Mách mẹ cách chăm sóc trẻ viêm tai giữa đúng cách

Đăng ngày 05/12/2023

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ xử lý. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới thính giác của trẻ. Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện, mẹ cũng nên nắm rõ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa để có thể xử lý cho con khi cần.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa, thường xảy ra khi vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa (khoảng trống phía sau màng nhĩ). Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến con bị đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng nghe do lúc này, vùng tai giữa chứa đầy mủ, tạo áp lực lên màng nhĩ.

chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ

Phân loại 

Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh thường gặp, căn bệnh này được chia thành 3 cấp độ với tình trạng bệnh khác nhau:

- Cấp tính: Đây là mức độ thường gặp nhất ở trẻ, biểu hiện đặc trưng là tình trạng ứ dịch tai giữa. Lúc này, khi soi tai, mẹ sẽ thấy màng nhĩ phồng lên, dịch có nhiều ở phía sau màng nhĩ hoặc trong ống tai. Khi mắc phải viêm tai giữa cấp tính, bé sẽ cảm thấy khó chịu, thường xuyên kéo, dụi tai và quấy khóc, bú kém, sốt…

- Ứ dịch: Là tình trạng mà trẻ có thể gặp phải sau giai đoạn viêm tai giữa cấp tính. Lúc này, các triệu chứng của viêm tai giữa cấp đã biến mất nhưng dịch vẫn còn ở trong tai. Do dịch mắc kẹt nên trẻ có thể mất thính lực nhẹ hoặc mất tạm thời. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng.

- Mạn tính: Khi tình trạng viêm tai giữa kéo dài liên tục hơn 3 tháng, tình trạng chảy mủ tai qua màng nhĩ hoặc ống thông khí vẫn tiếp diễn sẽ khiến bé mắc viêm tai giữa mạn tính. Nếu không điều trị dứt điểm, tình trạng viêm tai này có thể gây ra thủng màng nhĩ.

Biểu hiện

Dù trẻ đang ở cấp độ viêm tai giữa nào cũng đều cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, thính lực. Do đó, mẹ cần nắm được biểu hiện của con để có cách chữa trị kịp thời. Khi bị viêm tai giữa, bé sẽ có một số triệu chứng như:

  • Đau tai hoặc ù tai, thính lực giảm. Tai có thể chảy dịch.
  • Sốt.
  • Sổ mũi, hắt hơi, ho.
  • Lười ăn, bỏ bú, nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Quấy khóc và khó ngủ.

cách chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Trẻ khó chịu khi bị viêm tai giữa

Nguyên nhân trẻ mắc bệnh viêm tai giữa

Do sức đề kháng còn yếu nên trẻ em cũng là đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm tai giữa nhất. Nguyên nhân khiến trẻ mắc phải căn bệnh này có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: do hệ miễn dịch non nớt, cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, virus, vi khuẩn, môi trường sống…

Nguyên nhân mắc lần đầu và tái phát 

Viêm tai giữa xảy ra phổ biến nhất nhất ở trẻ em 3 tháng tuổi cho đến 8 tuổi. Trong đó, có tới 25% trẻ em sẽ bị viêm tai giữa nhiều lần. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae hoặc Moraxella catarrhalis. Ngoài ra, trẻ bị viêm tai giữa còn đến từ nhiều nguyên nhân khác. Cụ thể như:

Hệ miễn dịch non nớt

Trẻ có hệ miễn dịch yếu thường dễ ốm vặt, đặc biệt là cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp vào mùa đông. Hai căn bệnh này có thể dễ đến tình trạng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Với trẻ bị nhiễm trùng tai giữa do cảm lạnh, mẹ sẽ thấy bé có các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho… đi kèm với tình trạng đau nhức tai.

chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa

Cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh

Không chỉ do hệ miễn dịch non nớt, cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm tai giữa. Cấu trúc thông thường của tai bao gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai giữa nằm phía sau màng nhĩ và cũng là nơi chứa các xương nhỏ hỗ trợ truyền các rung động âm thanh từ màng nhĩ tới tai trong. Tai trong với mê cung hình xoắn ốc sẽ tiếp nhận các rung động từ tai giữa, chuyển thành tín hiệu điện. Những tín hiệu này được dây thần kinh đưa đến não, giúp nhận biết âm thanh.

Bên cạnh đó, trong cấu trúc của tai còn có vòi nhĩ. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng, giúp điều chỉnh áp suất không khí trong tai giữa và kết nối với phần trên của họng. Ở trẻ nhỏ, cấu trúc tai chưa được hoàn thiện, vòi nhĩ ngắn hơn, ngang hơn khiến vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào tai giữa. Vòi nhĩ ở trẻ nhỏ cũng hẹp hơn, dễ bị tắc, từ đó gây ra tình trạng viêm tai giữa.

Các yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm trùng tai

Ngoài hai nguyên nhân phổ biến trên, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ còn do tiền sử gia đình, dị ứng hay bệnh mãn tính. Khi trẻ bị dị ứng đường mũi và đường hô hấp trên , các mô lympho có thể phì đại, chặn vòi nhĩ và đường chảy của dịch từ tai, khiến dịch tích tụ lại trong tai giữa, tạo áp lực và gây nhiễm trùng vùng này. Ngoài ra, trẻ mắc các bệnh mạn tính như suy giảm miễn dịch, xơ nang, hen suyễn… cũng có khả năng bị nhiễm trùng tai giữa cao hơn so với những trẻ khác.

Biến chứng

Bệnh viêm tai giữa không quá nguy hiểm nhưng nếu gia đình không phát hiện kịp thời cũng như xử lý dứt điểm, tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn, gây ra những biến chứng khó lường như:

  • Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ.
  • Liệt mặt.
  • Viêm tai xương chũm, cholesteatoma.
  • Nghe kém dẫn truyền, tiếp nhận, hỗn hợp.
  • Nặng hơn là các biến chứng nội sọ: Viêm màng não, áp-xe não.

Cách chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Nếu biết cách chăm sóc trẻ viêm tai giữa đúng cách, bố mẹ sẽ giúp con ngăn chặn được những biến chứng có thể xảy ra. Do đó, gia đình cần chủ động tìm hiểu các biện pháp chăm sóc trẻ viêm tai giữa để giúp con hồi phục nhanh nhất, tránh tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần.

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Khi trẻ đã được chẩn đoán viêm tai giữa cấp tính, việc đầu tiên là phải kiểm soát được cơn đau của con bằng cách dùng kháng sinh. Trong trường hợp này, mẹ đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, chính xác.

Hầu hết, trong các trường hợp viêm tai giữa cấp tính, trẻ sẽ được chỉ định sử sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc acetaminophen để kiểm soát đau. Nếu có bằng chứng lâm sàng về AOM mưng mủ, con sẽ được chỉ định dùng amoxicillin liều cao trong vòng 10 ngày, azithromycin với liều 10 mg/kg ngày 1 lần hoặc clarithromycin (15 mg/kg mỗi ngày chia làm 2 lần) để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu trẻ không thể dùng kháng sinh đường uống, bác sĩ có thể tiêm ceftriaxone (50 mg/kg mỗi ngày) trong ba ngày liên tiếp qua tĩnh mạch hoặc bắp cho bé. Nếu trẻ bị thủng màng nhĩ, kháng sinh nhỏ tai ofloxacin sẽ được ưu tiên sử dụng để tránh những tác dụng phụ cho bé.

phương pháp chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị viêm tai giữa

Ngoài ra, với những bệnh nhi đã trải qua bốn đợt AOM trở lên trong vòng 1 năm, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên làm phẫu thuật mở màng nhĩ bằng cách đặt ống thông màng nhĩ. Phương pháp này giúp thông khí khoang tai giữa và duy trì thính giác bình thường.

Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc, phương pháp điều trị trên đều cần được các bác sĩ đưa ra quyết định sau khi đã tiến hành thăm khám kỹ càng. Bố mẹ lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào cho con khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Chăm sóc trẻ viêm tai giữa tại nhà

Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm tai giữa nhẹ, mẹ có thể chăm sóc, xử lý tại nhà để tránh trường hợp bệnh trở nặng. Cách chăm sóc trẻ viêm tai giữa chủ yếu tập trung vào vấn đề vệ sinh và ăn uống.

Vệ sinh tai mũi họng

Khi bị nhiễm trùng tai giữa, bé sẽ cảm thấy khó chịu trong tai. Do đó, việc vệ sinh tai làm vô cùng cần thiết để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu của con. Việc vệ sinh tai cũng cần được chú ý để đảm bảo an toàn. Cách vệ sinh tai đúng là dùng khăn mềm lau xung quanh vành tai rồi lấy 1 góc khăn để lau phần ống tai bên ngoài. Mẹ không nên cố lau sâu vào bên trong tai của con vì chỉ khiến bé khó chịu hơn, tình trạng bệnh thêm nặng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho trẻ. Khi dùng nước muối sinh lý, mẹ để con nằm nghiêng về bên tai cần vệ sinh, nhỏ 2 - 3 giọt, để dịch chảy ra rồi dùng tăm bông thấm ở tai ngoài, tránh để nước đọng lại trong tai khiến vi khuẩn phát sinh thêm, khiến tình trạng viêm nặng hơn.

chăm sóc trẻ viêm tai giữa tại nhà

Chú ý vệ sinh tai mũi họng khi chăm sóc trẻ viêm tai giữa 

Ngoài tai, mũi và họng cũng là hai bộ phận cần được vệ sinh. Bởi lẽ, tai, mũi và họng có ống thông với nhau nên vi khuẩn gây bệnh từ mũi hoặc họng có thể lây lan tới tai, gây viêm tai giữa. Cách tốt nhất để vệ sinh mũi họng sạch sẽ là cho trẻ súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Với trẻ sơ sinh, chưa thể tự súc miệng, mẹ tiến hành rơ lưỡi cho con bằng nước muối sinh lý.

Bên cạnh đó, khi hút mũi cho bé, mẹ nên sử dụng dụng cụ phù hợp, thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc. Ngoài ra, lưu ý không bịt cả hai mũi của trẻ để xì vì như vậy chỉ khiến dịch và các tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập sâu vào bên trong tai và gây viêm nhiễm. Động tác thực hiện chính xác nhất là bịt một bên lỗ mũi và xì nhẹ bên còn lại. Trước khi tiến hành hút mũi, mẹ có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để làm loãng dịch trong mũi, giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn.

Chế độ ăn uống

Bên cạnh vệ sinh tai mũi họng, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ. Khi bị nhiễm trùng tai giữa, trẻ sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu nên thường quấy khóc, chán ăn và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu không được bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, hệ miễn dịch của bé sẽ suy giảm, khiến cho tình trạng bệnh không thuyên giảm.

dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Chế độ ăn uống khi chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Trong những ngày bị viêm tai giữa, bố mẹ nên ưu tiên các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu để trẻ có thể dễ dàng tiếp nhận. Ngoài ra, các bữa ăn nên được chia nhỏ, cho trẻ ăn theo nhu cầu và bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả để cung cấp chất xơ, vitamin. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa là thức ăn chính, mẹ có thể tăng số lần bú của trẻ lên.

Đưa trẻ đến bác sĩ nếu trẻ có biểu hiện trở nặng

Nếu trong quá trình điều trị tại nhà, dù đã vệ sinh tai mũi họng đầy đủ, chế độ ăn uống lành mạnh nhưng tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm hoặc nặng hơn, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời. Đặc biệt khi thấy trẻ có các tình trạng sau:

  • Những cơn đau nhức ở tai trẻ ngày càng có xu hướng trở nặng.
  • Sốt cao liên tục. Dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú.
  • Trẻ nôn nhiều đi ngoài phân nhiều lần trong ngày
  • Các dấu hiệu bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

cách chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Đưa trẻ đi khám bác sĩ khi viêm tai giữa trở nặng

Những sai lầm cần tránh trong cách vệ sinh tai cho trẻ viêm tai giữa

Trong quá trình chăm sóc trẻ viêm tai giữa tại nhà, đặc biệt là vấn đề vệ sinh, mẹ cần chú ý, tránh một số sai lầm thường gặp như:

Cố gắng rửa sâu trong tai 

Rất nhiều phụ huynh thường cố dùng bông ngoáy sâu vào tai của trẻ với mục đích hút sạch dịch và lấy ráy tai. Tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương màng nhĩ, nặng hơn là thủng màng nhĩ cũng như đẩy dịch mủ và các tác nhân gây bệnh và sâu trong tai hơn.

