Tầm quan trọng của vitamin đối với trẻ em mẹ nên biết
Đăng ngày 29/12/2022
Vitamin là gì? Tại sao trẻ em cần bổ sung vitamin?
Vitamin là hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể. Đây cũng là thành phần tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng khác của cơ thể. Tuy nhiên, dù là dưỡng chất vô cùng quan trọng nhưng cơ thể không thể tự sản sinh vitamin. Do đó, mẹ cần phải bổ sung vitamin cho bé thông qua thực phẩm ăn hàng ngày.
Vitamin có vai trò quan trọng đối với trẻ em
Vitamin được chia thành hai nhóm chính:
- Vitamin tan trong nước: gồm các vitamin nhóm B và C.
- Các vitamin tan trong chất béo: bao gồm vitamin A, D, E, K, F (không tan trong nước).
Từ 0 - 12 tuổi được xem là thời kỳ vàng cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của con. Do đó, trẻ cần được cung cấp đầy đủ các nhóm vitamin để có thể bắt kịp đà tăng trưởng. Đặc biệt, vitamin còn tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển hệ thần kinh. Vì vậy, con cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin cần thiết. Hơn thế, giai đoạn đầu đời là lúc con học hỏi, khám phá thế giới, cần rất nhiều năng lượng. Lúc này, vitamin sẽ đóng vai trò chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng, giúp con đủ sức tìm tòi, học hỏi.
Tác dụng của vitamin A đối với trẻ em
Vitamin A được đánh giá là một trong những loại vitamin cần thiết nhất đối với trẻ nhỏ. Đây là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu, không thể thiếu đối với sự phát triển của các tế bào biểu mô, giác mạc mắt, da, niêm mạc… cũng như sự tăng trưởng của cơ thể. Một số công dụng nổi bật của vitamin A đối với trẻ nhỏ:
- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, giúp trẻ phát triển bình thường.
- Tham gia vào chức năng thị giác của mắt, giúp mắt có khả năng nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu.
- Bảo vệ các biểu mô giác mạc, biểu mô dưới da, niêm mạc khí quản, niêm mạc ruột non, các tuyến nước bọt và tinh hoàn,...
- Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp trẻ chống chọi với các loại virus, vi khuẩn tấn công, từ đó giảm thiểu các bệnh về tiêu hóa, hô hấp.
Vitamin A đối với trẻ em rất quan trọng
Để trẻ có thể nhận đủ hàm lượng vitamin A cần thiết, mẹ có thể tăng cường bổ sung các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ hoặc xanh sẫm. Nếu bé vẫn đang bú mẹ, mẹ nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A để con có thể nhận được đủ hàm lượng cần thiết thông qua sữa mẹ.
Tầm quan trọng của vitamin B cho trẻ em
Bên cạnh vitamin A, cơ thể của con cần được bổ sung cả các loại vitamin khác như vitamin nhóm B bởi vì nó tác động trực tiếp tới các hoạt động của não bộ, giúp hệ thống miễn dịch được nâng cao; da, tóc khỏe hơn. Đồng thời, vitamin B cũng giúp tăng đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng chuyển hóa trong cơ thể của trẻ nhỏ.
Tác dụng của vitamin B cho trẻ em rất cần thiết
Vitamin nhóm B bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều có chức năng riêng, cụ thể:
- Vitamin B1 (Thiamin): tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid và năng lượng. Mẹ có thể cho bé ăn các loại ngũ cốc, đậu, thịt nạc để tăng cường loại vitamin này.
- Vitamin B2 (Riboflavin): đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Bên cạnh đó, vitamin B2 còn tác động tới thị giác, da, móng và hệ thần kinh. Mẹ có thể bổ sung vitamin B2 cho con thông qua các loại rau có màu xanh đậm, sữa, phô mai, trứng.
- Vitamin B3 (Niacin): giúp hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa và làn da khỏe mạnh. Vitamin B3 được tìm thấy nhiều nhất trong các loại thực phẩm như sữa, thịt, bánh ngô và ngũ cốc thô, lạc, đậu đỗ.
- Vitamin B5 (Axit pantothenic): tác động tới sự tăng trưởng của cơ thể. Thiếu vitamin B5, da sẽ trở nên thô ráp, sạm màu và lão hóa nhanh. Mẹ nên bổ sung vitamin B5 cho bé thông qua các loại rau họ cải bắp như cải xoăn và bông cải xanh, khoai tây, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa.
- Vitamin B6 (Pyridoxine): chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ thể nhưng lại có vai trò vô cùng lớn. Vitamin B6 giúp tổng hợp hemoglobin, bảo vệ tim mạch, đường huyết và tăng cường hệ miễn dịch cũng như hệ thống thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, vitamin B6 còn góp phần trong việc phòng chống ung thư, hỗ trợ chống xơ cứng động mạch. Vitamin B6 có trong rất nhiều loại rau quả xanh, hạt cũng như thịt cá. Do đó, mẹ có thể dễ dàng bổ sung hàm lượng vitamin B6 cho con thông qua bữa ăn hàng ngày.
- Vitamin B7: cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate. Nếu thiếu vitamin B7, hệ thống thần kinh của cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề, mức insulin trong máu không thể kiểm soát. Bên cạnh đó, thiếu hụt vitamin B7 còn làm móng và tóc của bé yếu hơn. Vitamin B7 được tìm thấy nhiều nhất trong lúa mạch, ngô, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, quả bơ, súp lơ, phô mai, rau cải bó xôi, nấm...
- Vitamin B9: là loại vitamin đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh. Vitamin B9 có tác dụng tăng cường sức khỏe trí não, giảm các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, phòng ngừa bệnh thiếu máu. Mẹ có thể bổ sung vitamin B9 cho bé thông qua các loại rau xanh nhiều lá như măng tây, rau chân vịt, bắp cải, bông cải xanh…, các loại đậu, chanh, bơ, chuối, bánh mì, ngũ cốc, trứng, gan heo…
- Vitamin B12: đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu cũng như tổng hợp DNA. Bên cạnh đó, B12 còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Nếu thiếu vitamin B12, sức đề kháng của trẻ sẽ kém đi, dễ mắc các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, trên thực tế, tỉ lệ trẻ thiếu vitamin B12 khá ít, chủ yếu xuất hiện ở những người ăn chay, không sử dụng thịt động vật. Do đó, để đảm bảo con không bị thiếu vitamin B12, bên cạnh thịt từ các loại động vật, mẹ có thể cho bé sử dụng ngũ cốc, bánh mì.
Tác dụng của vitamin C với trẻ em
Ngoài 2 loại vitamin trên, mẹ nên bổ sung thêm vitamin C vào dinh dưỡng hàng ngày của con. Vitamin C được xem như là một chất chống oxy hóa, có khả năng tái tạo các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể. Do đó, vitamin C tác động mạnh mẽ tới quá trình tổng hợp collagen, L-carnitine và một số chất dẫn truyền thần kinh. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn có khả năng ngăn ngừa, trì hoãn sự phát triển của bệnh ung thư, tim mạch và một số bệnh khác. Khi cơ thể của con thiếu vitamin C, mẹ sẽ thấy các vết thương lâu lành hơn.
Cần bổ sung vitamin C cho trẻ em
Dù rất quan trọng đối với cơ thể nhưng con người không thể tự tổng hợp được vitamin C nội sinh. Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung vitamin C thông qua các bữa ăn hàng ngày cho con. Một số loại thực phẩm như: bưởi, cam, chanh, táo… là nguồn bổ sung hàm lượng vitamin C dồi dào cho bé mà mẹ có thể dễ dàng tìm mua.
Vai trò của vitamin D đối với trẻ em
Một trong những loại vitamin không thể thiếu đối với trẻ nhỏ chính là vitamin D. Nhắc đến vitamin D, nhiều mẹ sẽ nghĩ ngay tới chức năng thúc đẩy sự hấp thụ canxi, giúp con tăng trưởng chiều cao. Tuy nhiên, không chỉ cần thiết cho sự phát triển xương, vitamin D còn đóng góp nhiều vai trò quan trọng khác trong cơ thể như:
- Duy trì nồng độ canxi và photphat trong huyết thanh đầy đủ để cho phép quá trình khoáng hóa xương diễn ra bình thường và ngăn ngừa chứng tetani hạ calci huyết.
- Giúp xương chắc khỏe.
- Ngăn bệnh còi xương.
- Điều chỉnh quá trình tăng trưởng tế bào, chức năng thần kinh cơ và miễn dịch, chuyển hóa glucose.
Vitamin D đối với trẻ sơ sinh rất quan trọng
Bên cạnh các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, nấm… Loại vitamin này cũng có sẵn trong cơ thể và sẽ được kích thích sản xuất, tổng hợp khi tia cực tím từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da. Tuy nhiên, để da tiếp xúc với tia UV trong một thời gian dài có thể gây ung thư nên mẹ cần lưu ý khi sử dụng biện pháp này.
Cá hồi nấu với gì cho bé ăn dặm
Vitamin D có trong ánh nắng mặt trời
Tầm quan trọng của vitamin K đối với sự phát triển của trẻ nhỏ
Nếu như các loại vitamin khác cần hàm lượng lớn thì vitamin K chỉ cần một lượng rất nhỏ. Tuy nhiên, loại vitamin này lại vô cùng cần thiết cho quá trình đông máu cũng như canxi trong cơ thể. Chính vì vậy, thiếu hụt vitamin K sẽ để lại một số hậu quả nghiêm trọng như:
- Quá trình đông máu sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, dễ xảy ra hiện tượng chảy máu không kiểm soát.
- Suy yếu xương, có nguy cơ loãng xương, vôi hóa động mạch và các mô mềm khác.
Nên bổ sung vitamin K đầy đủ cho bé
Vitamin K rất quan trọng với cơ thể, do đó mẹ nhất định phải bổ sung đầy đủ cho con. Mẹ có thể dễ dàng tìm thấy loại vitamin này trong một số loại thực phẩm như: bắp cải, cải xoăn, măng tây, dưa chuột, cà rốt, bơ, đậu xanh, dầu oliu…
Vai trò của vitamin E đối với trẻ nhỏ
Vitamin E là một chất chống oxy hóa, có thể hòa tan trong chất béo. Vitamin E đóng nhiều vai trò khác nhau đối với cơ thể của trẻ nhỏ, chẳng hạn như:
- Bảo vệ màng tế bào khỏi các loại oxy phản ứng.
- Tăng sức đề kháng.
Tầm quan trọng của vitamin E với trẻ nhỏ
Thông thường, trẻ sẽ dễ dàng nhận được đủ hàm lượng vitamin E cần thiết nếu mẹ thêm vào bữa ăn một số loại thực phẩm như: dầu thực vật, ngũ cốc, thịt, gia cầm, trứng, trái cây, rau và dầu mầm lúa mì. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin E cho con.
Khi nào cần bổ sung vitamin cho trẻ?
Như đã đề cập ở trên, vitamin có vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, do đó, việc bổ sung vitamin là vô cùng cần thiết. Tuy vậy, bổ sung vitamin còn dựa trên tình trạng sức khỏe của bé. Nếu con khỏe mạnh, phát triển bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần cho bé ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt dưới đây, mẹ nên bổ sung thêm vitamin cho con để bé khỏe mạnh, bắt kịp đà tăng trưởng.
Khi trẻ mắc bệnh
Thời điểm bị bệnh là lúc sức đề kháng của con suy giảm, hệ miễn dịch cũng kém hơn. Do đó, để trẻ nhanh khỏi bệnh, mẹ nên bổ sung thêm vitamin cho bé, giúp con có đủ sức khỏe chống lại những tác nhân gây hại. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ dùng vitamin, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để biết chính xác loại vitamin bé đang thiếu, từ đó có hướng bổ sung phù hợp.
Cần bổ sung vitamin khi trẻ ốm
Trẻ bị suy dinh dưỡng
Không chỉ trong thời điểm bị bệnh, trẻ bị suy dinh dưỡng cũng cần được bổ sung vitamin bởi những trẻ này thường có thể trạng yếu hơn so với các bạn đồng trang lứa, cơ thể của bé bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng. Trong trường hợp này, mẹ cần tăng cường bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nói chung, cùng các loại vitamin nói riêng cho con thông qua bữa ăn hàng ngày. Thêm vào đó, mẹ cũng nên chú ý tới sự tăng trưởng, cân nặng, chiều cao của bé và đưa bé đi kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện những thiếu hụt về mặt dưỡng chất, từ đó có hướng điều trị tốt nhất cho con.
Một số trường hợp khác
Bên cạnh 2 trường hợp trên, mẹ cũng nên đưa bé đi khám để kịp thời bổ sung vitamin đang thiếu hụt cho con khi thấy trẻ có một số biểu hiện bất thường sau:
- Bé biếng ăn trong thời gian dài.
- Trẻ không được bú sữa mẹ.
- Có các vấn đề tiêu hóa như: rối loạn hấp thu, viêm loét, mắc giun sán…
- Trẻ vừa hồi phục sau bệnh.
- …
Trẻ biếng ăn cũng cần bổ sung vitamin
Lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ
Đảm bảo sử dụng đúng liều lượng, thời gian
Tầm quan trọng của vitamin đối với trẻ em là vô cùng lớn, tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không được tùy ý bổ sung cho bé khi chưa biết rõ con đang thiếu loại vitamin nào. Mỗi loại vitamin đều có cách sử dụng khác nhau, uống vào những thời gian cố định trong ngày để phát huy tối đa tác dụng. Bên cạnh đó, sử dụng tùy tiện các loại vitamin có thể khiến trẻ bị thừa, dẫn tới một số bệnh, chẳng hạn như:
- Vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ vitamin A.
- Vitamin C liều cao làm phá hủy vitamin B12.
- Thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt.
- …
Thực phẩm chức năng không thể thay thế cho dinh dưỡng hàng ngày
Ngày nay, có rất nhiều loại thực phẩm chức năng và thuốc bổ sung vitamin. Một số loại vitamin được điều chế dưới dạng lỏng và dạng kẹo mềm, có hương vị thơm ngon, khiến trẻ thích thú khi ăn. Tuy nhiên, các loại thuốc, thực phẩm chức năng đều có tác dụng phụ, có thể gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ khi không dùng đúng liều lượng, đúng cách. Do đó, dinh dưỡng hàng ngày vẫn là nguồn bổ sung vitamin an toàn và hiệu quả nhất cho bé, giúp cho dễ dàng hấp thu, được đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng.
Nhìn chung, tầm quan trọng của vitamin đối với trẻ em là không thể đong đếm bởi nếu thiếu vitamin, trẻ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Chính vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sự phát triển của bé để phát hiện những bất thường và kịp thời bổ sung vitamin cho bé.