Hướng dẫn: 8 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

Đăng ngày 07/11/2021

Mẹ đang cho con bú bị ốm, sốt nhưng không dám sử dụng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến con. Vậy có cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú vừa hiệu quả, vừa an toàn không?

Nội dung chính

Một số nguyên nhân khiến mẹ cho con bú bị sốt

Hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

Mẹ bị sốt có nên tiếp tục cho con bú không?

Một số nguyên nhân khiến mẹ cho con bú bị sốt

Bà mẹ cho con bú bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân: 

  • Tắc tia sữa, nghiêm trọng hơn là viêm tuyến vú, áp xe vú. Các vấn đề liên quan đến tuyến vú như tắc tia sữa, viêm tuyến vú (mastitis) hoặc áp xe vú có thể gây sốt. Những vấn đề này thường xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú thông qua những vết thương nhỏ hoặc khi lượng sữa trong tuyến vú bị tắc.
  • Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo; nhiễm trùng vết mổ, viêm nội mạc tử cung do vi khuẩn xâm nhập vào khu vực này thông qua vết thương hoặc do sự thay đổi môi trường pH. Ngoài sốt, mẹ sẽ có các triệu chứng như đau bụng dưới, tiết dịch âm đạo có mùi hôi, đau đầu, ớn lạnh...
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng hoặc viêm tĩnh mạch: Nguy cơ kéo dài suốt thai kỳ và cao điểm ở giai đoạn hậu sản. Mẹ bị sốt nhẹ, rét run, mạch nhanh và bị phù đau khi bị viêm tắc ở chi dưới.
  • Cảm lạnh, cảm cúm. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bị sốt. Khi mẹ bị nhiễm virus gây cảm lạnh hoặc cảm cúm, hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể để tiêu diệt virus. Việc cho con bú trong khi mẹ sốt có thể được tiếp tục nếu mẹ không quá mệt mỏi và cảm thấy thoải mái. 
  • Ngộ độc thực phẩm: tiếp xúc với thực phẩm ôi thiu hoặc bị nhiễm chất độc từ thực phẩm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi mẹ bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ để loại bỏ chất độc. Đồng thời, mẹ cũng có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. 

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ cho con bú bị sốt

8 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

1. Bù nước cho cơ thể

Mẹ bị sốt cao khiến cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, dẫn đến mất nước. Vì vậy, cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú tốt nhất chính là bổ sung thêm nước cho cơ thể, bằng nước lọc, nước hoa quả, sữa tươi… Ngoài ra, đây cũng là cách để sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.

2. Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Mặc dù ốm, sốt, mệt mỏi có thể khiến mẹ chán ăn, nhưng hãy nghĩ đến con và giữ gìn sức khỏe. Càng ốm càng phải ăn nhiều hơn, bổ sung đa dạng nguồn dinh dưỡng cho cơ thể từ thịt, cá, trứng, sữa… đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ớt đỏ, rau màu xanh đậm, họ cam quýt, xoài, đu đủ, mâm xôi, dâu tây,… Bởi thực phẩm giàu vitamin C giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch từ đó giúp mẹ nhanh hạ sốt.

3. Súc miệng bằng nước muối

Mẹ sau sinh có thể bị sốt do vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng. Lúc này, nước muối sẽ giúp mẹ sát khuẩn và đỡ đau rát họng. Nên súc miệng bằng nước muối ngày 3-4 lần, có thể sử dụng nước muối pha loãng tại nhà hoặc dùng nước muối sinh lý.

Súc miệng nước muối cũng là cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

4. Uống trà thảo dược

Mẹ cho con bú bị sốt có thể uống 1 số loại trà thảo dược như : trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng, trà chanh, sả… đều có công dụng hạ sốt rất tốt mà lại an toàn, lành tính, thanh lọc cơ thể.

5. Ăn cháo hành, tía tô

Cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú bằng cháo hành, tía tô rất phổ biến. Tía tô giúp giải cảm, hạ sốt. Mỗi ngày, mẹ nên ăn từ 2 - 3 bát cháo (nấu từ các loại thịt lợn, gà, bò…) sẽ giúp cơ thể bài trừ được độc tố, giúp mẹ toát mồ hôi, giảm thân nhiệt. Cơ thể cũng sẽ khỏe khoắn, thoải mái hơn sau khi ăn cháo nóng.

⇒ Xem cách nấu: Cháo thịt bò tía tô

6. Dùng khăn ấm lau người

Mẹ nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh để vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây bệnh. Dùng khăn ấm để lau người, đặc biệt là các vị trí: cổ, nách, bẹn, trán, mang tai… Đồng thời, nên mặc quần áo mỏng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi, dễ chịu nhất để thân nhiệt không bị tăng nữa.

7. Chú ý nghỉ ngơi, thoải mái tinh thần

Mẹ cho con bú bị sốt cần được nghỉ ngơi thoải mái, tránh làm việc mệt mỏi, căng thẳng đầu óc. Tốt nhất, những lúc này, chị em nên nhờ người thân trong gia đình phụ việc chăm con, nhà cửa, giặt giũ,... để dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân nhiều hơn, giúp cơ thể nhanh hồi phục. 

Mẹ cho con bú bị sốt cần chú ý nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái

8. Sử dụng thuốc hạ sốt

Thực tế, vẫn có thuốc hạ sốt cho mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích vì 1 phần của thuốc sẽ đi vào sữa mẹ và tác động trực tiếp tới bé. Trong khi đó, chức năng gan thận của trẻ sơ sinh chưa tốt, khả năng đào thải chất độc chỉ bằng 10% người lớn. 

Vì vậy, trường hợp mẹ cho con bú bị sốt nhẹ thì tốt nhất không nên dùng thuốc. Chỉ khi sốt cao hoặc sốt do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn… buộc phải sử dụng thuốc thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Mẹ bị sốt có nên tiếp tục cho con bú không?

Theo các chuyên gia, nếu mẹ chỉ bị sốt do các nguyên nhân thông thường và không phải sử dụng thuốc thì vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Chỉ trừ 1 số trường hợp sau, mẹ tốt nhất không nên cho con bú vì có thể lấy sang cho con như:

  • Sốt nhiễm khuẩn nặng hoặc sốt virus.
  • Mẹ bị sốt quá cao trên 39,5 độ cũng không nên cho bé bú vì làm như thế khiến con có thể mệt hơn.
  • Sốt do ngộ độc thực phẩm, “miệng nôn trôn tháo”.
  • Ngoài ra, nếu phải dùng thuốc kháng sinh như: Metronidazon, cloramphenicol, tetraxiclin…thì mẹ sẽ phải ngừng cho bé bú.

Trên đây là 8 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú. Chúc các mẹ áp dụng thành công để có sức khỏe thật tốt chăm sóc cho bé yêu của mình. Nếu còn câu hỏi nào khác, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể nhé!

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm