Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Đăng ngày 30/11/2023

Theo thống kê của UNICEF và WHO, hàng năm trẻ tử vong do viêm phổi còn nhiều hơn cả do sởi sốt rét cộng lại. Như vậy đủ để thấy việc chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách và phòng tránh căn bệnh này quan trọng đến nhường nào. Vậy đâu là những lưu ý ba mẹ cần biết, cùng tìm hiểu với Vinlac qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh viêm phổi là gì? Các dấu hiệu và triệu chứng 

Bệnh viêm phổi là gì

Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng, các túi khí trong phổi chứa nhiều dịch khiến cơ thể không được hấp thụ lượng oxy cần thiết. 

Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra và chưa có thuốc đặc trị. Các loại virus thường gặp gây viêm phổi có thể kể đến như: virus hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus, virus cúm… Ngoài ra nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ còn do nhiều yếu tố như vi khuẩn, nấm, môi trường sống ô nhiễm, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, trẻ mắc dị tật bẩm sinh liên quan đến đường hô hấp… 

Dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị viêm phổi

  • Giai đoạn đầu: có thể xuất hiện sốt nhẹ, tiếp theo là triệu chứng như ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, biếng ăn hoặc bỏ ăn, từ chối bú và thường xuyên quấy khóc.
  • Giai đoạn bệnh nặng hơn: Nếu trẻ không được chăm sóc và theo dõi đúng cách, có thể xuất hiện những biểu hiện nặng hơn như sốt cao, ho nặng tiếng, nhiều đờm, khó thở, thở nhanh, co bóp lồng ngực, bỏ bú môi và đầu ngón tay có thể chuyển sang màu tím.
  • Trẻ nhìn mệt mỏi, quấy khóc và phát sinh các vấn đề như tiêu chảy, nôn, và đau bụng.

Nhìn chung các triệu chứng ban đầu khi trẻ bị viêm phổi rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường như viêm họng. So với các bệnh thông thường, viêm phổi nguy hiểm hơn rất nhiều và có thể diễn biến rất nhanh, nếu không xử lý kịp thời sẽ để lại biến chứng cực kỳ nguy hiểm thậm chí gây tử vong. 

chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Các triệu chứng ban đầu khi trẻ bị viêm phổi rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Khi quan sát thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng nghi mắc viêm phổi, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách mà các phụ huynh không nên bỏ qua. 

Đưa bé đến cơ sở khám chữa bệnh

Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu bệnh ban đầu, ba mẹ không nên tự ý cho con dùng thuốc mà nên đưa trẻ đến bác sĩ sớm nhất có thể. Sau thăm khám, nếu trẻ thực sự mắc viêm phổi, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho bé. Trường hợp trẻ mắc viêm phổi ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ điều trị đồng thời tư vấn tới bố mẹ cách chăm sóc trẻ viêm phổi tại nhà an toàn và khoa học. 

Trẻ có dấu hiệu bệnh trở nặng cần phải cho con nhập viện ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Theo dõi tình trạng và hạ sốt cho trẻ đúng cách

Sốt là triệu chứng phổ biến của viêm phổi nhưng trong một số trường hợp, trẻ bị viêm phổi không kèm sốt hoặc chỉ sốt nhẹ. Đặc biệt trẻ bị viêm phổi không kèm sốt có thể cơ thể đang bị suy giảm miễn dịch nặng hơn. 

Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ dưới 38.5 độ C có thể giảm sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm, tập trung chủ yếu ở vùng nách. Đồng thời cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và khuyến khích trẻ uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước do sốt. Trong trường hợp trẻ không chịu chườm ấm, mẹ có thể đưa trẻ ngồi trong chậu nước ấm để làm giảm từ từ nhiệt độ cơ thể.

Khi nhiệt độ cơ thể trẻ vượt quá 38.5 độ C, mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Trong nhiều trường hợp trẻ bị viêm phổi không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ 

Chế độ dinh dưỡng

Cần đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi. Một chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe cho trẻ nhanh chóng. 

  • Cho trẻ ăn cháo, sữa, thức ăn mềm lỏng... dễ nuốt dễ tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Mỗi lần ăn không nên ăn quá nhiều mà nên chia nhỏ ra trong ngày để trẻ dễ tiêu hóa.
  • Bổ sung đạm (protein) để đẩy nhanh quá trình phục hồi, tăng cường đề kháng. Ba mẹ nên chọn những thực phẩm giàu protein ít chất béo như thịt trắng, thịt gia cầm không da, các loại đậu. 
  • Thực phẩm giàu vitamin A như các loại rau xanh đậm, các loại củ, quả có màu vàng, đỏ cũng rất tốt cho trẻ bị viêm phổi. Vitamin A có vai trò trong việc cải thiện đề kháng, bảo vệ nguyên mạc niêm mạc đường hô hấp. 
  • Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả trong bữa ăn giúp tăng thêm lượng vitamin có lợi, chất xơ và giúp trẻ tăng đề kháng. Cha mẹ nên lựa chọn các loại rau, củ, quả có màu đậm như cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, rau ngót… 
  • Tăng lượng nước bổ sung vào cơ thể cho trẻ, vừa giúp giảm sốt, long đờm và đảm bảo cơ thể bé không bị mất nước. Có thể bổ sung linh hoạt dưới dạng sữa, nước ép, nước canh, súp,...Nếu sốt cao có thể cho trẻ uống Oresol để bù nước và chất điện giải.
  • Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ bị viêm phổi uống để giảm triệu chứng của bệnh.
  • Không nên ăn các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, hay uống đồ uống có gas; các món ăn khô hoặc có vỏ cứng như hải sản (tôm, cua,...) có thể gây kích ứng niêm mạc họng và gây ho nhiều hơn. 

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Chế độ dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ

Giúp trẻ bài tiết đờm 

Ho là triệu chứng gây bệnh nhưng đồng thời cũng là cách để làm thông thoáng đường thở, đẩy chất nhầy ra khỏi phổi. Vì vậy mẹ có thể làm theo 2 cách sau để giúp trẻ bài tiết đờm đúng cách, an toàn và có lợi cho quá trình hồi phục bệnh: 

  • Hướng dẫn bé ho: 
  • Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía sau.
  • Không ho ở cổ họng.
  • Hít hơi vào lần nữa, tiếp tục ho trước khi khạc đờm ra ngoài.
  • Đối với trẻ quá nhỏ, không tự khạc đờm được, cha mẹ có thể đưa trẻ đến nhân viên y tế để dùng máy hút đờm cho trẻ. 
  • Vỗ lưng: 
  • Thời điểm tốt nhất để mẹ có thể vỗ lưng cho trẻ là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là sau khi ăn khoảng 1 tiếng. 
  • Cách vỗ lưng: bàn tay của mẹ gập ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, giữ ngón cái ép vào ngón trỏ và vỗ từ bên trái sang bên phải trong khoảng 3 -5 phút tại mỗi khu vực. Lưu ý, không vỗ vào vùng xương ức, xương sống hay dạ dày. 

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Vỗ lưng đúng cách giúp bài tiết đờm dễ hơn

Vệ sinh và sinh hoạt 

  • Cha mẹ và người nhà cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sát trùng tay trước khi chăm sóc cho trẻ. 
  • Làm sạch đồ chơi, đồ dùng của bé, dọn dẹp nhà cửa, phòng của trẻ tránh bụi bẩn, ẩm mốc.
  • Ưu tiên quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ, tránh mặc đồ chật, đồ bó khiến trẻ thêm khó thở. Lưu ý chỗ nằm của bé cần thoáng mát, thông khí nhưng đặc biệt tránh nằm thẳng dưới điều hòa, hoặc có gió lùa. Để tâm tới thân nhiệt của bé, không được để bé bị lạnh.
  • Nhỏ mũi hằng ngày (khoảng 4 - 5 lần/ngày) bằng nước muối sinh lý cho trẻ, đặc biệt là trước khi cho trẻ ăn hoặc đi ngủ.
  • Cho trẻ nằm nghiêng và kê gối cao hơn thông thường một chút khi ngủ.
  • Khi vệ sinh mũi cho bé, dùng khăn giấy loại dùng 1 lần, tránh dùng khăn sữa nhiều lần vì có thể tăng nguy cơ lây nhiễm nặng hơn.

Tái khám đúng lịch

Sau khi chăm sóc đúng cách, trẻ uống thuốc đúng sẽ nhanh khỏi và bình phục (trẻ không sốt, ăn uống bình thường, không ho…) nên cha mẹ chủ quan không tái khám cho trẻ. Điều này là sai lầm, vì vậy, cha mẹ cần thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được đánh giá cụ thể sức khỏe sau điều trị của trẻ.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Trẻ cần được tái khám đúng lịch để đảm bảo sức khỏe sau điều trị của trẻ

Cách chăm sóc trẻ sau viêm phổi để tránh tái nhiễm

Phần lớn chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách thì thời gian hồi phục sẽ tương đối nhanh. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp trẻ bị tái đi tái lại nhiều lần. Việc tái nhiễm này có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề thậm chí tử vong. Vì vậy, giai đoạn chăm sóc trẻ sau viêm phổi rất quan trọng. 

Khuyến khích trẻ vận động

Việc được hoạt động thường xuyên sẽ kích thích hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng và giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn của cơ thể nói chung và hệ hô hấp nói riêng cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cho trẻ hoạt động thể lực ở mức cường độ trung bình và thấp, phù hợp với tình trạng thể chất của trẻ. 

Các bài tập như bơi lội, thể thao với bóng, đạp xe hay đi bộ, chạy bộ, các bài tập tăng độ linh hoạt cho khớp, các bài tập thư giãn và các bài tập thở có thể góp phần cải thiện khả năng hoạt động thể lực, giảm tình trạng khó thở và hô hấp tốt hơn, tập hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi. 

Nguyên tắc dinh dưỡng tăng đề kháng

Đối với trẻ bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu đời. Nếu sau bệnh trẻ vẫn còn một số triệu chứng như ngạt mũi, ho nhẹ, chảy mũi…thì mẹ có thể vắt sữa ra thìa và đút cho bé. 

Đối với nhóm trẻ ăn dặm và lớn hơn, mẹ cần lưu ý cân đối chế độ dinh dưỡng. Trẻ mắc viêm phổi dễ bị suy dinh dưỡng do giảm lượng ăn vào vì chán ăn, ngạt mũi, khó thở, nôn, sốt, quấy khóc và tăng năng lượng tiêu hao do sốt, thở nhanh, đáp ứng viêm. Nhìn chung chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau viêm phổi cũng tương tự khi chăm trẻ trong khi bệnh với 4 nguyên tắc chính: 

  • Đảm bảo đủ lượng.
  • Đảm bảo đủ dịch cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn lỏng, mềm hơn bình thường để giảm kích thích ho và nôn.
  • Chia nhỏ bữa và cho trẻ ăn thường xuyên hơn.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Cho trẻ ăn lỏng, mềm, chia nhỏ bữa

Bổ sung thực phẩm tăng đề kháng 

Mẹ tham khảo các loại thực phẩm tăng đề kháng cho bé dưới đây để bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày giúp con mau phục hồi: 

Độ tuổi 

Chế độ dinh dưỡng

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

  • Nhóm tinh bột: như gạo tẻ, gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc và khó ăn vì có gluten), hạt sen, ý dĩ, đậu xanh (dễ gây ngán, khó ăn và khó tiêu).
  • Nhóm chất đạm: Thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua… là những loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm. Ở trẻ mới bắt đầu tập ăn bổ sung, nên dùng thịt nạc (như thịt lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu chất đạm, béo và dễ tiêu hóa. Từ tháng thứ 7, ba mẹ có thể cho bé ăn thịt bò, cá, tôm & cua…. Tháng thứ 8 trở đi bé cần ăn những loại thực phẩm đa dạng hơn.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: củ cải, cà rốt, rau ngót, rau dền, cam, chuối, đu đủ…
  • Nhóm chất béo: Ở độ tuổi này, trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1 (ở người trưởng thành tỷ lệ này là 2:1). Nên ăn đa dạng các loại dầu thực vật (gấc, đậu nành, oliu, mè,…). Riêng dầu gấc, trẻ chỉ nên ăn 1- 2 lần mỗi tuần để tránh vàng da do thừa caroten. Nên cho trẻ ăn lượng dầu/mỡ phù hợp trong các bữa ăn. Khi bắt đầu ăn, mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu/mỡ, trẻ 8 tháng trở lên là 5ml, 12 tháng tuổi trở lên là 7,5-10ml/bữa một bữa dầu, một bữa mỡ.

Trẻ ở giai đoạn này thường ăn bột, thức ăn thái nhỏ hoặc nghiền nhuyễn. Lượng ăn trong ngày tùy khả năng ăn của con và kết hợp bú mẹ theo nhu cầu. 

Trẻ trên 1 tuổi 

  • Nước lọc và nước trái cây: bổ sung đủ nước cho bé và ưu tiên các loại quả giàu dinh dưỡng như cà rốt, nho, chanh dây…
  • Ngũ cốc:  là thực phẩm giàu chất xơ, giúp phổi hoạt động tốt hơn, giảm các triệu chứng hô hấp và chống viêm. 
  • Thực phẩm giàu đạm (trứng, sữa các loại đậu) giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, kháng viêm. 
  • Rau có màu xanh đậm (rau ngót, cải xoăn, cải bó xôi, rau diếp, rau bina) giúp trẻ dễ tiêu, giàu vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc đường hô hấp. 
  • Trái cây có múi (bưởi, cam, chanh,…) thường giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus, giảm các cơn đau, rát họng.
  • Sữa chua:  Sự kết hợp giữa sữa chua và những thực phẩm giàu chất xơ đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ ung thư phổi đến 33%, ức chế phản ứng viêm.

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo và bổ sung thêm sữa tăng đề kháng cho con. Sữa tăng đề kháng thường chứa các thành phần như HMO, sữa non Colostrum; các vi chất như Kẽm, Selen, vitamin A, C, E. Trong đó: 

  • HMO là thành phần rắn có hàm lượng cao thứ 3 trong sữa mẹ. HMO vừa nuôi dưỡng lợi khuẩn, vừa bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây bệnh bám dính và kích thích các tế bào tiết ra các yếu tố bảo vệ. 
  • Sữa non cung cấp lượng lớn kháng thể cho bé. Điều này đặc biệt cần thiết nhất là với trẻ đã ngưng bú mẹ vì lúc này miễn dịch thụ động trẻ nhận được từ sữa mẹ đã dần yếu đi. 
  • Vitamin và khoáng chất chỉ chiếm một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Nếu thiếu các chất này có thể dẫn tới nhiều bệnh lý và giảm khả năng miễn dịch.

Khi chọn sữa tăng đề kháng cho con, mẹ nên lưu ý về uy tín, nguồn gốc xuất xứ và đặc biệt là phải phù hợp với nhu cầu thể trạng của con để tránh gặp các vấn đề sức khỏe do không hợp sữa. 

Vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ 

Viêm phổi truyền nhiễm rất nguy hiểm. Do đó ba mẹ cần đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách thường xuyên thay ra giường, chiếu, chăn màn cho trẻ. Trường hợp nhà có người bệnh cần cách ly trẻ sau viêm phổi và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cá nhân, kháng khuẩn thường xuyên để con không bị lây nhiễm. 

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 

Hiện nay đã có sẵn các vắc xin để ngăn ngừa một số bệnh viêm phổi, cúm. Đặc biệt, nhóm vắc xin ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ được sử dụng rộng rãi. Các bác sĩ khuyến cáo nên chủng ngừa viêm phổi khác cho trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ em từ 2 đến 5 tuổi có nguy cơ đặc biệt mắc bệnh phế cầu khuẩn. 

Ba mẹ cần lưu ý lịch tiêm phòng để giảm thiểu nguy cơ trẻ tái nhiễm viêm phổi và các bệnh liên quan. 

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Cho trẻ đi khám và tiêm chủng đúng lịch

Tránh đến khu vực khói bụi, đông người 

Những nơi đông người, nhiều khói bụi không tốt cho trẻ mới gặp vấn đề về phổi, hô hấp. Nếu hít phải lượng lớn khói bụi, đặc biệt là bụi mịn với kích thước siêu nhỏ sẽ tiến sâu vào phế nang, khó loại bỏ dẫn đến tái viêm. Vì vậy, trẻ sau viêm phổi nên hạn chế đến những khu vực đông đúc, khói bụi. Nếu ra ngoài cần đeo khẩu trang cẩn thận, rửa tay thay giặt quần áo sạch sẽ sau khi từ ngoài về để hạn chế hít phải bụi bẩn.

Tập phục hồi cho trẻ viêm phổi  

Như đã đề cập phía trên, trẻ bị viêm phổi có những bài tập riêng biệt để phục hồi khả năng hô hấp và tăng cường sự linh hoạt của phổi. Tập thở trị liệu ngày càng được sử dụng rộng rãi. Nó giúp thải được các chất tiết dịch ra ngoài để sự thông khí được diễn ra dễ dàng, kiểm soát được nhịp thở và tạo thư giãn trong cơn khó thở, gia tăng sự trao đổi khí bằng cách tập thở có hiệu quả và tập cho lồng ngực giãn nở tối đa. 

Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ

Viêm phổi ở trẻ là bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, bố mẹ nên giúp con phòng tránh bệnh này bằng cách:

  • Cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất. Điều này sẽ giúp bé có hệ miễn dịch tốt, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, các bé sơ sinh nên được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với người có dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi… và tránh tiếp xúc quá lâu với đám đông
  • Giữ ấm cho bé khi trời lạnh đúng cách. 
  • Đảm bảo cho bé có một môi trường sống sạch sẽ, trong lành.
  • Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Đây hiện là cách phòng ngừa bệnh viêm phổi cho bé khoa học và hiệu quả cao. Theo đó, bố mẹ có thể giúp con ngừa viêm phổi bằng cách tiêm vắc xin chống lại các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis, vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B, vi khuẩn phế cầu, virus cúm mùa, virus sởi…

Đừng bỏ qua: Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Có nhiều loại vắc-xin chống lại các tác nhân gây bệnh viêm phổi ba mẹ nên biết

Trên đây là những thông tin cần thiết về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi sao cho đúng và an toàn. Ba mẹ cần ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh và luôn sát sao theo dõi, xử lý kịp thời nếu con có dấu hiệu bệnh để  tránh những biến chứng, di chứng nặng về sau.

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm