Những điều mẹ cần biết về hệ miễn dịch của trẻ

Đăng ngày 18/11/2022

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Một “tấm khiên” miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể chống chọi lại được các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… Vậy mẹ đã biết gì về hệ miễn dịch của trẻ, cụ thể cơ chế hoạt động ra sao và làm cách nào để tăng cường hệ miễn dịch? Hãy cùng Vinlac tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh là gì?

Cách bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh là gì? 

Hệ miễn dịch trong cơ thể được tạo thành từ một mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là bạch cầu. Hệ miễn dịch phức tạp và phân bố khắp mọi cơ quan trong cơ thể gồm cổ họng, hệ tiêu hóa, tủy xương, da, hạch bạch huyết, lá lách, niêm mạc mỏng bên trong mũi và bộ phận sinh dục. Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh. 

Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Trẻ thừa hưởng hệ miễn dịch tự nhiên từ mẹ ngay trong giai đoạn bào thai và sau này qua nguồn kháng thể có trong sữa mẹ. Nguồn kháng thể này sẽ suy giảm sau 6 tháng và hết dần khi bé cai sữa. Vì thế thời gian trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi được gọi là “khoảng trống miễn dịch”. 

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trẻ thông qua phản ứng miễn dịch diễn ra như sau: 

  • Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ trẻ bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
  • Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
  • Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.

Hệ miễn dịch là một cơ chế rất mạnh mẽ nếu như được chăm sóc đúng cách bởi nó có thể nhận ra hàng triệu các kháng nguyên khác nhau. Đồng thời hệ miễn dịch có thể phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh, ngăn chặn các bệnh từ cảm thông thường đến ung thư nguy hiểm.

 

hệ miễn dịch của trẻ là gì

Hệ miễn dịch là "tấm khiên" bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh

Các loại hệ miễn dịch ở cơ thể trẻ em

Hệ miễn dịch của trẻ được chia thành 3 dạng chính là miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch đáp ứng và miễn dịch thụ động. 

  • Miễn dịch bẩm sinh là gì?

Hệ miễn dịch bẩm sinh là một cơ chế đề kháng có sẵn trong cơ thể và có sẵn từ khi mới sinh ra. Miễn dịch bẩm sinh không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với kháng nguyên lạ xâm nhập lần đầu hay lần sau. Hệ miễn dịch lúc này tồn tại ở những nơi như da, các dịch nhầy trong ruột hay cổ họng…Hệ miễn dịch bẩm sinh chiếm tỉ lệ rất lớn trong cơ thể mỗi người. Miễn dịch bẩm sinh không tồn tại lâu dài mà sẽ suy giảm dần nên mẹ cần có giải pháp để bổ sung và tăng cường đề kháng cho con về sau. 

  • Miễn dịch đáp ứng

Miễn dịch đáp ứng có được khi cơ thể trẻ tiếp xúc với kháng nguyên (tác nhân gây hại) có tính đặc hiệu, từ đó hình thành “trí nhớ miễn dịch”. Hệ thống miễn dịch ghi nhớ các tác nhân gây bệnh trong quá khứ và đáp ứng nhanh hơn, tự động sản sinh ra các chất áp chế mầm bệnh. Đây cũng là nguyên lý hoạt động của chủng ngừa hoặc tiêm phòng vắc xin. 

  • Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động hay còn gọi là miễn dịch vay mượn thực chất không có sẵn trong cơ thể hay tự sản sinh ra như hai loại trên mà được chuyển vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ em bé nhận được kháng thể từ mẹ qua nhau thai trước khi sinh và thông qua sữa mẹ sau khi sinh hoặc tiêm phòng vắc xin. 

hệ miễn dịch của trẻ

Các loại hệ miễn dịch của trẻ

Vai trò của hệ miễn dịch ở trẻ em

Đối với trẻ em, hệ miễn dịch có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện ở trẻ. Cụ thể:

  1. Phòng ngừa bệnh: Hệ miễn dịch giúp trẻ em chống lại các loại vi khuẩn, virus, nấm và các tác nhân gây bệnh khác. Nó là cơ chế tự nhiên của cơ thể để đối phó với các tác nhân gây bệnh.

  2. Giúp hấp thụ dinh dưỡng: Hệ miễn dịch còn giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm. Nó tạo ra các enzyme cần thiết để phân hủy và hấp thụ các chất dinh dưỡng, giúp bé tăng cân và phát triển đều đặn. 

  3. Tăng cường sức đề kháng: Hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ em. Việc tiếp xúc với các chất gây bệnh như vi khuẩn và virus giúp cơ thể sản xuất các kháng thể đối với chúng. Điều này giúp cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bệnh này trong tương lai.

  4. Giúp cơ thể phát triển: Hệ miễn dịch giúp sản xuất hormone cần thiết để giúp trẻ em phát triển chiều cao, khối lượng cơ thể và các bộ phận khác của cơ thể đúng cách.

Hệ miễn dịch yếu có thể khiến trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm tai, cảm lạnh hay bệnh lý khác như bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, viêm não... Chính vì vậy, việc bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ em là vô cùng quan trọng. 

Cách bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện?

Như đã nói ở trên, hệ miễn dịch của trẻ rất tốt khi sinh ra nhờ lúc này miễn dịch bẩm sinh vẫn còn “trơn tru” và miễn dịch nhận được từ mẹ. Tuy nhiên từ khoảng 6 tháng tuổi trở đi, các kháng thể trong cơ thể bé giảm sút do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Phải đến 3-4 tuổi thì hệ miễn dịch của trẻ mới sản sinh được đầy đủ các kháng thể và hoàn thiện tương tự như ở người trưởng thành. 

Chính vì thế, giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” từ 6 tháng đến 3 tuổi là khoảng thời gian trẻ rất dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, dị ứng, viêm đường hô hấp… 

Các biện pháp bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Không có một loại thuốc nào có thể giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh ngoài việc duy trì thói quen sống lành mạnh. Mẹ cần rèn cho bé lối sống khoa học và bổ sung cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu để cải thiện chức năng cho hệ miễn dịch của trẻ. Cụ thể: 

» Bổ sung dinh dưỡng cân đối và đầy đủ

Sữa mẹ, đặc biệt là nguồn sữa non quý giá tiết ra trong những ngày đầu sau sinh chứa rất nhiều kháng thể. Nồng độ globulin cao trong sữa mẹ giúp hình thành yếu tố kháng thể giúp trẻ phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nói chung, mặt khác còn ngăn ngừa virus hiệu quả. Ngoài ra, lactoferrin trong sữa còn ức chế sự hấp thu sắt của vi khuẩn, gây cản trở trong sự trao đổi chất của vi khuẩn và đóng vai trò như một chất kháng khuẩn hiệu quả giúp phòng ngừa hiện tượng nhiễm khuẩn. Các probiotic trong sữa mẹ còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đường hô hấp và tiêu hóa.

Sữa non là gì

Với trẻ đã cai sữa, mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và cân đối đầy đủ các nhóm thức ăn, đặc biệt là chất đạm từ sữa, trứng, thịt, cá vì bản chất của kháng thể là protein. Nếu thiếu đạm trẻ sẽ không tạo được kháng thể phòng chống bệnh tật. Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, magie cũng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ các hoạt động chức năng và gián tiếp tác động tích cực lên hệ miễn dịch.

hệ miễn dịch của trẻ

» Tạo cho bé thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Ngủ đủ giấc giúp trẻ khỏe mạnh hơn và tác động tích cực đến hệ miễn dịch. Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây sụt giảm sản xuất các cytokine - một protein được hệ thống miễn dịch giải phóng khi ngủ
  • Tập luyện thể dục thường xuyên giúp các kháng thể lưu thông tốt hơn, nhanh chóng phát hiện và phản ứng nếu có nguồn bệnh lạ xâm nhập. 
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh để giảm nguy cơ tiếp xúc và xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. 

hệ miễn dịch của trẻ

Ngủ đủ giấc cũng có nhiều tác động tích cực đến miễn dịch

» Tiêm phòng đầy đủ 

Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế. Việc này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn hạn chế các biến chứng, di chứng nếu như có mắc bệnh. Ngoài ra, tiêm phòng bệnh cũng tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc khám và điều trị bệnh bởi “phòng còn hơn chữa”. 

hệ miễn dịch của trẻ

Tiêm phòng đầy đủ cho bé theo lịch tiêm chủng

Tựu chung lại, hệ miễn dịch của trẻ là một hệ thống phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn thay đổi hơn so với ở người trưởng thành. Việc hiểu và nắm rõ những thông tin về hệ miễn dịch ở cơ thể trẻ em là cần thiết để mẹ có thể có biện pháp tăng cường miễn dịch, bảo vệ bé hiệu quả nhất trong từng giai đoạn phát triển.

 

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm