Giải mã về tập tục 12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh

Đăng ngày 05/12/2023

12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh là một trong những phần quan trọng trong văn hóa Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác. Không ít mẹ mỗi lần thấy con khóc vẫn thường nói “mụ dạy trẻ sơ sinh đấy”, “mụ về đấy”... Vậy 12 bà mụ là ai? Liệu trẻ đột nhiên khóc hay cười có phải do mụ dạy? Mời mẹ cùng Vinlac tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Bà mụ dạy trẻ sơ sinh

Bà mụ đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa tâm linh Việt. Xoay quanh nguồn gốc bà mụ cũng như tập tục cúng mụ (cúng đầy tháng) có rất nhiều câu chuyện khác nhau. Hiểu rõ về bà mụ không chỉ là lễ nghi mà còn là cách giữ gìn truyền thống quê hương, giúp người lớn trong nhà kể với con cháu về những giá trị văn hóa tâm linh xưa.

Câu chuyện dân gian về 12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh

Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh 12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh được lưu truyền từ đời này qua đời khác và trở thành một nét đẹp trong văn hóa dân gian. Theo một câu chuyện phổ biến nhất, tập tục 12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh đã có từ thời kỳ sơ khai. Lúc này, đất trời vừa mới được hình thành, khắp nơi bao trùm một màu đen tối và ẩm ướt. Thấy vậy, Ngọc hoàng đã cử nữ thần Mặt trời và Mặt trăng chiếu sáng muôn loài, làm đất đai màu mỡ.

12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh

Câu chuyện dân gian về 12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh

Khi Trái đất đã được hình thành cơ bản, Ngọc hoàng bắt tay vào công cuộc sáng tạo vạn vật, từ những con vật nhỏ bé như côn trùng, chim, cá, chó, mèo… Sau cùng, người chắt lọc những gì tinh túy nhất của đất trời để tạo nên con người với trí thông minh khó loài nào có thể bì kịp.

Để chế tạo nên con người, Ngọc hoàng đã bàn giao cho 12 bà mụ (12 nữ thần khéo tay nhất) nặn ra từng hình hài. Có nhiều truyền thuyết cho rằng mỗi bà mụ sẽ đảm nhiệm một công việc riêng. Người nặn mắt, người nặn đầu, người nặn tay chân… Không chỉ đảm nhiệm vai trò nặn ra con người, các bà mụ còn có mặt để đảm bảo mỗi đứa trẻ để được nuôi dưỡng, bảo vệ một cách tốt nhất.

12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh có tên và vai trò lần lượt là:

  • Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sinh đẻ (chú sanh)
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)
  • Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ)
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
  • Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
  • Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
  • Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử)
  • Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh)

Tập tục cúng mụ cho trẻ sơ sinh

Vì có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh cũng như ẩn chứa nhiều tâm tư, tình cảm của những người mẹ về một cuộc sống tốt đẹp, bình an cho các con nên lễ cúng mụ (hay còn gọi là cúng đầy tháng) đã trở thành nghi thức truyền thống không thể thiếu. Nghi thức này được xem như một lời tạ ơn gửi tới 12 bà mụ vì đã đem đứa trẻ khỏe mạnh, bình an đến nhà.

bà mụ dạy trẻ sơ sinh

Tập tục cúng 12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh

Tập tục cúng mụ còn là lễ để trình báo với ông bà, tổ tiên về sự gia nhập của một thành viên mới trong gia đình. Thông qua lễ cúng này, gia đình cũng mong bề trên sẽ cưu mang, che chở cho đứa trẻ trong suốt chặng đường trưởng thành về sau. Với hàm ý sâu sắc đó, tập tục cúng mụ bà dạy trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục được duy trì cho đến hiện tại.

Trong lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh, gia đình thường sẽ chuẩn bị một mâm cúng bao gồm chè, xôi, cháo, bánh… Mỗi loại xếp thành 12 phần khác nhau, tượng trưng cho 12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh. Mâm lễ cúng mụ của bé trai và bé gái cũng có sự khác biệt nhất định. Ở một số địa phương, nếu là bé trai, mâm lễ thường sẽ là xôi 3 tầng và chè đậu với hàm ý đỗ đạt, thành công trên con đường sự nghiệp trong tương lai. Mặt khác, mâm lễ cúng đối với bé gái thường sẽ có chè trôi nước với mong muốn bé gái sẽ có cuộc sống trôi chảy, tròn đầy, suôn sẻ sau này.

Giải mã tiếng khóc, cười của trẻ sơ sinh khi ngủ? Có phải do mụ dạy?

Giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh nên những hiện tượng kỳ lạ của trẻ sơ sinh thường được người xưa gọi là “bà mụ dạy trẻ sơ sinh”. Chẳng hạn như mỗi khi con đang ngủ bỗng dưng cười nắc nẻ hay những lúc con khóc òa dù vẫn đang ngủ ngon lành. Đó có thật là do mụ dạy trẻ sơ sinh hay do một nguyên nhân nào khác?

Trẻ đang bình thường đột nhiên khóc

Hiện tượng trẻ đang bình thường đột nhiên òa khóc nức nở được nhiều người lý giải đó là do mụ bà đang về dạy. Thế nhưng, trên thực tế, hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân sinh lý cũng như là một phần trong sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Với trẻ nhỏ, khóc cũng là một cách giao tiếp thay cho lời nói. Những tiếng khóc sẽ giúp trẻ bày tỏ nhu cầu của bản thân với người lớn, để bố mẹ kịp thời đáp ứng đầy đủ. Việc trẻ đang ngủ bỗng dưng khóc có thể do hệ thần kinh của bé chưa được ổn định, hoàn thiện. Tình trạng này sẽ cải thiện dần theo thời gian, khi con được khoảng 3 - 4 tháng tuổi.

mụ bà dạy trẻ sơ sinh

Trẻ khóc không phải do mụ bà dạy trẻ sơ sinh 

Bên cạnh đó, hiện tượng đang bình thường đột nhiên khóc cũng có thể đến từ những giấc mơ. Giống như người lớn, con cũng có những giấc mơ khi ngủ. Đó thường là những điều mà bé được học, được nghe, được nhìn trước khi đi ngủ và não bộ sẽ tiến hành xử lý, sắp xếp, hệ thống lại các thông tin đó khi con tiến vào giấc ngủ. Do vậy, có đôi khi bé sẽ mơ thấy bị tách khỏi bố mẹ, cho ngủ riêng nên cảm thấy hoảng sợ rồi khóc khi mắt vẫn còn nhắm nghiền.

Đôi khi hiện tượng này cũng xảy ra do bé gặp phải ác mộng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Michigan, có tới 15% trẻ gặp ác mộng khi ngủ và khiến bé khóc dù đang ngủ sâu. Các chuyên gia cũng cho biết đây là hiện tượng bình thường, xảy ra trong chu kỳ REM của bé. Vì vậy, khi thấy con khóc, bố mẹ đừng nên đánh thức mà chỉ vỗ nhẹ để con cảm thấy an tâm và ngủ lại bình thường.

Trẻ đang ngủ đột nhiên bật cười

Bên cạnh hiện tượng khóc trong giấc ngủ, trẻ sơ sinh cũng có thể đột nhiên bật cười mà không cần bất kỳ lý do nào. Đó hoàn toàn không phải do 12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh mà là phản xạ tự nhiên. Hiện tượng này thường xảy ra khi bé muốn ngủ, muốn ti hay đang mơ màng, đặc biệt là trong giai đoạn dưới 1 tuổi. Bố mẹ hoàn toàn không cần lo lắng hay cảm thấy kỳ lạ khi bé đột nhiên cười vì hầu hết trẻ sơ sinh đều có biểu hiện này. Khi được 2 - 3 tháng tuổi, con sẽ bắt đầu cảm nhận được những chuyện diễn ra xung quanh và có những nụ cười thích thú thay vì chỉ do phản xạ tự nhiên.

mụ dạy trẻ sơ sinh

Trẻ đột nhiên cười không phải do mụ dạy trẻ sơ sinh 

Tập tục cúng 12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh đã đi sâu vào trong văn hóa tâm linh của nhiều thế hệ. Bà mụ giống như một điểm tựa tâm linh, gửi gắm hy vọng về sự bình an, khỏe mạnh cho những đứa trẻ của những người làm bố, làm mẹ. Tuy vậy, có những hiện tượng ở trẻ sơ sinh không phải do bà mụ đang dạy mà hoàn toàn xuất phát từ tâm sinh lý của con đó mẹ ơi. Hy vọng qua những thông tin trên, mẹ sẽ hiểu hơn về mụ bà dạy trẻ sơ sinh cũng như những hiện tượng kỳ lạ ở trẻ sơ sinh.

Bài viết liên quan

Vinlac

10 Cách dạy con thông minh ba mẹ cần biết

Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của con khi lớn lên. Vậy làm thế nào để dạy con một cách tốt nhất? Cùng Vinlac tìm hiểu ngay 10 cách dạy con thông minh ngay từ nhỏ dưới đây nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 3 cách thai giáo tiếng Anh giúp phát triển khả năng ngoại ngữ cho trẻ

Có một sự thật rằng ngay từ tuần thứ 30 thai nhi đã bắt đầu phân biệt được tiếng mẹ đẻ và các ngôn ngữ khác. Do đó, việc giúp trẻ nâng cao khả năng ngoại ngữ ngay từ trong bụng mẹ bằng thai giáo tiếng Anh là một phương pháp khoa học vô cùng hiệu quả. Dưới đây, Vinlac sẽ gợi ý cho mẹ 3 cách thai giáo ngoại ngữ đơn giản, dễ áp dụng.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Thai giáo là gì? Những điều cơ bản mẹ cần biết để thai giáo đạt hiệu quả

Thai giáo là hình thức giáo dục đã rất phổ biến ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, nhiều mẹ cũng đã áp dụng thai giáo để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho con ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Vậy cụ thể có những loại thai giáo nào và làm sao để thai giáo đạt hiệu quả tốt nhất? Mẹ cũng theo dõi bài viết dưới đây với Vinlac nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Thai giáo bằng Phật pháp nguyện cầu phước đức và tài năng cho con khi chào đời

Chặng đường 9 tháng 10 ngày trong suốt thai kỳ không chỉ là thời điểm của mẹ mà đó cũng là giai đoạn học hỏi, phát triển của con. Nếu biết áp dụng thai giáo đúng cách, con sẽ thông minh, vượt trội hơn ngay từ khi sinh ra. Thai giáo bằng Phật pháp chính là một trong những cách giáo dục thai nhi được nhiều mẹ lựa chọn. Vậy thai giáo Phật pháp cần làm những gì, có những lưu ý nào? Tất cả sẽ được Vinlac đề cập trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Mách mẹ cách nghe nhạc thai giáo tốt nhất cho thai nhi theo từng giai đoạn

Cho thai nhi nghe nhạc là một trong những phương pháp thai giáo được nhiều mẹ áp dụng để kích thích thính giác cũng như sớm vun đắp cho con về trí tuệ và tâm hồn. Tìm hiểu nhạc thai giáo là gì, tác động của phương pháp này đối với thai nhi và cách áp dụng nhạc thai giáo hiệu quả trong nội dung dưới đây!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 10+ truyện thai giáo giúp con phát triển ngôn ngữ, rèn trí thông minh

Đọc truyện thai giáo là một hình thức giáo dục thai nhi được nhiều mẹ áp dụng để kích thích khả năng nghe và phát triển tư duy, tình cảm cho bé ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Vậy nên đọc truyện thai giáo gì và đọc như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, ba mẹ cùng tìm hiểu với Vinlac qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu thêm