Khi bé ngạt mũi khó thở thì cha mẹ nên làm gì cho trẻ dễ chịu?
Đăng ngày 06/11/2021
Bé ngạt mũi khó thở phải làm sao? Nguyên nhân trẻ ngạt mũi khó thở là gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của các bậc cha mẹ đang “đứng ngồi không yên” vì bé quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ kèm theo những tiếng thở khó nhọc, khò khè. Cùng tìm hiểu lời giải cho tất cả những câu hỏi này qua bài viết dưới đây của Vinlac nhé!
Tình trạng bé ngạt mũi khó thở là gì?
Bé ngạt mũi khó thở là tình trạng tắc nghẽn 1 hoặc cả 2 bên mũi do dịch nhầy trong mũi dày đặc khiến mũi bị ngăn bít, cản trở việc hô hấp của trẻ.
Bé bị ngạt mũi là tình trạng thường gặp
Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện trẻ đang bị ngạt mũi khi bé thường xuyên quấy khóc, trằn trọc khó ngủ kèm theo tiếng thở khó nhọc, khò khè phát ra từ cổ họng hoặc khi trẻ thở bằng miệng thay vì mũi.
Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh tưởng chừng không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các dấu hiệu ho, chảy nước mũi thì có thể là biểu hiện của bệnh lý hô hấp nghiêm trọng các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Bên cạnh đó, tình trạng ngạt mũi khó thở có thể khiến trẻ gặp ác mộng khi ngủ, ngủ không ngon giấc, cơ thể mệt mỏi, đuối sức và quấy khóc.
Tại sao trẻ ngạt mũi khó thở?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ ngạt mũi khó thở. Thường gặp như:
Bé bị ngạt mũi khó thở xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Do cảm cúm
Trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém. Trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh. Virus cảm cúm, cảm lạnh chính là nguyên nhân số một gây ra tình trạng ngạt mũi, sổ mũi ở trẻ.
Trong trường hợp này, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại chỉ sau 5 - 7 ngày.
Dị ứng môi trường hoặc thời tiết
Không phải trẻ nhỏ nào cũng dị ứng với môi trường hoặc thời tiết. Tuy nhiên, với những trẻ nhạy cảm, mũi dễ tiết dịch, chất nhầy mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường xung quanh có nhiều bụi bẩn, phấn hoa hay lông động vật.
Trong trường hợp ngạt mũi khó thở do dị ứng môi trường hoặc thời tiết, bên cạnh tình trạng nghẹt 2 lỗ mũi gây khó thở, trẻ còn kèm theo hắt hơi liên tục, chảy nước mũi và ngứa mắt. Dịch mũi đa phần lỏng và có màu trắng nhạt.
Mũi khô
Tình trạng mũi khô thường thấy ở các bé nằm dưới điều hòa quá lâu. Niêm mạc mũi trẻ bị khô khiến chức năng làm sạch không khí khi hô hấp không được đảm bảo. Các vi khuẩn gây hại sẽ tiến vào mũi, họng gây ra tình trạng ngạt mũi, sổ mũi ở trẻ.
Có dị vật trong mũi
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, trong quá trình vui chơi, nô đùa có thể không may đưa dị vật vào trong mũi. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Trong đó, ngạt mũi, khó thở là tình trạng nhẹ nhất, mạnh hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Cha mẹ cần làm gì khi bé ngạt mũi khó thở?
Ngạt mũi khó thở sẽ khiến trẻ khó chịu với mức độ từ nhẹ đến nặng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng ngạt mũi sẽ có các cách chăm sóc trẻ phù hợp. Tuy nhiên, nếu không xác định được nguyên nhân, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây để giúp bé dễ chịu hơn.
Việc đầu tiên là vệ sinh mũi cho bé
-
Vệ sinh mũi: Cha mẹ có thể dùng xịt rửa mũi hoặc nước muối sinh lý để làm giảm tình trạng ngạt mũi của trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp này, hãy đảm bảo bảo dung dịch xịt rửa vô khuẩn, ấm để tránh làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn mũi cho bé.
-
Xông hơi mũi: Hơi nước ấm có thể làm giảm chứng ngạt mũi hiệu quả nhờ cơ chế làm lỏng dịch nhầy trong mũi, khiến dịch dễ dàng thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước ấm để tác dụng giảm ngạt mũi hiệu quả hơn, tinh thần trẻ thư thái hơn.
-
Dùng bóng hút mũi: Nguyên nhân gây ngạt mũi đến từ lượng dịch nhầy quá nhiều. Cha mẹ có thể sử dụng bóng hút mũi hút chất nhầy ra để trẻ hít thở dễ dàng hơn. Lưu ý, chỉ nên sử dụng không quá 4 lần/ngày, lực hút từ bóng hút sẽ khiến niêm mạc dễ kích ứng.
-
Giữ ấm cơ thể: Luôn giữ ấm cơ thể trẻ, nhất là khi trời chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc khi nhiệt độ đột ngột giảm xuống về đêm.
-
Cho trẻ uống đủ nước: Cung cấp đủ nước sẽ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn, dịch nhầy trong mũi cũng bớt đặc, dễ thoát ra ngoài hơn.
-
Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ: Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, đưa bé ra xa khỏi các tác nhân gây dị ứng nhu lông động vật, phấn hoa chính là biện pháp hiệu quả nhất với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng.
⇒ Tham khảo thêm: cách chữa nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Giữ nhà cửa sạch sẽ cũng góp phần phòng tránh ngạt mũi cho trẻ đó
Bé ngạt mũi khó thở là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Hãy áp dụng các biện pháp giảm ngạt mũi chúng tôi đã chia sẻ và nhanh chóng đưa trẻ đến phòng khám gần nhất để kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm: Cách để trẻ mọc răng không bị sốt
Ngoài ra, nếu cần tư vấn, giải đáp các thắc mắc khác liên quan đến sức khỏe, bệnh lý của trẻ bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết, các chuyên gia Vinlac sẽ hỗ trợ giải đáp chi tiết.
Chúc bé khỏe, lớn nhanh!