Trẻ bị nóng trong: Nhận biết và cách xử lý?

Đăng ngày 11/07/2022

Trẻ bị nóng trong là tình trạng phổ biến, đặc biệt là vào tiết trời mùa hè oi ả. Khi bị nóng trong, trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ bị nóng trong do đâu và trẻ bị nóng trong nên ăn gì cho mát? Nếu chưa tìm được câu trả lời thì bài viết này chính là dành cho mẹ!

Nội dung chính

Hiện tượng trẻ bị nóng trong và nguyên nhân

Trẻ bị nóng trong nên xử lý như thế nào?

Trẻ bị nóng trong nên ăn gì cho mát

Trẻ bị nóng trong nên uống gì cho mát?

Trẻ bị nóng trong nên tránh ăn món gì?

Hiện tượng trẻ bị nóng trong và nguyên nhân

Mẹ cần chú ý quan sát thể trạng và thói quen sinh hoạt của trẻ để phát hiện kịp thời nếu có hiện tượng trẻ bị nóng trong. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp mẹ sớm có hướng điều chỉnh và xử lý thích hợp để trẻ khỏe mạnh, thoải mái vui chơi mỗi ngày. 

Dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị nóng trong 

  • Nổi rôm sảy, mụn nhọt: Đây là biểu hiện phổ biến nhất nhì khi trẻ bị nóng trong. Lúc này, hoạt động của gan suy giảm khiến việc thanh lọc độc tố không hiệu quả. Tùy vào lượng độc tố nhiều hay ít mà trẻ bị nổi rôm, lên mụn nhiều hay ít, nặng hay nhẹ. Với những trường hợp bị nặng, mụn nhọt có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, đau và dễ bị vỡ gây nhiễm trùng da nếu gãi hoặc cọ xát mạnh nhiều lần. 

trẻ bị nóng trong do đâu

Trẻ bị rôm sảy do nóng trong

  • Mẩn ngứa, phát ban: Khi nóng trong người, trẻ có thể nổi ban ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhiều nhất là trán, cổ, lưng, những vùng hay ra nhiều mồ hôi. Trên da trẻ sẽ xuất hiện các nốt nhỏ, màu đỏ và gây ngứa ngáy, khó chịu. Hiện tượng mẩn ngứa, phát ban không kéo dài quá lâu mà chỉ xảy ra trong vài tiếng, vài ngày và giảm dần khi thân nhiệt của bé hạ. Tuy nhiên, nếu tình trạng nóng trong không được cải thiện, các nốt mẩn ngứa, phát ban sẽ xuất hiện lặp đi, lặp lại, dai dẳng không dứt.
  • Chán ăn, mệt mỏi: Khi trẻ bị nóng trong, hệ thống tiêu hóa của trẻ có thể bị ảnh hưởng, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Điều này dẫn đến việc trẻ không có cảm giác thèm ăn và trở nên chán ăn. Bên cạnh đó, nóng trong có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, uể oải và có xu hướng chán ăn.
  • Trẻ bị táo bón: Trẻ táo bón do thiếu chất xơ hoặc mất nước khiến phân bị khô, cứng. Không đi ngoài được dài ngày khiến trẻ bị khó chịu, chướng bụng dẫn đến biếng ăn hoặc ăn uống kém ngon miệng. 

trẻ bị nóng trong táo bón

Táo bón là biểu hiện của việc trẻ đang thiếu chất xơ và nước

  • Da trẻ khô hơn bình thường, dễ bong tróc: Cơ thể thiếu nước, da khô, dễ bong tróc, nhất là da ở phần môi hoặc tay cũng là một trong những biểu hiện của nóng trong. Thông thường, làn da trẻ rất mềm mại và khá mỏng nên nếu có dấu hiệu này xảy ra, mẹ cũng sẽ dễ dàng nhận thấy. 
  • Nước tiểu vàng: Nếu mẹ thấy nước tiểu của bé có màu vàng đậm hoặc màu đỏ thì đây là dấu hiệu cảnh báo lượng độc tố bị tích tụ trong cơ thể khá cao. Thận đang quá tải do hoạt động quá công suất để giảm bớt nhiệt cho cơ thể.
  • Hơi thở nóng hoặc có mùi hôi: Hơi thở nóng do bên trong cơ thể sinh nhiệt lượng lớn, miệng trở nên khô hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hoạt động mạnh mẽ. Chính vì vậy, khi trẻ bị nóng trong sẽ thấy hơi thở của trẻ có mùi rất nồng.

Nguyên nhân trẻ bị nóng trong 

Nguyên nhân trẻ bị nóng trong

Trẻ bị nóng trong phần lớn là do thực đơn hàng ngày

  • Ăn ít chất xơ hoặc uống quá ít nước: Cơ thể cần phải được cung cấp đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Việc thiếu nước hoặc chất xơ khiến cho quá trình bài tiết và tiêu hóa bị cản trở, các chất thải không được bài tiết ra ngoài tích tụ trong người gây tình trạng trẻ bị nóng trong. 
  • Thực đơn hằng ngày bổ sung quá nhiều đạm: Chất đạm cần nhiều năng lượng để tiêu hóa nên sẽ khiến cơ thể sản sinh nhiều nhiệt năng hơn gây nên các tình trạng như ợ nóng, nổi mụn, nhiệt miệng ở trẻ. 
  • Hay ăn đồ ăn nhiều gia vị và đồ ăn có dầu mỡ: đồ ăn nhiều dầu mỡ có hàm lượng chất béo cao gây nên sức ép đối với các tuyến bã hoạt động dưới da, gây ức chế, bài tiết kém làm da dễ sinh mụn.
  • Với trẻ đang bú mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất và trực tiếp cho trẻ những năm đầu đời. Nếu mẹ có chế độ sinh hoạt không lành mạnh (dùng nhiều kháng sinh; ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ; mất ngủ, mệt mỏi…) sẽ đều ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi cho con bú. 
  • Không hợp sữa ngoài, mẹ pha sữa sai cách: Trẻ bị táo bón nóng trong có thể do không tiêu hóa được hết các dưỡng chất từ nguồn sữa ngoài do tỷ lệ các chất không phù hợp hoặc mẹ pha sữa sai cách khiến hao hụt dưỡng chất.

Trẻ bị nóng trong nên xử lý như thế nào?

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của nóng trong, ba mẹ nên bình tĩnh, tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, ba mẹ sẽ đưa ra được những hướng xử lý chính xác để giúp con hết nóng trong như:

  • Cung cấp đủ nước: Đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày là biện pháp đầu tiên để xử lý tình trạng nóng trong. Nước không chỉ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình đào thải các chất độc hại ra ngoài. Ngoài nước lọc, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước trái cây như nước cam, nước dưa hấu hoặc nước chanh để bổ sung vitamin và khoáng chất. Những loại nước trái cây có vị ngọt dễ uống nên các bé sẽ rất hợp tác.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn quá nhiều đạm, nhiều gia vị hay nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong. Do đó, mẹ hãy tăng cường các loại thực phẩm mát và giàu nước như dưa leo, cà chua và rau xanh trong thực đơn hàng ngày của bé. Mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm cay nóng, chiên rán, đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có thể làm tình trạng nóng trong trở nên trầm trọng hơn.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ là yếu tố không thể bỏ qua khi xử lý tình trạng trẻ bị nóng trong. Tắm rửa hàng ngày và thay quần áo sạch sẽ giúp da bé luôn khô thoáng và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng, bạn có thể tắm cho bé bằng nước ấm nhẹ để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và giảm bớt các vết rôm sảy, mẩn ngứa do tình trạng nóng trong gây ra.
  • Tăng cường vận động: Vận động nhẹ nhàng không chỉ giúp bé giải tỏa năng lượng mà còn tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ quá trình đào thải nhiệt độ dư thừa ra ngoài. Ba mẹ hãy khuyến khích bé tham gia các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thời điểm nắng gắt. Các hoạt động như đi bộ, đạp xe, hoặc chơi đùa cùng bạn bè đều rất có ích cho quá trình trao đổi

Trẻ bị nóng trong nên ăn gì cho mát?

Các loại rau củ quả thanh nhiệt

Trẻ bị nóng trong ăn gì

Mẹ có thể chế biến các món bột cháo giải nhiệt cho bé

  • Rau ngót: Rau ngót là một trong những loại rau có công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc cực kì tốt. Mẹ có thể nấu các món cháo ăn dặm với rau ngót hoặc nấu canh rau ngót với tôm, thịt băm rất bổ dưỡng và giải nhiệt cho trẻ. 
  • Rau bắp cải: Rau bắp cải có chứa lượng enzym dồi dào nên được xem như “thần dược giúp đào thải độc tố, tiêu hoá các chất béo hỗ trợ hoạt độc thanh lọc của gan. 
  • Rau dền: Thành phần của rau dền có chứa các acid béo không no và steroid tăng cường khả năng chất phóng xạ, đẩy lùi nóng trong ở trẻ. 
  • Táo: Táo cung cấp lượng lớn chất xơ giúp cải thiện tình trạng nóng trong người hiệu quả. Hơn thế nữa, táo còn chứa nhiều vitamin C, kali, một số vitamin B… và nổi bật là Pectin, một loại chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong ruột của và giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất và cấp nước cho cơ thể.
  • Đu đủ: Bên cạnh là loại trái cây thơm ngon, ăn đu đủ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Tại Việt Nam, loại trái cây này có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe. Một số trường hợp trẻ ăn đu đủ bị vàng da sau một thời gian ăn đu đủ nhưng mẹ không cần lo lắng bởi chỉ cần ngừng ăn một thời gian thì hiện tượng này sẽ tự hết.

Các món ăn giải nhiệt cho bé

Thực phẩm dễ tiêu

Khi bị nóng trong, trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước, hay có cảm giác đầy bụng. Vì vậy mẹ nên ưu tiên các món ăn dạng lỏng, mềm để con dễ tiêu hoá hơn. Mẹ có thể cho bé ăn các món cháo thanh nhiệt, súp hoặc nhiều canh rau hơn để bổ sung thêm nước và chất xơ. Các thực phẩm như yến mạch, ngũ cốc chứa chất xơ không hòa tan kích thích tiêu hoá, giảm tình trạng táo bón.  

Thực phẩm tăng đề kháng

  • Các loại hoa quả giàu vitamin C: Cam, chanh, quýt, bưởi là những trái cây giàu vitamin C, khoáng chất và carotenoids. Các chất này đều hỗ trợ quá trình đào thải độc tố cho gan giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Mẹ có thể vắt lấy nước hoặc cho trẻ ăn trực tiếp cam, bưởi để mát hơn. 
  • Thực phẩm giàu kẽm: Các món ăn như hải sản, họ nhà đậu, yến mạch, gạo lứt, súp lơ xanh, cải xoăn…sẽ giúp bổ sung kẽm - khoáng chất quan trọng để củng cố miễn dịch, ngăn ngừa cách bệnh do nóng trong gây ra như rôm sảy, mụn nhọt, viêm da…

Trẻ bị nóng trong nên uống gì cho mát?

sữa mát cho trẻ bị nóng trong

Mẹ nên tham khảo các dòng sữa mát, giàu dinh dưỡng cho trẻ bị nóng trong

Khi phát hiện trẻ bị nóng trong, dinh dưỡng là yếu tố mà mẹ có thể can thiệp sớm nhất. Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, mẹ có thể cho con uống một số loại nước có tính mát để giúp bé giải nhiệt như:

  • Nước dừa: Đây được xem là loại nước uống cực kỳ thích hợp để giải nhiệt cho cơ thể. Nước dừa chứa một lượng lớn chất xơ, canxi, kali, natri… không chỉ hỗ trợ giải khát mà còn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Hơn nữa, loại thức uống này còn giảm ợ nóng, táo bón và trung hòa các độc tố nếu có tồn tại trong cơ thể trẻ nhỏ.
  • Rau má: Nổi tiếng là vị thuốc có tính hàn trong Đông y, rau má được nhiều mẹ sử dụng để giúp trẻ giải nhiệt, đặc biệt là khi bị nóng trong. Bên cạnh đó, rau má còn cung cấp nhiều vitamin như vitamin C, B1, B2 và khoáng chất như sắt, canxi, kali. Những dưỡng chất này không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ một cách hiệu quả. Với trẻ nhỏ, không uống quen rau má, mẹ có thể kết hợp cùng với đậu xanh để tạo thành thức uống vừa ngon, vừa giải nhiệt cho bé.
  • Nước đậu đen: Đỗ đen không chỉ dễ tìm, dễ chế biến mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là đối với những bé bị nóng trong. Đỗ đen có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Uống nước đỗ đen có thể giúp làm mát cơ thể từ bên trong, giảm các triệu chứng nóng trong. Thêm vào đó, chất xơ trong đỗ đen còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp trẻ cảm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Mẹ có thể ninh đỗ đen lấy nước, cho bé uống thay một phần nước lọc trong ngày.
  • Bột sắn dây: Theo y học cổ truyền, bột sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và làm dịu cơ thể. Điều này rất hữu ích trong việc giảm các triệu chứng nóng trong, cảm giác khó chịu do nhiệt độ cao. Mẹ có thể pha bột sắn dây với nước, đường cùng 1 vài giọt chanh để làm thành thức uống hấp dẫn cho trẻ. Ngoài uống, mẹ cũng có thể khuấy chín, nấu chè cho bé ăn.
  • Nước cam: Nước cam là một lựa chọn tuyệt vời để giúp trẻ giảm nhiệt và cảm thấy dễ chịu hơn khi bị nóng trong. Nước cam chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Vitamin C cũng có tác dụng chống viêm, giúp làm dịu các triệu chứng nóng trong. Thức uống này cũng giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước và hỗ trợ quá trình điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
  • Sữa mát: Khi trẻ bị nóng trong, các protein có trong sữa có thể khiến tình trạng này tệ hơn. Do đó, mẹ chọn loại sữa phù hợp có thể giúp làm dịu cơ thể và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể. Sữa mát cho bé thường có thành phần dễ tiêu, chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa thường gặp khi trẻ bị nóng trong như đầy hơi, táo bón. Mẹ có thể tham khảo sữa Vinlac Gold nếu đang cần tìm sữa mát cho trẻ bị nóng trong.

Trẻ bị nóng trong nên tránh ăn món gì?

  • Món ăn giàu đạm tưởng chừng như bổ dưỡng và rất cần cho bé nhưng đó chính là một trong những nguyên nhân khiến bé khó tiêu. Mẹ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để bổ sung hàm lượng chất đạm phù hợp với trẻ trong từng giai đoạn. 
  • Đồ ăn cay nóng khi có quá nhiều gừng, ớt, tiêu không tốt cho trẻ
  • Khi chế biến món ăn,  mẹ cần lưu ý đến lượng muối cho vào. Nếu ăn quá mặn, trẻ sẽ nhanh khát nước và điều này không hề tốt cho thận. Đặc biệt với trẻ ăn dặm sẽ không nên nêm muối hay gia vị của người lớn vì như vậy không tốt cho sức khoẻ của trẻ. 
  • Thức ăn yêu thích của hầu hết các trẻ nhỏ vào mùa hè như kem lạnh, bánh ngọt, nước ngọt có ga…Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế tối đa những món này nếu không muốn bé bị nóng trong người.

Qua bài viết trên hy vọng mẹ đã có thêm những thông tin xoay quanh vấn đề trẻ bị nóng trong, nhất là vào mùa hè. Khi trẻ có bất kì dấu hiệu nào của tình trạng này, mẹ cần xử lý kịp thời và đúng cách. Ngoài ra đừng quên thường xuyên bổ sung cho con những thực phẩm thanh nhiệt để hạn chế tối đa trẻ bị nóng trong nhé.

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm