Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đúng cách cho bé mau hồi phục

Đăng ngày 06/12/2023

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ và rất dễ tái nhiễm nhiều lần nhất là vào những thời điểm giao mùa trong năm. Trẻ bị mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà hoặc xuất viện sau khi tình trạng đã ổn định. Lúc này, việc chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe của trẻ.

Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ

Viêm phế quản là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc bên trong phế quản - nơi không khí cần đi qua trước khi vào phổi. Lớp niêm mạc lúc này bị viêm nhiễm do các tác nhân gây bệnh virus, vi khuẩn gây ra. 

Phần lớn trẻ em bị mắc viêm phế quản cấp tính với những triệu chứng bệnh như sốt, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau đầu, ngạt mũi, ho (cơn ho có thể xuất hiện nhiều về đêm, có thể ho có đờm)… Nếu trẻ ho dai dẳng từ 3 tháng trở đi kèm các mệt mỏi, thở nông, khò khè, tức ngực là dấu hiệu của viêm phế quản mãn tính. Viêm phế quản càng nặng thì triệu chứng càng nhiều và rõ ràng, triệu chứng phân biệt rõ nhất với viêm phế quản là tình trạng ớn lạnh và sốt cao bất thường.

chăm sóc trẻ viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc bên trong phế quản

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản 

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em đáp ứng tốt với điều trị nhưng nếu chăm sóc trẻ bị viêm phế quản không đúng cách sẽ khiến bệnh diễn tiến nặng hơn như viêm phổi, suy hô hấp…Vì vậy ba mẹ cần có kế hoạch chăm sóc trẻ viêm phế quản kết hợp với chỉ dẫn của bác sĩ một cách hợp lý, khoa học để trẻ nhanh hồi phục. 

Khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Trẻ mắc viêm phế quản cần phải được đưa đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh. Việc này giúp xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh và quyết định liệu pháp điều trị phù hợp.

Bác sĩ thường sẽ đánh giá các triệu chứng và có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm hoặc kiểm tra lâm sàng để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ thiết lập phác đồ điều trị tối ưu, bao gồm cả việc kê đơn thuốc và các biện pháp hỗ trợ khác như hít khí dung dịch hoặc các biện pháp chăm sóc khác để giảm triệu chứng và hỗ trợ phục hồi sức khỏe của trẻ. 

Hạ sốt đúng cách khi chăm trẻ bị viêm phế quản

Khi trẻ bị viêm phế quản thường bị sốt. Có những trường hợp sốt cao từ 39 đến 40 độ C. Trong tình trạng này, việc biết cách hạ sốt đúng cách của cha mẹ là quan trọng để tránh nguy cơ phát sinh biến chứng do sốt cao như co giật. 

  • Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ dưới 38,5 độ C, việc sử dụng thuốc hạ sốt không cần thiết. Cha mẹ chỉ cần giúp trẻ cởi bớt quần áo và dùng khăn ấm để lau ở các vị trí như cổ, nách, bên để giúp làm giảm nhiệt độ cho trẻ.
  • Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể của trẻ vượt quá 38,5 độ C, việc sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ) cùng với việc cởi bớt quần áo và dùng khăn ấm lau ở các vùng như cổ, nách, bên sẽ giúp giảm nhiệt độ cho trẻ. Đồng thời, nếu trẻ vẫn tiếp tục có sốt cao trên 39 độ C sau khi đã thực hiện các biện pháp hạ sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra và điều trị.

Xem thêm

Giải đáp: Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?

chăm sóc trẻ viêm phế quản

Chú ý hạ sốt đúng cách và kịp thời

Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ bị viêm phế quản 

Trẻ nên ăn gì 

Trẻ không nên ăn gì

  • Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, trứng gà, đậu phụ, sữa chua,…
  • Các loại thịt giàu đạm giúp tái tạo tế bào và chống viêm như cá thu, cá hồi, cá ngừ; thịt trắng, không da, ít béo như thịt gà. 
  • Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin A, C, E có thể kể đến như cà rốt, rau cải xanh, bí ngô, dâu tây,…
  • Thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt gồm canh, cháo, súp. Súp gà, súp bí đỏ là lựa chọn của nhiều mẹ vì vừa dinh dưỡng lại dễ ăn. Đặc biệt súp gà đã được nghiên cứu và chỉ ra tác dụng hạn chế sự di chuyển của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Điều này giúp cho các bệnh nhân bị viêm phế quản giảm cảm giác đau họng, giúp long đờm và thông phế quản
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Có thể thay bằng nước trái cây, rau củ, nước bù điện giải đề bổ sung phần nước đã bị mất và tăng cường khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để tránh việc trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ.
  • Một số các phương pháp dân gian như lê hấp đường phèn; gừng cắt lát pha với trà, đinh hương và quế cũng rất tốt cho việc giảm viêm họng, viêm phế quản. 
  • Bánh kẹo ngọt, nước uống có ga.
  • Trẻ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm - đồ ăn nhanh, có chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, khoai rán, gà chiên,…
  • Các món có hàm lượng muối cao. Tốt nhất nên giảm lượng muối trong các món ăn dành cho trẻ. Bởi muối dư thừa khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn bình thường, từ đó, gia tăng sự tạo chất nhầy ở phế quản, khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
  • Các loại thực phẩm có tính chất cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng,… gây kích thích niêm mạc ở phế quản.
  • Các loại trái cây có bị chua và chát như khế, mận, xoài,…
  • Các loại đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn.
  • Không nên ăn các loại thịt đỏ như  thịt bò, bê, thịt cừu, … và thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, thịt đóng hộp, dăm bông,… có hàm lượng muối cao đều không tốt cho tình trạng viêm của cơ thể. 

Vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh

Trẻ bị viêm phế quản cần được vệ sinh cá nhân cẩn thận và đặc biệt là giữ cho môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng đãng. Viêm phế quản thường ảnh hưởng đến cả hoạt động hô hấp khó khăn hơn. Bản thân trẻ và xung quanh sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ các yếu tố kích thích như bụi bẩn, vi khuẩn sẽ giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn, giảm khó thở và cải thiện sức khỏe nhanh chóng. 

Đồng thời điều này giảm nguy cơ lây nhiễm từ vi khuẩn, virus, tránh việc trẻ mắc các bệnh phụ khác, như nhiễm trùng đường hô hấp hoặc dị ứng hay tái phát viêm phế quản. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp thêm các cách sau để tác động tích cực hơn tới quá trình phục hồi của trẻ: 

  • Nhỏ mũi mỗi lần 3 – 4 giọt, mỗi ngày 2 – 3 lần (hoặc tham khảo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì thuốc nhỏ mũi). Sau đó, bạn có thể dùng khăn mềm lau khô (hoặc dùng miệng hút sạch nước mũi trẻ).
  • Tắm với nước ấm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày. 
  • Cho trẻ vệ sinh răng miệng đầy đủ. Nếu trẻ chưa thể đánh răng thì có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý (dung dịch Natri Clorid 0,9%) để vệ sinh răng miệng. Điều này sẽ làm tăng nồng độ pH trong khoang miệng của trẻ, từ đó ngăn chặn sự lây lan và phát triển của vi khuẩn.
  • Giữ ấm cơ thể cho bé khi trời lạnh. Nếu trời nóng và nằm máy lạnh, ba mẹ nên dùng máy tạo độ ẩm để con không bị khô hay khó chịu đường thở. 

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản vẫn cần được giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ thay vì kiêng tắm

Sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Nếu áp dụng đúng các cách trên trẻ viêm họng có thể hồi phục sau 5-7 ngày và khỏi sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên vẫn có những ba mẹ mắc phải những sai lầm dưới đây khiến viêm phế quản ở trẻ trở nên khó chữa và diễn biến nặng hơn. 

  • Tự ý dùng kháng sinh và tự điều trị tại nhà mà không có chỉ dẫn của bác sĩ: Nhiều phụ huynh có tâm lý biểu hiện nhẹ thì nhanh khỏi nên tự ý điều trị tại nhà. Thậm chí có người còn dùng lại đơn thuốc cũ.  vấn đề ở đây lại là triệu chứng có thể giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau. Viêm phế quản do vi khuẩn và do virus lại có hướng điều trị riêng biệt.
  • Cho trẻ dùng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài: Một số loại siro giảm ho có chứa corticoid giúp giảm ho, chảy mũi nhưng nếu dùng trong thời gian dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch hoặc  suy tuyến thượng thận. 
  • Ngưng dùng thuốc ngay lập tức khi giảm triệu chứng: Thông thường, các thuốc trị viêm phế quản được dùng khoảng 7 ngày hoặc có thể lâu hơn, tùy tình trạng bệnh. Nếu dùng thuốc không hết đơn thuốc, các triệu chứng viêm phế quản không thể hết được mà khiến bệnh quay trở lại ngay lập tức, nặng hơn, điều trị khó khăn hơn.

chăm sóc trẻ viêm phế quản

Không tự ý dùng kháng sinh khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản

Khi nào trẻ bị viêm phế quản cần đưa đi cấp cứu

Khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà việc quan sát các triệu chứng của trẻ rất quan trọng để có thể nhận biết kịp thời và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu bệnh trở nên nặng hơn. Các triệu chứng ba mẹ cần chú ý bao gồm:

  • Khó thở, biểu hiện qua việc cánh mũi phập phồng theo nhịp thở và việc co rút cơ bụng và ngực khi thở.
  • Sự thay đổi màu sắc của da, đặc biệt là da trở nên tím tái, mất đi màu hồng hào và cảm nhận tay chân lạnh.
  • Nhịp thở nhanh hơn bình thường, vượt quá 60 lần/phút cho trẻ sơ sinh, 50 lần/phút cho trẻ từ 2-12 tháng tuổi và 40 lần/phút cho trẻ dưới 5 tuổi.
  • Sốt vẫn cao trên 39 độ C dù đã sử dụng thuốc hạ sốt hoặc sốt cao kèm theo co giật.
  • Trẻ bỏ bú, không ăn uống đủ, hoặc có sự giảm linh hoạt so với thói quen thông thường.
  • Khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản tại nhà, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp áp dụng và tuân thủ theo chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ. Quan trọng hơn nữa, khi phát hiện các triệu chứng nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức để tránh tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Quan sát các triệu chứng của trẻ rất quan trọng

Cách phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ nhỏ

Viêm phế quản thường là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ nhất là vào thời điểm giao mùa và trời mùa đông trở lạnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh cơ bản để giúp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi viêm phế quản:

  • Vệ sinh tay và rửa tay thường xuyên: Đây là biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và virus, giúp trẻ tránh xa các bệnh truyền nhiễm. Bảo đảm rửa tay cho trẻ và mọi người xung quanh trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh: Cố gắng tránh xa những người có triệu chứng cảm lạnh, cảm lạnh, hoặc các bệnh về đường hô hấp để giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ.
  • Giữ cho môi trường sạch sẽ: Loại bỏ bụi bẩn, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, duy trì môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng để hỗ trợ hệ hô hấp của trẻ.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh: Vắc xin phòng viêm phế quản có thể được khuyến nghị theo lịch tiêm chủng, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhằm phòng tránh viêm phế quản.
  • Bảo vệ trẻ khỏi thay đổi thời tiết đột ngột: Tránh cho trẻ tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc đột ngột thay đổi nhiệt độ. Mặc trẻ đủ ấm khi ra ngoài, đặc biệt là vào mùa đông. Xem thêm: chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông
  • Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp chống lại nhiều bệnh truyền nhiễm, bao gồm viêm phế quản.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bố mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về việc chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đúng cách, tránh những sai lầm khiến bệnh tình của trẻ trở nặng hơn. Bên cạnh đó, thực hiện các phương pháp phòng ngừa là cách tốt nhất giúp trẻ có sức khỏe tốt và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm