6 cách giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Đăng ngày 19/05/2023

Nhiều cha mẹ quan niệm, trẻ chán ăn bỏ bữa vài hôm là chuyện bình thường. Tuy nhiên chứng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần trẻ sau này. Vậy đâu là cách cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ hiệu quả? Cùng Vinlac tìm hiểu trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Nội dung chính

Dấu hiệu trẻ biếng ăn

Theo thống kê, trên toàn thế giới có hơn 50% trẻ từ 1-6 tuổi mắc chứng biếng ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng từ 20 - 45%. Những con số biết nói này chứng tỏ biếng ăn không chỉ là vấn đề một sớm một chiều. Vì vậy, mẹ nên chú ý đến tình trạng ăn uống của trẻ hàng ngày. Trẻ được coi là biếng ăn khi có nhiều hơn 2 dấu hiệu dưới đây: 

  • Lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày ít hơn ½ khẩu phần theo độ tuổi. 
  • Trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt.
  • Bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
  • Trẻ có biểu hiện sợ ăn, chạy trốn, khóc khi đến bữa.
  • Trẻ nhìn thấy thức ăn là có phản ứng nôn ọe.
  • Không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.

Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về trẻ biếng ăn

cách cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Trẻ quấy khóc khi ăn và thời gian ăn kéo dài khiến nhiều ba mẹ áp lực

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa cũng phân biệt biếng ăn thành 5 dạng với các dấu hiệu như sau:

  • Ít thèm ăn: Thường thấy ở trẻ hiếu động. Đôi khi trẻ mải chơi và không chú ý đến việc ăn uống, chỉ ăn vài miếng, ăn qua loa và không nhận ra cơ thể đang đói. 
  • Ghét một số loại thức ăn nhất định: Trẻ nhỏ có vị giác rất nhạy bén nên có thể phát hiện được những mùi vị riêng biệt của một số loại thức ăn. Trẻ không những ghét mùi vị mà còn là hình dạng của món đó nên thường khó chịu, quấy khóc nếu bị ép ăn những loại thức ăn này. 
  • Trẻ sợ ăn: Trẻ biểu hiện qua việc hay quấy khóc, co người, ngậm chặt miệng khi cho ăn. Có thể trẻ đã trải qua những sự cố trong quá trình ăn uống như bị nghẹn, hay nôn trớ, bị quát mắng… 
  • Trẻ thờ ơ với thức ăn: Trẻ không có hào hứng với việc ăn uống và không nói chuyện, phản ứng khi được cho ăn. 
  • Trẻ đang bị bệnh: Việc đang điều trị, phải dùng thuốc cũng khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, ăn không ngon miệng như bình thường.

cách cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống ở trẻ

Hậu quả khi không kịp thời cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Suy dinh dưỡng

Hậu quả dễ thấy nhất của việc trẻ biếng ăn chính là việc bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết để phát triển. Trẻ không đủ năng lượng để tăng trưởng về chiều cao, cân nặng nên nguy cơ cao sẽ bị suy dinh dưỡng, gầy còm, xanh xao hơn so với trẻ bình thường. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến mắc các bệnh như da thô ráp, cảm cúm, các bệnh mãn tính và khả năng viêm nhiễm đường hô hấp cao.

Sữa tăng cân cho bé

Chậm tăng trưởng

Trẻ biếng ăn sẽ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển. Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ biếng ăn có nguy cơ thua kém 6%-22% chỉ số cơ thể BMI (Body Mass Index) so với trẻ ăn uống bình thường. 

Chậm phát triển não bộ

Có 3 yếu tố chính quyết định đến sự phát triển trí não của trẻ là gen, dinh dưỡng, môi trường. Trẻ biếng ăn sẽ không đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho não bộ hoạt động hiệu quả bao gồm các chất như: đạm,chất bột đường, chất béo đặc biệt là các axit béo và axit amin thiết yếu; đồng thời khiến trẻ mệt mỏi, khó tập trung, giảm khả năng học hỏi. 

Suy giảm miễn dịch

Khi sức đề kháng yếu, trẻ biếng ăn có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn 45% và có số ngày bệnh nhiều hơn 29% so với trẻ bình thường. Ở trẻ biếng ăn rất hay thiếu hụt kẽm và selen. Thiếu kẽm, trẻ dễ bị rối loạn vị giác, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy…Thiếu selen sẽ gây ra ức chế chức năng miễn dịch và khả năng đề kháng chống nhiễm trùng; làm xuất hiện các tổn hại tế bào quan trọng.  

Ảnh hưởng đến cảm xúc

Trẻ biếng ăn thường không thích vận động so với trẻ cùng trang lứa, phần lớn là do mệt mỏi. Trẻ thường ủ rũ và không thiết chơi đùa hoặc dễ cáu gắt, khó hòa nhập. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chứng trầm cảm hay tự kỷ ở trẻ nhỏ.

cách cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Không ăn đủ chất, đủ lượng khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, chậm phát triển

6 cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ

Kích thích bé ăn ngon miệng

Suy giảm vị giác, rối loạn vị giác là những nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng. Các tế bào niêm mạc miệng khó cảm nhận được  sự kích thích của thức ăn, làm giảm sự nhạy cảm hương vị khiến trẻ không thấy hứng thú với ăn uống. 

Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần tham khảo các cách kích thích ăn uống cho trẻ thông qua cả chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng kẽm có thể kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Những thực phẩm có chứa kẽm như là thịt gà, thịt bò, cá và nhiều loại rau có màu xanh đậm… Bên cạnh đó thói quen ăn chậm nhai kỹ, vận động thường xuyên đều tác động tích cực đến việc ăn uống của trẻ mẹ nên áp dụng. 

Cải thiện hệ tiêu hóa 

Hệ tiêu hóa được gọi là “bộ não thứ 2” của cơ thể vì cơ quan này có rất nhiều chức năng quan trọng. Trong đó nhiệm vụ chính chính là hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng. Vì vậy mẹ cần chăm sóc và duy trì hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ tốt nhất bằng cách cung cấp thêm chất xơ, men vi sinh… và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Ví dụ như: 

  • Mẹ có thể bổ sung cho bé các thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, súp rong biển miso, một số loại phô-mai vi khuẩn có thể tồn tại sau quá trình làm chín như gouda, mozzarella, cheddar… Men vi sinh là chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi giúp cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột. 
  • Chất xơ hòa tan: Các chất xơ hòa tan là thức ăn nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, tăng cường đề kháng cho ruột để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không bị đầy hơi, khó tiêu hay mắc các bệnh nhiễm trùng. Rau củ như bông cải xanh, cà rốt, củ cải đường; hoa quả như bơ, táo, dâu tây, mâm xôi, chuối.. là những nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên tốt cho trẻ. Ngoài ra mẹ có thể lựa chọn các loại sữa mát (vị thanh nhạt, không dầu cọ, chứa các prebiotic như HMO, FOS, Inulin) để cải thiện tiêu hóa cho con. 
  • Ăn dặm đúng thời điểm. Theo khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm vì lúc này nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên và hệ tiêu hóa cũng đã tương đối hoàn thiện, sẵn sàng “làm quen” với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. 

cách cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm và bổ sung các chất kích thích ăn ngon miệng

Điều chỉnh cách cho bé ăn

  • Tránh áp dụng những cách ăn không hiệu quả: ép buộc, dụ bé ăn bằng cách cho xem điện thoại/TV; quá cứng nhắc bắt con phải ăn đủ lượng mà không quan tâm đến nhu cầu của con; nuông chiều để con thích ăn gì là chỉ ăn mỗi món đó, vừa ăn vừa chơi… 
  • Nên tạo thói quen ăn uống khoa học, kích thích hứng thú cho con như: chế biến đa dạng về loại, màu sắc mùi vị và trình bày đẹp mắt, thu hút sự chú ý của trẻ; kết hợp món bé thích với những món ăn khác; không ăn vặt trước bữa chính; ăn vào những khung giờ cố định…  
  • Áp dụng phương pháp ăn dặm phù hợp: Mỗi bé sẽ phù hợp với một loại phương pháp ăn dặm khác nhau, phụ thuộc vào thể trạng cũng như tính cách. 3 kiểu ăn dặm phổ biến nhất mẹ có thể tham khảo là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy và  ăn dặm truyền thống. 

Tạo không khí thoải mái khi ăn

  • Không ép trẻ ăn: Cho trẻ ăn khi thấy trẻ đói, khi trẻ từ chối ăn không nên ép và cho trẻ thử ăn thức ăn khác (nếu phù hợp). 
  • Kiên trì trong việc cho con làm quen với thực phẩm mới. Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn mới, cha mẹ đừng cố ép mà hãy thử vào khi khác. Cố gắng cho con khám phá nhiều loại thực phẩm đa dạng để nắm được sở thích của con. 
  • Khuyến khích tạo tâm lý và không khí thoải mái khi ăn: khen thức ăn ngon và tươi cười vui vẻ, khuyến khích trẻ thật nhiều để trẻ tự tin và thích thú với việc ăn. Tránh việc quát mắng hay ép con phải ăn thật nhiều hay gây áp lực khi ăn có thể ảnh hưởng đến cả tâm lý lẫn việc tiêu hóa thức ăn của trẻ. 

cách cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Hãy để ăn uống là thời gian con thoải mái giống như đang vui chơi

Điều trị kịp thời các bệnh lý khiến trẻ mệt mỏi, không muốn ăn

Mẹ cần nhận biết được các loại biếng ăn ở trẻ (biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý) để có những cách xử lý phù hợp và kịp thời. Mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Khi trẻ mắc bệnh thường không chịu ăn do mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy mẹ nên ưu tiên các thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu như cháo, súp. Có thể tăng bữa sữa để con được bù đủ chất. 
  • Chia nhỏ bữa ăn, không ép trẻ ăn quá nhiều vì khi mắc bệnh con dễ ghê họng, nôn trớ dẫn đến hao hụt nhiều chất và mệt mỏi hơn. Không nên ăn lại ngay sau khi nôn trớ mà cần có khoảng nghỉ. 
  • Nên điều trị các vấn đề bệnh lý song song với các cách kích thích trẻ ăn uống nêu trên để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ hiệu quả nhất. 

Ngoài ra để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn, mẹ có thể cho con đi khám dinh dưỡng. Thông qua việc kiểm tra, thăm khám, bác sĩ sẽ nhanh chóng tìm được nguyên nhân và tư vấn giúp ba mẹ xây dựng cho bé yêu một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng trường hợp. Khám dinh dưỡng cũng giúp phát hiện sớm các bệnh lý phổ biến về dinh dưỡng ở trẻ em; kiểm soát tốt các yếu tố làm cản trở sự phát triển của trẻ để tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhằm giúp mẹ phần nào gỡ rối nỗi lo tìm cách cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ. Vì mỗi trẻ sẽ có thể trạng và điều kiện phát triển khác nhau nên mẹ hay nhớ quan sát, theo dõi con để sớm phát hiện nguyên nhân và luôn kiên nhẫn trong việc áp dụng các cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn nêu trên đạt hiệu quả tối ưu nhất nhé!

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm