Có nên bổ sung kẽm cho trẻ?- Gỡ rối thắc mắc cho mẹ

Đăng ngày 20/11/2022

Kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, “Có nên bổ sung kẽm cho trẻ không?” lại là vấn đề mà nhiều mẹ còn băn khoăn. Vậy bổ sung kẽm như thế nào mới đúng, có nên tự bổ sung kẽm cho bé hay bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu? Tất cả những câu hỏi này đã được giải đáp đầy đủ ở nội dung bên dưới.

Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Thông thường, với trẻ bú sữa mẹ, lượng kẽm mà bé cần đã được đáp ứng đầy đủ. Khi trẻ lớn hơn, bắt đầu ăn các loại thức ăn khác bên cạnh sữa mẹ, nhu cầu kẽm cũng tăng cao. Trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung kẽm cho bé thông qua thực phẩm ăn hàng ngày. 

có nên bổ sung kẽm cho trẻ

Nhiều mẹ thường phân vân không biết có nên bổ sung kẽm cho trẻ không

Tuy nhiên, vì một số lý do mà trẻ có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt kẽm. Lúc này, mẹ cần để ý đến một số dấu hiệu bên ngoài của con để bổ sung cho kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Trẻ thiếu kẽm sẽ có một số dấu hiệu mà mẹ dễ dàng nhận thấy như:

  • Chán ăn: bé không còn hứng thú với các bữa ăn, thời gian ăn kéo dài, ăn được ít hơn.
  • Táo bón nhẹ: xuất hiện tình trạng bé khó khăn khi đi ngoài, nhăn mày đỏ mặt, phân khô cứng hoặc lổn nhổn.
  • Buồn nôn: thường xuyên nôn ọe không rõ nguyên nhân.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc: trằn trọc khó ngủ, thường hay giật mình, quấy khóc vào ban đêm và ngủ không yên giấc vào ban ngày.
  • Dễ dị ứng
  • Móng tay có đường trắng: móng tay xuất hiện các vệt kẻ, có màu trắng, giòn và dễ gãy hơn.
  • Rụng tóc: thiếu kẽm khiến tóc bị mỏng dần, dễ gãy rụng, rụng hình vành khăn. 
  • Vết thương lâu lành: các vết thương lâu đóng vảy hơn do quá trình phân chia tế bào diễn ra chậm, bé cũng dễ bị tím khi va đập.
  • Chậm tăng cân, tăng chiều cao: trẻ không tăng hoặc tăng chậm về chiều cao, cân nặng trong nhiều tháng liên tục.

Vai trò của kẽm đối với trẻ em

Khi thấy bé nhà mình có những dấu hiệu trên, mẹ nên đưa con đi thực hiện các xét nghiệm để xác định bé có bị thiếu kẽm hay không. Từ kết quả thực tế, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ về liều lượng, thời gian cũng như cách thức bổ sung kẽm.

trẻ biếng ăn có nên bổ sung kẽm

Khi thấy trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm cần đưa con đi khám

Bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách

Thiếu kẽm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ, gây ra một số bệnh như: trẻ biếng ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa, thường xuyên ốm vặt... Tuy nhiên, thừa kẽm cũng không tốt với sức khỏe của trẻ, gây ra những tác dụng phụ như: ớn lạnh, sốt, loét miệng, buồn nôn, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, nôn mửa… Đặc biệt, tình trạng này còn khiến trẻ hay ốm vặt, kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, việc bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. 

Cách bổ sung kẽm cho trẻ 

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bú hoàn toàn sữa mẹ, lượng kẽm cần thiết cho sự phát triển của bé đã được cung cấp đủ, mẹ không cần bổ sung thêm bất kỳ loại thuốc kẽm nào cho con. Tuy nhiên, để đảm bảo hàm lượng kẽm có trong sữa, mẹ cũng nên chú ý tới khẩu phần ăn.

khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ

Mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng 3 cách khác nhau

Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, nhu cầu về kẽm cũng bắt đầu cao hơn. Vì vậy, mẹ cần lưu ý tới việc đảm bảo đầy đủ lượng kẽm cho con. Mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua 3 cách:

  • Bổ sung kẽm từ thực phẩm thiên nhiên cho trẻ: đây là phương pháp bổ sung kẽm an toàn nhất cho trẻ nhỏ, hiếm khi xảy ra trường hợp thừa kẽm gây nguy hiểm. Để bổ sung kẽm cho con theo phương pháp này, mẹ nên chọn các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, cua, tôm, trứng gà, chuối, lựu, yến mạch, ngũ cốc,... đưa vào các bữa ăn hàng ngày của con

  • Bổ sung kẽm thông qua thực phẩm chức năng: hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho trẻ thông qua đường uống với vị thơm ngọt, dễ uống. Tuy nhiên, trước khi sử dụng mẹ cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để biết được tình trạng cơ thể của con có đang thiếu kẽm không, có cần phải bổ sung thêm không.

  • Một số loại thuốc cung cấp lượng kẽm cần thiết cho bé: thuốc là một trong những phương pháp bổ sung kẽm cho trẻ đang bị thiếu hụt nhanh nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng cần có chỉ định từ bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không được tự ý bổ sung thuốc kẽm cho con để tránh những hậu quả không đáng có.

Có nên tự bổ sung kẽm cho bé?

Mẹ không nên tự bổ sung kẽm cho bé khi chưa xác định được tình trạng thiếu, thừa kẽm trong cơ thể của con vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nếu bổ sung sai liều lượng kẽm có thể khiến bé bị ngộ độc, xuất hiện tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, miệng đắng, cholesterol giảm... Thậm chí, nếu không phát hiện kịp thời có thể khiến các cơ quan trong cơ thể con như tim mạch, xương và cả hệ miễn dịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, nếu mẹ thấy bé có các biểu hiện thiếu kẽm cũng không được tự ý bổ sung thuốc kẽm cho con mà cần phải đưa bé đi khám bác sĩ.

Bổ sung kẽm cho trẻ bao nhiêu là đủ? 

Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu kẽm của trẻ lại thay đổi. Chính vì vậy, để bổ sung đủ lượng kẽm mà cơ thể của con cần, mẹ cần nắm chắc nhu cầu kẽm của trẻ trong từng thời kỳ. Mẹ tham khảo nhu cầu kẽm của các bé theo từng độ tuổi dưới đây để bổ sung liều lượng chính xác nhé!

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 1,1 – 6,6 mg/ngày
  • Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: 0,8 – 8,3 mg/ngày
  • Trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi: 2,4 – 8,4 mg/ngày
  • Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 3,1 – 10,3 mg/ngày
  • Trẻ từ 7 – 9 tuổi: 3,3 – 11,3 mg/ngày
  • Nam 10 – 18 tuổi: 5, 7 – 19,2 mg/ngày
  • Nữ 10 – 18 tuổi: 4,6 – 15,5 mg/ngày

có nên bổ sung kẽm thường xuyên cho trẻ

Liều lượng kẽm trẻ cần ở mỗi độ tuổi sẽ thay đổi

Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu?

Khi thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện thiếu kẽm, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra các tình trạng trên. Trong quá trình khám, các bác sĩ sẽ chỉ định bé có cần bổ sung kẽm hay không, bổ sung trong bao lâu, liều lượng như thế nào.

Thông thường, thời gian bổ sung kẽm cho trẻ có thể kéo dài khoảng 2 - 3 tháng tùy thuộc vào tình trạng thiếu kẽm của con đang ở mức độ nào. Chẳng hạn, nếu con đang gặp vấn đề tiêu chảy thì thời gian bổ sung kẽm có thể kéo dài tới 14 ngày liên tiếp.

Bổ sung kẽm cho bé vào thời gian nào trong ngày?

Nếu được các bác sĩ yêu cầu bổ sung thêm kẽm cho con thông qua đường uống thì bố mẹ nên cho con uống vào buổi sáng, trước hoặc sau ăn khoảng 2 tiếng. Mẹ tuyệt đối không nên cho bé uống kẽm khi đói vì có thể gây cồn cào, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con.

Bên cạnh đó, nếu trẻ đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như dạ dày thì các bậc phụ huynh có thể cho con uống trong khi ăn để tránh gây ra đau dạ dày. Trong trường hợp có bổ sung kẽm kết hợp với các loại khoáng chất khác thì tuyệt đối không được uống chung mà nên cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ.

bổ sung kẽm cho trẻ khi cần
Mẹ cần chú ý đến thời gian phù hợp để bổ sung kẽm cho bé

Lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé

Bổ sung kẽm đúng, đủ sẽ phát huy hiệu quả tối đa, ngược lại chúng sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe của con. Do đó, khi bổ sung bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng tăng cường kẽm nào, mẹ đều phải hỏi ý kiến bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng theo chỉ định.

Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý không nên kết hợp kẽm và sắt, canxi cùng một lúc vì sẽ gây phản tác dụng, khiến cơ thể của bé không thể hấp thụ các khoáng chất này. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C vào trong bữa ăn của con để kẽm được hấp thu tốt hơn.

Tựu trung lại, “Có nên bổ sung kẽm cho trẻ không?” là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Hy vọng thông qua bài viết trên mẹ đã nắm rõ các thông tin xoay quanh việc bổ sung kẽm cho trẻ sao cho hiệu quả nhất. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề khi bổ sung kẽm cho trẻ để con phát triển toàn diện nhất nhé!

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm