Giải đáp: Trẻ sơ sinh bị khô môi phải làm sao?
Đăng ngày 01/11/2021
Thưa bác sĩ, trẻ sơ sinh bị khô môi phải làm sao ạ? Mấy ngày nay cháu quan sát thấy môi của Tôm rất khô, hơi nứt nẻ. Không biết môi trẻ sơ sinh bị khô là thiếu chất gì? Nguyên nhân do đâu và xử lý như thế nào ạ?
(Huyền, HN)
Trả lời
Bạn Huyền thân mến. Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh và gặp phải tình trạng môi con bị khô, nhất là khi thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa đông, mùa hanh khô, lạnh buốt và nứt nẻ. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khô môi là do đâu? Cách điều trị như thế nào? Mẹ cần lưu ý những gì?
Chúng tôi xin lần lượt giải đáp như sau:
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khô môi là do đâu?
1. Do thiếu nước
Thiếu nước là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị khô môi. Do bé bú mẹ hoặc bú bình sai cách, ngậm bắt không đúng núm vú nên không bú được lượng sữa cần thiết. Từ đó, không những bị thiếu chất mà còn thiếu nước, khiến môi khô, nứt nẻ.
⇒ Xem thêm: lượng sữa cho bé theo tháng tuổi
2. Lột da khiến môi trẻ sơ sinh bị khô
Trẻ sơ sinh thường sẽ bong một ít da sau khi sinh để da dần thích nghi với thế giới bên ngoài tử cung. Đây là quá trình bình thường và có thể gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô môi, thậm chí là lột da môi. Điều này không hề gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ không cần quá lo lắng.
3. Do thói quen liếm, mút môi
Trẻ sơ sinh có bản năng mút khá mãnh liệt, vì vậy bé thường có những hành động mút hoặc liếm môi ngay cả khi không bú mẹ. Điều này sẽ làm cho môi bé bị khô vì nước bọt bốc hơi trên môi dẫn đến khu vực này bị mất nước nhiều hơn.
4. Trẻ sơ sinh bị khô môi do thời tiết hanh khô
Thời tiết lạnh và hanh khô không chỉ khiến người lớn bị khô môi mà ngay cả trẻ sơ sinh cũng sẽ gặp phải tình trạng này. Vào những ngày lạnh, độ ẩm giảm thấp, da của bé bị mất nước sẽ gây ra tình trạng môi của trẻ sơ sinh bị khô. Hoặc trẻ nằm điều hòa nhiều cũng sẽ bị khô môi.
5. Bé bị thiếu dinh dưỡng
Rất nhiều bà mẹ cũng thắc mắc trẻ bị khô môi thiếu chất gì? Đó chính là do cơ thể bị thiếu vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2, do chế độ dinh dưỡng cho bé không cân đối. Điều này khiến môi của trẻ sơ sinh bị khô.
6. Do tác dụng phụ của thuốc
Tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi rất có thể do tác dụng phụ của thuốc nên nếu bé đang mắc phải một bệnh nào đó, mẹ cần trao đổi với bác sĩ về những tình trạng mà con dễ gặp phải khi sử dụng thuốc. Việc này sẽ giúp bác sĩ có được những hướng điều trị thích hợp và tốt hơn cho bé.
Môi trẻ sơ sinh bị khô phải làm sao?
1. Cho trẻ bú thường xuyên
Như đã nói ở trên thì trẻ sơ sinh bị khô môi rất có thể là do thiếu nước hay chính xác hơn là không được bú đủ. Vì vậy, cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là tích cực cho bé bú mẹ, trường hợp mẹ không đủ sữa bú thì có thể uống thêm sữa ngoài.
Trong vài tuần đầu đến vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường sẽ được cho ăn mỗi 1 – 3 giờ hoặc khoảng 8 – 12 lần trong 24 giờ.
2. Giữ ẩm tốt cho bé
Khi thời tiết chuyển lạnh, các mẹ nên bổ sung thêm nước cho trẻ để tránh tình trạng trẻ bị mất nước do thời tiết hanh khô. Đồng thời, không nên để trẻ ở trong phòng máy lạnh quá nhiều vì sẽ khiến da trẻ bị mất dần độ ẩm dẫn đến tình trạng khô môi, nứt nẻ.
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng đến sự trợ giúp của máy tạo độ ẩm, giúp tăng độ ẩm trong khu vực sinh hoạt, cải thiện tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh.
3. Dùng son dưỡng môi
Hiện nay, có những loại son dưỡng đặc biệt được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh với các thành phần tự nhiên. Các mẹ có thể tìm hiểu về sản phẩm này để sử dụng và cải thiện tình trạng môi trẻ sơ sinh bị khô.
4. Sử dụng một số mẹo dân gian
Cách 1: Chữa khô môi cho bé sơ sinh bằng dầu dừa
Thành phần chính của dầu dừa là axit lauric, có khả năng làm mềm vết khô môi nhưng không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Bạn chỉ cần chấm một chút dầu dừa lên môi bé, thoa nhẹ và lặp lại nhiều lần trong ngày, tình trạng môi trẻ sơ sinh bị khô sẽ được cải thiện.
Cách 2: Sử dụng lá lô hội
Các mẹ hãy lấy phần gel bên trong, đắp lên môi bé trong khoảng vài phút, sau đó dùng khăn mềm đã nhúng qua nước ấm và vắt ráo nước để lau sạch môi cho bé. Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách 3: Sử dụng hoa hồng tươi
Ngâm những cánh hoa hồng đã được rửa sạch trong sữa trong một vài giờ, nghiền nhuyễn, sau đó thoa lên đôi môi của bé 2-3 lần/ngày và vào ban đêm trước khi bé đi ngủ. Cách làm này sẽ giúp duy trì độ ẩm đôi môi, khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô môi
Trẻ sơ sinh bị khô môi sẽ không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một số điều sau trong quá trình chăm sóc trẻ:
- Tuyệt đối không bóc phần da bị bong vì như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy đau đớn. Tốt nhất, mẹ nên để môi bé tự bong thì tốt hơn.
- Với trẻ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể bổ sung thêm nước lọc để hạn chế tình trạng khô môi.
- Với trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy thêm vào thực đơn của con những loại rau xanh, trái cây giàu vitamin, nhất là vitamin nhóm B.
- Nếu tình trạng môi trẻ sơ sinh bị khô kéo dài, khiến bé đau đớn, khó chịu, quấy khóc, mẹ tốt nhất nên cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có các giải pháp kịp thời.
Hy vọng bài viết bên trên đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn Huyền cũng như chị em hiểu rõ được các nguyên nhân và giải pháp khi trẻ sơ sinh bị khô môi. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp và hoàn toàn có cách xử lý. Các mẹ cần bình tĩnh và làm theo những hướng dẫn bên trên nhé!