cho bé, bên cạnh các loại thực phẩm chức năng hay các loại thuốc, mẹ nên chú ý tới khẩu phần ăn hàng ngày của con. Đây sẽ là nguồn bổ sung dồi dào, hạn chế được việc thừa kẽm gây ra các vấn đề nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là 15 thực phẩm giàu kẽm cho bé cũng như hàm lượng kẽm có trong từng loại cụ thể. Mẹ lưu vào để chế biến cho bé ăn hàng ngày nhé!
Thịt bò
Thịt bò là một trong những loại thực phẩm quen thuộc với các mẹ vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, hàm lượng kẽm trong thịt bò cũng rất dồi dào. Trong 93g thịt bò sẽ chứa 7mg kẽm, chiếm khoảng hơn 100% nhu cầu kẽm của trẻ trên 7 tháng tuổi.
Bò là một trong những loại thực phẩm giàu kẽm
Mẹ có thể sử dụng thịt bò để chế biến thành nhiều món ăn như bò hầm, cháo thịt bò, thịt bò xào. Mặc dù chứa nhiều kẽm nhưng với các bé chưa được 1 tuổi, mẹ cũng chỉ nên cho con ăn 1 lần 1 tuần để tránh dư lượng kẽm trong cơ thể. Ngoài ra, khi chế biến thịt bò cho bé ăn dặm, mẹ cũng cần làm mềm thịt bò, để bé nhai nuốt dễ dàng, tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con.
Cua
Trung bình 1 con cua biển sẽ cho khoảng 4,7mg kẽm. Ngoài ra, cua còn chứa nhiều protein và các khoáng chất khác như magie, tốt cho tim mạch và các hệ cơ của bé. Vì vậy, mẹ có thể dùng thịt cua để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn cho con như cháo cua cà rốt, cháo cua mồng tơi, bánh mì.
Cua chứa nhiều kẽm, là nguồn bổ sung lý tưởng cho bé
Mặc dù chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như mẹ chỉ nên cho bé ăn cua khi đã trên 7 tháng tuổi để hạn chế việc dị ứng. Bên cạnh đó, lúc này hệ tiêu hóa của con đã hoàn thiện hơn, có khả năng xử lý toàn bộ chất dinh dưỡng trong cua.
Tôm
Tôm cũng là một trong những thực phẩm giàu kẽm cho bé. Trong 100g tôm có khoảng 1,34g kẽm. Ngoài ra, trong tôm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, phốt pho, sắt, canxi,... Vì vậy, mẹ có thể sử dụng tôm để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng cho bé.
Tuy nhiên, khi chế biến tôm cũng như các loại hải sản khác cho bé ăn dặm, mẹ nên tránh kết hợp cùng trái cây vì nó vô tình làm giảm khả năng hấp thụ protein và canxi của cơ thể. Nặng hơn, chúng có thể gây ra kích ứng hệ tiêu hóa, khiến trẻ đau bụng, buồn nôn.
Trứng gà
Trứng gà là một trong những loại thực phẩm quen thuộc, giá thành rẻ và dễ kiếm. Thế nhưng, hàm lượng dinh dưỡng từ trứng gà lại vô cùng lớn. Trong 100g lòng đỏ trứng gà có tới 2,5mg kẽm. Ngoài ra, trứng gà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D,...
Trứng gà đơn giản, dễ kiếm nhưng chứa hàm lượng kẽm cao, tốt cho bé
Không chỉ bổ dưỡng, trứng gà còn dễ dàng kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Mẹ có thể chế biến cháo trứng, trứng cuộn, trứng ốp la... cho bé ăn dặm mà không lo con cảm thấy ngán.
Trứng gà nấu với rau gì cho bé ăn dặm
Hàu
Hàu được xem là loại hải sản chứa nhiều hàm lượng kẽm nhất. Một con hàu cỡ vừa có thể cung cấp tới 5,3mg kẽm. Bên cạnh đó, hàu còn dồi dào protein, vitamin C, B12, sắt,omega-3,... Giàu dinh dưỡng nhưng hàu lại chứa rất ít calorie nên mẹ có thể chế biến thành nhiều món ngon như cháo hàu nấu với nấm, đậu, hạt sen, hoặc hàu nướng cho bé ăn.
Sườn
Sườn lợn là món ăn yêu thích của nhiều bạn nhỏ. 100g sườn chứa khoảng 2,9g kẽm, là nguồn bổ sung kẽm lý tưởng cho bé. Bên cạnh đó, sườn còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như đạm, choline, tốt cho trí não và sự phát triển của bé. Từ sườn, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như canh sườn củ quả, sườn sốt, sườn nướng,...
Ngũ cốc
Đây chắc chắn là loại thực phẩm mà mẹ nên cho vào khẩu phần ăn hàng ngày của con nếu muốn bổ sung kẽm cho bé. Cứ 100g ngũ cốc sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 5,2mg kẽm. Tuy nhiên, khi mua ngũ cốc cho con, mẹ cũng cần tìm loại có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chứa bột mì cũng như các loại dầu hydro khác.
Các loại hạt không chỉ chứa nhiều protein, vitamin mà còn chứa hàm lượng kẽm cao
Yến mạch
Yến mạch vốn nổi tiếng bởi chứa nhiều chất xơ, phòng chống táo bón cho trẻ, thế nhưng, đây còn là một loại thực phẩm dồi dào kẽm. Một bát yến mạch thô cung cấp tới 27% nhu cầu kẽm mỗi ngày cho bé (khoảng 2,95mg). Bên cạnh đó, yến mạch còn chứa nhiều loại chất dinh dưỡng khác như sắt, canxi, magie, phốt pho, vitamin,...
Yến mạch cung cấp một lượng lớn kẽm mà bé cần
Dù tốt cho sức khỏe nhưng yến mạch khá thô và cứng. Do đó, mẹ chỉ nên cho con ăn yến mạch khi được khoảng 7 tháng tuổi để tránh trường hợp đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng do trẻ không thể tiêu hóa được. Đặc biệt, khi chế biến yến mạch cho bé ăn dặm, mẹ nên làm mềm, xay nhuyễn để con dễ dàng hấp thu.
Hạnh nhân
Trong 100g hạnh nhân có tới 2,8mg kẽm và nhiều dưỡng chất quan trọng khác như 3 magie, omega 3, vitamin E. Tuy nhiên, hạnh nhân là loại hạt cứng, bé không thể sử dụng trực tiếp như một món ăn. Do đó, mẹ cần chế biến hạnh nhân thành các món như sữa hạnh nhân, cháo hạnh nhân, bánh hạnh nhân,...
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan là một trong những loại rau củ có chứa hệ thống dưỡng chất đáng kinh ngạc. Mỗi 100g đậu Hà Lan bổ sung tới 4mg kẽm cho cơ thể. Do đó, đây là loại thực phẩm mà mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua.
Không chỉ cung cấp một lượng kẽm dồi dào, đậu Hà Lan còn chứa nhiều loại dưỡng chất khác như: chất xơ, protein, vitamin, mangan, sắt, photpho. Từ loại thực phẩm này, mẹ có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món khác nhau cho bé ăn dặm như cháo đậu, đậu Hà Lan xào thịt bò, súp đậu Hà Lan ngô non,... Những món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con phát triển toàn diện.
Đậu Hà Lan là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao đáng kinh ngạc
Rau chân vịt
Theo nghiên cứu, trong 100g rau chân vịt (hay còn gọi là cải bó xôi, rau bina) có khoảng 0,45mg kẽm. Thêm vào đó, loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như: natri, kali, canxi, photpho, mangan, sắt, đồng, vitamin, canxi… Chính vì vậy, rau chân vịt còn được gọi là siêu thực phẩm vì những lợi ích mà nó đem lại cho sức khỏe con người.
Với rau chân vịt, mẹ có thể kết hợp cùng các loại thịt, vừa giúp bé dễ ăn hơn, lại vừa cung cấp đa dạng nguồn dưỡng chất. Một số món ăn mẹ có thể thử như: cháo thịt bò rau chân vịt, rau chân vịt và đậu Hà Lan nghiền, cháo cá hồi cải bó xôi...
Nấm
Nấm cũng được xếp vào nhóm thực phẩm giàu kẽm cho bé, kích thích trẻ ăn ngon miệng. Nghiên cứu đã chỉ ra, 100g nấm sẽ cho khoảng 1,4mg kẽm và nhiều vitamin có lợi. Vì vậy, mẹ nên đưa nấm vào khẩu phần ăn hàng ngày của con bằng cách kết hợp với nhiều thực phẩm khác.
Socola đen
Món đồ ăn vặt phổ biến này lại là nguồn bổ sung kẽm vô cùng dồi dào cho trẻ. Cứ 100g socola đen 70 - 85% sẽ cho tới 3,3mg kẽm. Hàm lượng kẽm có trong 100g socola đen này chiến tới 30% giá trị kẽm cần thiết trong một ngày. Mặc dù socola đen không chỉ cung cấp kẽm mà còn bổ sung cho cơ thể trẻ các chất chống oxy hóa, hỗ trợ giảm viêm, giảm cholesterol nhưng mẹ cũng chỉ nên cho con ăn tối đa 28g một ngày.
Lựu
Lựu được đánh giá là một trong những siêu thực phẩm có lợi cho sự phát triển của trẻ mà mẹ tuyệt đối không được bỏ qua. Một trái lựu cỡ vừa cung cấp khoảng 1mg kẽm. Ngoài ra, dinh dưỡng mà lựu cung cấp cũng rất phong phú, bao gồm chất xơ, vitamin C, kali,...
Lựu là một trong những "siêu thực phẩm", chứa một lượng kẽm lớn
Nhờ chứa kẽm và các chất dinh dưỡng khác mà lựu thúc đẩy sự thèm ăn ở trẻ nhỏ, giúp trẻ hạn chế các vấn đề về tiêu hóa như như tiêu chảy và kiết lỵ. Bên cạnh đó, nhờ có chứa các chất oxy hóa, lựu còn tham gia vào hoạt động bảo vệ gan của cơ thể. Với lựu, mẹ có thể ép lấy nước và cho bé uống trực tiếp.
Chuối
Chuối được biết đến là loại quả cung cấp lượng kali dồi dào. Tuy nhiên, ngoài kali, chuối còn chứa rất nhiều kẽm và một số khoáng chất khác. Trung bình, một quả chuối cỡ vừa sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 0,23mg kẽm. Đồng thời, chuối còn bổ sung cho cơ thể carbohydrate, protein, vitamin, mangan, magie, folate, niacin, sắt, kali,… Các dưỡng chất có trong chuối góp phần quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ.
Chuối là một trong những loại quả mềm, hương vị thơm ngọt nên bé rất thích thú khi ăn. Ngoài cách ăn trực tiếp, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm như: chuối nghiền sữa, pancake chuối, sinh tố chuối...
Trên đây là những thực phẩm giàu kẽm cho bé vừa dễ tìm, vừa dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Hy vọng với 15 thực phẩm trên, bé sẽ được kích thích vị giác, ăn ngon miệng và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.