Dùng oxy già và kháng sinh để nhỏ vào tai

Không chỉ ngoáy rửa sâu trong tai, nhiều người khi thấy con chảy dịch còn tự ý nghiền thuốc kháng sinh ra và rắc vào tai trẻ. Đây là biện pháp sai hoàn toàn, có thể khiến tình trạng ứ dịch nặng nề hơn. Tự ý rắc kháng sinh vào tai trẻ còn khiến bệnh trở nặng, gây viêm tai xương chũm, thậm chí là viêm màng não. Hơn nữa, thuốc kháng sinh cần được dùng theo đúng mục đích, chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh rắc kháng sinh, nhiều mẹ còn sử dụng oxy già để vệ sinh tai. Trên thực tế, việc sử dụng oxy già để nhỏ tai cho trẻ có thể gây ra những tai biến đáng tiếc, làm bong lớp biểu bì bảo vệ ống tai, gây chít hẹp ống tai, khiến vết viêm nhiễm lâu lành hơn. Do đó, oxy già cũng không được các bác sĩ khuyến khích sử dụng trong quá trình chăm sóc trẻ viêm tai giữa tại nhà.

lưu ý chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Không ngoáy rửa sâu trong tai khi chăm sóc trẻ viêm tai giữa

Không vệ sinh mũi họng

Tai, mũi và họng là một hệ thống thông nhau. Khi một bộ phận bị tổn thương, vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan từ bộ phận này tới bộ phận khác. Do đó, mẹ không nên chỉ vệ sinh tai mà cần phải vệ sinh sạch sẽ cả mũi, họng để vi khuẩn không có cơ hội lây lan, bệnh nhanh khỏi hơn.

Để bệnh tự khỏi không cần vào viện

Nhìn chung, viêm tai giữa cấp tính nếu được điều trị kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng gì. Nhưng có những trường hợp độc lực của virus, vi khuẩn quá mạnh, gây tổn thương màng nhĩ, khiến các bộ phận trong tai giữa hoại tử nhanh chóng. Do vậy, bố mẹ nên đưa bé đi khám để biết rõ tình trạng và được chỉ các bước chăm sóc tại nhà, tránh để tình trạng viêm tai giữa trở nặng. Khi chăm sóc tại nhà không đỡ, con có các triệu chứng bất thường, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Cách phòng tránh bị viêm tai giữa cho trẻ 

Dù có thể chăm sóc, điều trị tại nhà nhưng viêm tai giữa vẫn là một căn bệnh tương đối nguy hiểm với trẻ nhỏ, có thể để lại các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, gia đình nên chủ động phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ chỉ nhờ một số biện pháp đơn giản sau:

  • Vệ sinh tai - mũi - họng sạch sẽ, hạn chế tối đa khả năng bị sổ mũi, viêm họng.
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là cổ, gan bàn chân khi trời lạnh hoặc khi nằm phòng điều hòa.
  • Không ngoáy mũi quá thường xuyên.
  • Không vệ sinh tai quá sâu.
  • Điều trị dứt điểm tình trạng viêm họng, sổ mũi, viêm Amidan… ở trẻ nhỏ.
  • Tiêm phòng đầy đủ.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc, khói bụi.

Dù không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, đọc kỹ các thông tin về việc chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách giúp điều trị bệnh hiệu quả. Việc này cũng giúp tình trạng bệnh của con không bị trở nặng hay gặp phải các biến chứng nguy hiểm, tác động trực tiếp tới thính lực, não bộ, thậm chí là tính mạng của trẻ nhỏ.

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm