Gỡ rối cho mẹ: Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm gì?
Đăng ngày 11/07/2022
Nội dung chính Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón
|
Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón
Táo bón là một dạng của rối loạn tiêu hoá thường gặp ở trẻ em. Khi bị táo bón dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy nhất là việc khó đi ngoài, phân cứng và thậm chí có thể bị nứt kẽ hậu môn và chảy máu. Vậy nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón là gì?
Hệ tiêu hoá còn non nớt chưa kịp thích nghi
Trước giai đoạn ăn dặm, trẻ sơ sinh thường chỉ bú mẹ hoàn toàn. Trong trường hợp mẹ bị thiếu sữa thì trẻ sẽ được bổ sung thêm sữa ngoài phù hợp. Sữa là nguồn dinh dưỡng đảm bảo an toàn và giúp trẻ tiêu hoá dễ dàng và hệ tiêu hoá non nớt không phải hoạt động quá mức.
Tuy nhiên khi sang giai đoạn ăn dặm, trẻ phải làm quen với nhiều loại thực phẩm thể rắn, đòi hỏi hệ tiêu hoá phải hoạt động năng suất hơn. Vì thế nếu trẻ bị táo bón vào giai đoạn đầu ăn dặm mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp
Nếu tình trạng táo bón kéo dài, mẹ cần lưu tâm đến việc cân đối dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ ăn dặm bị táo bón có thể do chế độ ăn quá nhiều chất đạm chất béo nhưng thiếu chất xơ. Các chất xơ hoà tan giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột - những yếu tố quan trọng để trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
Táo bón khiến bé khó chịu, biếng ăn dẫn đến ốm vặt, sụt cân
Thời điểm ăn dặm chưa phù hợp
Nhiều mẹ khi thấy ít sữa và con cũng hứng thú với vị thức ăn ngoài khi “chấm mồm chấm miệng” thì vội vã cho con thử ăn dặm sớm. Sai lầm của nhiều mẹ nghĩ trẻ ăn dặm sớm sẽ cứng cáp hơn, nhanh cai được sữa mẹ giúp giảm bớt vất vả khi chăm con. Thế nhưng việc này lại tiềm tàng hậu quả cho trẻ khi mà hệ tiêu hoá của con “chưa sẵn sàng” và bị quá tải do chưa đủ hoàn thiện để hấp thu chất, dẫn tới táo bón dài ngày.
Pha sữa công thức sai cách
Khi pha sữa không đúng nhiệt độ theo quy định của nhà sản xuất, bột sữa không tan đều và dễ bị vón cục khiến men trong hệ tiêu hóa còn non nớt của bé không hoạt động tốt dẫn đến các dưỡng chất không được hấp thu. Đồng thời điều này cũng gây đau bụng, khó tiêu, thậm chí có thể dẫn tới táo bón ở trẻ.
Pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Pha sữa sai cách ảnh hưởng đến chất lượng sữa
Trẻ bị thiếu nước
Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ còn đang thích nghi với thực phẩm mới nên có thể dẫn tới tình trạng phân cứng, khô, khó đẩy ra ngoài.
Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm gì? Cách xử lý đơn giản mà hiệu quả cho mẹ
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Để bắt đầu cho bé tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn một bữa ăn dặm/ngày và tăng dần số lượng bữa sau khi bé đã quen. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý chọn thực phẩm sạch tự nhiên và ít chế biến. Các thực phẩm cần có giá trị dinh dưỡng tốt và được phối hợp hài hòa, cân bằng giữa nhiều thành phần dinh dưỡng trong một món ăn dặm.
- Bổ sung nước: Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600ml nước/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000ml nước/ngày.
- Massage bụng cho trẻ: Mẹ có thể xoa tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để tăng tuần hoàn máu, kết hợp với bài tập đạp xe nhẹ nhàng để kích thích trẻ tiêu hóa và đi ngoài.
- Tăng cường chất xơ: Chất xơ có khả năng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, giúp bé đại tiện dễ dàng, mẹ nên bổ sung chất xơ cho bé từ rau xanh và quả chín.
Massage bụng là cách hiệu quả khi bé bị chướng bụng, đầy hơi
Cách phòng tránh táo bón cho trẻ ăn dặm
Không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Trẻ cần được ăn dặm đúng thời điểm và đúng nguyên tắc
Như đã đề cập phía trên, cho trẻ ăn dặm quá sớm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón. Tuy nhiên nhiều mẹ cho con ăn dặm quá trễ cũng sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt chất. Thời điểm qua 6 tháng tuổi, sữa mẹ không thể cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển được nữa nên việc bổ sung thực phẩm ăn dặm là rất cần thiết.
Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hoá của trẻ đã tương đối hoàn thiện và có thể hấp thu những món ăn phức tạp hơn sữa mẹ. Một số biểu hiện của trẻ cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm như:
- Trẻ có thể ngồi vững, giữ được đầu thăng bằng; đặc biệt háo hức với người về trước khi thấy người lớn đút cho ăn.
- Bé thể hiện sự thích thú và ngon miệng khi được “nếm thử” một ít thức ăn đã xay nhuyễn hoặc loãng.
Cho trẻ tập làm quen với món ăn
Mẹ cần lưu ý kết hợp các món với độ đặc thích hợp
Quy tắc ăn dặm cơ bản và quan trọng nhất chính là cho trẻ ăn tăng dần về số lượng và độ đặc/ rắn của thức ăn. Về hương vị, giai đoạn tập ăn dặm nên lựa chọn cho trẻ bột vị ngọt như bột gạo sữa, yến mạch nấu cùng rau củ quả trước rồi mới chuyển dần sang vị mặn với các thực phẩm như thịt, cá, tôm.
Ngoài ra nhiều bé cũng có thể bị dị ứng hoặc không hợp với một số món ăn nên không hấp thu dẫn đến táo bón. Việc làm quen với số lượng ít trước sẽ giúp mẹ nhận biết được những vấn đề này kịp thời để điều chỉnh thực đơn.
Vận động thường xuyên
Mẹ nên khuyến khích và cùng bé vận động nhẹ nhàng
Như đã đề cập phía trên, nếu bé quá thụ động cũng sẽ gây ra táo bón do hệ đường ruột hoạt động không hiệu quả. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần phải hỗ trợ bé trong vấn đề này.
Bạn có thể di chuyển chân của trẻ một cách nhẹ nhàng như đang đạp xe khi trẻ chưa biết bò hoặc khi bé nằm trên giường. Việc di chuyển chân của bé lên xuống đều đặn, thường xuyên sẽ giúp ruột của bé hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé chơi những món đồ chơi có thể lăn và di chuyển tự động như trái banh nhỏ. Sự tò mò của bé sẽ thúc đẩy bé di chuyển theo món đồ chơi của mình, nhờ đó làm tăng mức độ vận động mỗi ngày của trẻ.
Với những giải đáp trên hy vọng mẹ đã biết trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm gì và làm sao để phòng tránh tình trạng này cho bé ngay từ khi mới bắt đầu tập ăn dặm. Mẹ đừng quên theo dõi các kênh của Vinlac để cập nhật nhiều thông tin chăm con khoa học và hữu ích nhé!