Mẹ làm gì khi trẻ mọc răng? Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ

Đăng ngày 07/11/2021

Trẻ mọc răng thường có biểu hiện sốt, quấy khóc, ăn uống kém. Vậy mẹ làm gì khi trẻ mọc răng? Cách để trẻ mọc răng không bị sốt như thế nào?

Nội dung chính

Trẻ mấy tháng tuổi mọc răng?

Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm

Cách để trẻ mọc răng không bị sốt

Mẹo giảm đau cho bé khi mọc răng hàm

Trẻ mấy tháng tuổi mọc răng?

Trẻ mấy tháng thì mọc răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: di truyền, dinh dưỡng, cơ thể có bị thiếu vitamin D hay canxi hay không. Vì vậy, nếu được cung cấp đủ dưỡng chất thì trẻ sẽ không bị mọc răng chậm.

Bác sĩ Nguyễn Phương Như – Khoa Nha chu Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, cho biết từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ sơ sinh đã nhú những chiếc răng đầu tiên. Những trẻ sớm hơn có thể mọc răng ở tháng thứ 4, thứ 5. Đến lúc 3 tuổi bé sẽ có hàm răng hoàn thiện bao gồm 20 chiếc răng sữa, bao gồm 10 chiếc răng sữa hàm trên là 10 chiếc ở hàm dưới.

Làm gì khi trẻ mọc răng

Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm

Như đã nói ở trên thì hiện tượng mọc răng ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số bé 3, 4 tháng đã mọc răng thì đây gọi là mọc răng sớm. 

Mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu trẻ mọc răng sớm như: 

  • Đo thân nhiệt thấy trẻ sốt nhẹ (trên 37 độ 5). Hai má trẻ đỏ ửng.
  • Trẻ tỏ ra mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, dễ bị kích động, không chịu chơi như bình thường.
  • Bị chảy nước dãi nhiều hơn so với thường ngày. 
  • Nghiến nướu hoặc gặm mút ngón tay liên tục, thậm chí gặm tất cả mọi thứ mà trẻ có thể cầm nắm. 
  • Trẻ 4 tháng mọc răng cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa nhẹ như đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày.
  • Bé bị sưng lợi, sốt kéo dài. 
  • Ăn uống kém, ngủ không ngon, sụt cân.

Trẻ bị sốt nhẹ kéo dài

Các dấu hiệu này thường xuất hiện từ 3 - 5 ngày trước khi răng nhú lên và sẽ tự hết trong 3 - 7 ngày. Mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng trẻ mọc răng sớm mà hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để răng của trẻ mọc lên không bị dị dạng, chắc khỏe.

Mẹ nhận biết các dấu hiệu trẻ mọc răng sớm

Cách để trẻ mọc răng không bị sốt

Sốt là biểu hiện thường gặp khi trẻ mọc răng. Điều này tuy không nguy hiểm nhưng cũng khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, mẹ có thể tham khảo 1 số cách để trẻ mọc răng không bị sốt như sau:

1. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Cách để trẻ mọc răng không sốt hiệu quả nhất chính là tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Đối với bé 3, 4 tháng mọc răng, mẹ nên tích cực cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá và chứa nhiều kháng thể, rất tốt cho trẻ. 

2. Xoa dịu nướu cho trẻ

Làm gì khi trẻ mọc răng bị đau, nhức ở nướu, kèm sưng lợi? Mẹ cần xoa dịu nướu bằng cách sử dụng bông hoặc gạc mềm sạch, thấm nước mát và massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu. Ngoài ra, có thể dùng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút sau đó cho bé ngậm. Hơi lạnh sẽ giúp nướu dịu lại và giảm sự đau nhức.

Cách để trẻ mọc răng không sốt

3. Bổ sung nước

Trẻ mọc răng không chỉ sốt mà còn bị đi ngoài, tiêu chảy, khiến cơ thể mất nước. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ trong giai đoạn mọc răng. Tích cực cho bé bú mẹ cũng là cách bổ sung nước hiệu quả. Với những trẻ lớn hơn thì có thể uống thêm nước lọc, nước hoa quả…

4. Tắm bằng nước ấm

Tắm bằng nước ấm cũng là cách để trẻ mọc răng không sốt. Nước ấm có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu làm trẻ thấy dễ chịu, thoải mái. Mẹ nên kết hợp massage cho trẻ khi tắm để bé giảm đau, nhức. 

Trẻ sơ sinh khóc nhiều

Mẹo giảm đau cho bé khi mọc răng hàm

Sau những chiếc răng sữa, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng hàm, bắt đầu từ 13 tháng - 19 tháng đối với hàm trên và trong khoảng 14 tháng - 18 tháng đối với răng hàm dưới. Trẻ mọc răng hàm có thể sẽ sốt và đau nhiều hơn. Nhiều bé còn có thể bị ốm do sức đề kháng suy giảm, đau, quấy khóc nhiều.

Vì vậy, mẹ nên áp dụng 1 số mẹo giảm đau cho bé khi mọc răng hàm:

1. Dùng lá hẹ

Đây là mẹo dân gian được nhiều mẹ biết và thực hiện vì lá hẹ có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức, sưng tấy. Cách thực hiện rất đơn giản. Mẹ dùng lá hẹ rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi vừa bôi, vừa massage toàn bộ răng, lợi cho bé. 

Giảm đau cho bé mọc răng hàm bằng cách dơ lá hẹ

2. Dùng đậu xanh

Đậu xanh là loại ngũ cốc quen thuộc, an toàn và giàu dinh dưỡng. Khi bé bắt đầu có dấu hiệu mọc răng như sốt, chảy nhiều nước dãi, sưng lợi mẹ hãy dùng một nắm đậu xanh ngâm trong nước ấm, sau đó nấu nhừ và giã nát để rơ lợi cho bé.

3. Dùng quả na

Quả na chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé và cũng là một vị thuốc dân gian giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng, giảm sưng tấy, viêm nhiễm, giảm sốt cho các bé mọc răng hàm. Khi thực hiện, mẹ nên chọn quả na to, gai nở, chín cây. Bóc lấy cơm và bỏ hạt. Vì bé chưa ăn được nên mẹ chỉ cần cho bé gặm và nếm vị ngọt là được. Ngoài ra, mẹ có thể ép lấy nước cho bé uống. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ biết nên làm gì khi trẻ mọc răng. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, mẹ cần bình tĩnh theo dõi và xử lý các phản ứng như: sốt, đau nhức, quấy khóc ở trẻ. Nếu cần được tư vấn thêm, đừng ngại để lại bình luận phía dưới bài viết nhé!

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm