Mách mẹ: 7 cách chữa nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh tại nhà

Đăng ngày 07/11/2021

Ngạt mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ, nhất là khi thời tiết chuyển sang đông. Vì vậy, mẹ cần biết cách chữa trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh để xử lý nhanh chóng, hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Ngạt mũi là tình trạng khoang mũi của trẻ có chứa nhiều dịch, khiến cho việc hít thở càng trở nên khó khăn hơn. Mẹ có thể nhận biết 1 số dấu hiệu bé ngạt mũi khó thở như: hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, có vẩy đặc trong mũi…

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ ngạt mũi: cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng, có dị vật trong mũi… Tuy nhiên, dù là lý do gì thì mẹ cũng cần tìm cách điều trị ngạt mũi ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, sức đề kháng còn yếu.

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh khiến bé khó chịu

Cách chữa trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

1. Làm sạch mũi cho trẻ

Để trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh, trước hết cha mẹ cần phải làm sạch mũi của bé bằng cách loại bỏ chất nhầy trong mũi của con. Mẹ có thể dùng bông sạch có nhúng nước ấm hoặc nước muối sinh lý, rồi nhẹ nhàng chấm và lau sạch mũi cho bé. 

2. Nhỏ nước muối sinh lý

Mẹ chỉ cần cho bé nằm ngửa và nhỏ nước muối vào từng bên lỗ mũi của trẻ. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch mũi và giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, tuyệt đối không lạm dụng, chỉ nhỏ tối đa 3 lần/ ngày, tránh làm khô mũi trẻ. 

3. Chữa nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh bằng cách hút mũi

Cách làm này được xem là đơn giản mà cho hiệu quả cao nhất. Mẹ có thể sử dụng máy hoặc hút bằng ống, giúp hút hết dịch nhầy và làm sạch khoang mũi cho trẻ. Lưu ý trước khi hút cần rửa sạch dụng cụ và nhỏ mũi để làm loãng dịch trong mũi, tránh làm đau bé. Việc này cũng chỉ nên thực hiện 2 - 3 lần/ ngày, tránh làm kích ứng niêm mạc mũi trẻ, dẫn đến chảy máu.

Chữa nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh bằng cách hút mũi

4. Day cánh mũi cho trẻ

Sau khi nhỏ nước muối sinh lý xong, mẹ có thể nhẹ nhàng day cánh mũi cho trẻ bằng cách dùng ngón tay nhẹ nhàng vuốt dọc 2 bên sống mũi, giúp trẻ dễ thở hơn và làm loãng dịch nhầy trong mũi.

5. Tạo độ ẩm không khí trong phòng

Vào mùa đông, thời tiết thường hanh khô, nếu không khí trong phòng quá khô và ngột ngạt, bé sẽ khó cải thiện được tình trạng ngạt mũi. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên giữ phòng của trẻ sạch sẽ, thoáng mát và có thể tăng độ ẩm bằng các thiết bị chuyên dụng. 

6. Nâng cao đầu trẻ khi ngủ

Một cách đơn giản nữa giúp điều trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh là nâng cao đầu trẻ khi ngủ, giúp bé dễ thở và ngủ ngon hơn. Mẹ có thể đặt một chiếc khăn bên dưới đầu trẻ để nâng đầu cao hơn một chút, tuy nhiên không gối cao quá nhé. 

Trị nghẹt mũi trẻ sơ sinh bằng cách nâng cao đầu trẻ khi ngủ

7. Một số mẹo trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

- Vỗ nhẹ lên lưng trẻ: Đặt con nằm trên đùi và vỗ hoặc mát-xa nhẹ nhàng lưng bé, khiến cho chất nhầy trong ngực trẻ giảm bớt.

- Chườm ấm lên tai: Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước ấm đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10 - 15 phút, sẽ giúp hỗ trợ cho con giảm nghẹt mũi. 

- Dùng tinh dầu tràm: Bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực,…để giữ ấm cho con. Đổ một ít dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này có thể để chữa sổ mũi cũng như nghẹt mũi.

- Thoa dầu lòng bàn chân: Mẹ xoa mỗi bên chân khoảng chừng 1 phút và sau đó đeo tất vào. Cách chữa trị nghẹt mũi này rất hiệu quả đối với trẻ sơ sinh.

- Cho trẻ tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp những mao mạch ở đường hô hấp giãn ra, tạo cảm giác thoải mái và giúp thông thoáng đường thở. Ngoài ra hơi nước còn làm cho loãng đờm cũng như giúp dịch tiết hô hấp dễ dàng thoát ra, khiến bé dễ chịu hơn. 

Cho trẻ tắm nước ấm để trị nghẹt mũi

Lưu ý khi chữa trị nghẹt mũi cho trẻ 

Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng chữa trị tại nhà (nếu tình trạng nhẹ), tuy nhiên, cha mẹ cần thận trọng và lưu ý 1 số điều sau:

- Tuyệt đối không tùy tiện cho trẻ uống những bài thuốc sử dụng thảo dược tự nhiên. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu, nếu uống vào rất dễ gây rối loạn tiêu hóa dẫn tới đau bụng, tiêu chảy,…

- Khi sử dụng bất kỳ mẹo chữa trị nghẹt mũi nào cho trẻ sơ sinh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh “lợn lành chữa lợn què”, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về trị nghẹt mũi cho trẻ mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. 

- Nếu tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh kéo dài hơn 1 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm, đặc biệt là khi xuất hiện thêm nhiều triệu chứng bất thường khác như: sốt cao, phát ban, thở khò khè, dịch nhầy từ mũi, miệng chuyển vàng, xanh, đặc quánh, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy… thì cha mẹ cần lập tức đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

- Ngoài ra, cha mẹ có thể chủ động ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh bằng cách vệ sinh mũi thường xuyên, giữ ấm, che chắn cẩn thận cho bé trước khi ra ngoài, tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách: tăng cường cho bú mẹ, bổ sung dinh dưỡng từ đa dạng các loại thức ăn cho trẻ (với trẻ bắt đầu ăn dặm).

Trên đây là những cách chữa trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần nắm rõ và bình tĩnh xử lý khi con gặp tình trạng này. Nếu có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, hãy đưa con đi gặp bác sĩ sớm để chữa trị kịp thời nhé!

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm