Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa thì mẹ phải làm sao?

Đăng ngày 06/11/2021

Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa không phải dấu hiệu bất thường vì đứa trẻ nào cũng ít nhất gặp một vài lần trong đời. Vậy làm cách nào để hạn chế nhất và cách giải quyết tốt nhất để con vượt qua cơn sặc sữa dễ dàng?

Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa phải làm sao? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít bà mẹ khi bé gặp tình trạng ho liên tục, khó thở do sữa lọt vào đường thở. Sặc sữa ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm thấy. Tuy nhiên, nếu không được sơ cứu kịp thời, trẻ có thể bị tím tái, co giật, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 

Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, trong bài viết hôm nay, Vinlac sẽ hướng dẫn cách xử lý và phòng tránh tình trạng sặc sữa ở các bé. 

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là gì? 

Sặc sữa là tai nạn thường gặp trong Nhi khoa. Đây cũng là nguyên nhân của không ít trường hợp trẻ tử vong trong nôi hay ngay sau khi bú sữa. 

Theo định nghĩa chuẩn y khoa, sặc sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sữa trào ngược tràn vào đường thở khiến bé khó thở, sặc sụa, tím tái, có thể gây ngừng thở. 

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu gì?Trẻ sơ sinh thường bị sặc sữa

Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa, bởi dạ dày trẻ yếu, còn nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản tạo thành góc tù, chưa đủ khả năng ngăn ngừa dòng sữa trào ngược khi dạ dàng căng to. 

Có rất không ít nguyên nhân gây ra tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ các mẹ có thể lưu ý như sau: 

  • Do tư thế bú không đúng, cho trẻ bú khi đang khóc, cười hoặc ho. Lúc này, sữa mẹ xuống nhanh, không kiểm soát khiến trẻ không nuốt kịp. 
  • Do vú giả hay núm vú cao su có lỗ thông quá rộng. 
  • Trẻ bú sữa vội vàng do quá đói. 
  • Trẻ đang bú sữa thì ho hoặc cười bất chợt khiến trẻ bị sặc. 
  • 3 - 4 tháng tuổi là thời điểm trẻ biết hóng chuyện, chú ý đến người xung quanh. Việc vừa nói chuyện, vừa chơi đùa với trẻ vô tình khiến trẻ bị sặc sữa. 
  • Bình sữa để xa miệng hoặc dốc không đủ cao khiến trẻ phải nuối nhiều hơn khi bú do không khí vào bụng khiến chướng bụng, nôn sau khi bú. 
  • Ép bé ăn quá nhiều dẫn đến trớ. 
  • Đặt trẻ nằm ngay sau khi vừa bú xong. 
  • Trẻ em bị dị tật vùng hầu họng như: khe hở môi, khe hở vòm...

⇒ Có thể mẹ quan tâm: cho trẻ uống sữa đúng cách

Như thế nào là trẻ sơ sinh đang sặc sữa? 

Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, thông qua cảm nhận khi bồng bé. 

Các dấu hiệu nhận biết trẻ đang sặc sữa, các bậc phụ huynh cần lưu ý như sau: 

Như thế nào là trẻ sơ sinh đang sặc sữa? Ho mạnh là một dấu hiệu của sặc sữa

  • Trẻ ho mạnh, ho sặc sụa, tím tái hoặc lịm đi khi đang bú hoặc đang nằm (sau ăn)
  • Trẻ đột ngột khóc thét lên
  • Sữa trào ra miệng và mũi trẻ 
  • Trẻ hốt hoảng, da tái xanh, người mềm nhũn hoặc co cứng. 
  • Trường hợp nặng trẻ sơ sinh có thể ngừng thở. 

Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa phải làm sao? 

Sặc sữa là tai nạn hay gặp nhưng có thể không nguy hiểm đến tính mạng nếu cha mẹ, người thân biết cách sơ cứu nhanh chóng, kịp thời. 

Trường trường hợp trẻ bị sặc sữa, cha mẹ cần: 

Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa phải làm sao? 

Vỗ lưng là cách giải quyết nhanh nhất khi trẻ sặc sữa

  • Vỗ lưng: Đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay, dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ để tạo áp lực trong lồng ngực khiến sữa bị tống ra khỏi đường hô hấp. Lặp lại vài lần cho đến khi trẻ hồng hào, có thể tự thở. 
  • Ấn ngực: Giữa trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón trỏ và ngón giữa tay trái ấn vuông góc xuống ⅓ dưới xương ức. Ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp với tốc độ 1 lần/giây. 
  • Vỗ lưng - ấn ngực: Trường hợp áp dụng 2 cách trên mà trẻ vẫn bị sặc sữa, cha mẹ có thể áp dụng cùng lúc vỗ lưng - ấn ngực khoảng 6 - 10 lần. 
  • Hút sữa từ mũi, miệng trẻ: Để thông thoáng đường thở của trẻ, cha mẹ có thể dùng miệng hoặc dụng cụ hút để hút sữa trong mũi, miệng trẻ. Lưu ý, hút miệng trước, mũi sau. 

Sau khi đã sơ cứu giúp trẻ có nhịp thở trở lại, cha mẹ, người thân cần đưa bé đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra và có cách xử lý tốt nhất. 

Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Hầu hết nguyên nhân sặc sữa của trẻ thường xuất phát từ chính cha mẹ, người thân. Điều này vô tình tạo ra nguy hiểm cho bé. Bởi vậy, khi cho trẻ bú chúng ta cần: 

Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ sơ sinhBế bé thoải mái sau mỗi lần sặc sữa

  • Bế trẻ cao đầu với tư thế thoải mái. 
  • Không nên cho trẻ ăn khi đang khóc, ho, cười hoặc đang ngủ. 
  • Nếu sữa mẹ quá nhiều hãy kẹp đầu ti khi cho trẻ bú. 
  • Chọn núm vú cao su có lỗ thoáng phù hợp.

Bài viết trên chúng tôi đã giúp các mẹ đưa ra giải pháp khi trẻ hay bị sặc sữa và cách phòng tránh như thế nào để không gặp phải tình trạng này. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ chăm sóc con yêu của mình được tốt nhất. Có bất cứ thắc mắc nào, có thể để lại câu hỏi dưới bình luận để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé!

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm