Trẻ bị vàng cánh mũi có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đăng ngày 12/03/2022

Vào thời điểm giao mùa, con trẻ thường gặp các vấn đề về sức khỏe khiến nhiều mẹ lo lắng. Trong đó, hiện tượng vàng cánh mũi xuất hiện rất phổ biến khiến cha mẹ lo lắng không biết liệu trẻ bị vàng cánh mũi có nguy hiểm không?

Nội dung chính

Nhận biết trẻ bị vàng cánh mũi như thế nào?

Phân biệt vàng cánh mũi sinh lý và bệnh lý

Nguyên nhân trẻ bị vàng cánh mũi

Cách xử lý và phòng tránh

Nhận biết trẻ bị vàng cánh mũi như thế nào?

Vàng cánh mũi là triệu chứng tương tự như vàng da - một hiện tượng có thể thấy bằng mắt thường, do sự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu. Nếu nồng độ bilirubin tăng nhẹ, nằm trong ngưỡng an toàn thì không gây ảnh hưởng gì tới trẻ. Tuy nhiên, nếu nồng độ bilirubin tăng mạnh trong một thời gian ngắn có thể dẫn tới các biến chứng về thần kinh, thậm chí gây ra tử vong. Thông thường, hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện đầu tiên ở mặt, bao gồm vùng mũi, sau đó lan rộng xuống các phần các trên cơ thể trẻ như bụng, chân, tay. 

Vàng cánh mũi thường xảy ra ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn 8 - 12 tháng đầu đời. Lúc này, vùng cánh mũi của trẻ có màu đậm hơn bình thường. Nhưng mẹ hoàn toàn có thể yên tâm và tham khảo một số phương pháp điều trị đơn giản tại nhà nếu trẻ bị vàng cánh mũi mà ăn ngủ tốt.

Để kiểm tra xem con có bị vàng cánh mũi hay không, mẹ có thể áp dụng phương pháp đơn giản như: dùng ngón trỏ ấn nhẹ vào mũi rồi thả tay ra. Nếu vùng da vừa ấn chuyển màu vàng rõ rệt nghĩa là trẻ bị vàng cánh mũi. 

Khi phát hiện sự thay đổi sắc tố da ở cánh mũi con, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh đúng nhất và không để xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

nhận biết trẻ bị vàng cánh mũi

Trẻ bị vàng cánh mũi rất dễ để nhận biết

Phân biệt vàng cánh mũi sinh lý và vàng da bệnh lý

Mặc dù đứa trẻ nào cũng có thể gặp phải tình trạng vàng cánh mũi nhưng cha mẹ nên chú ý quan sát để phân biệt được tình trạng đó là vàng cánh mũi sinh lý hay bệnh lý. Bởi vì, vàng da sinh lý sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn nhưng nếu là bệnh lý sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vàng cánh mũi sinh lý

Thông thường, vàng cánh mũi sinh lý thường xuất hiện sau 24 giờ tuổi, hết sau 01 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và 02 tuần đối với trẻ sinh non.

Đặc biệt, vàng cánh mũi sinh lý chỉ xuất hiện độc lập, không đi kèm các biến chứng khác như choáng, buồn nôn, đau bụng,... Trong trường hợp này, vùng da quanh mũi của bé chỉ sẫm hơn bình thường do chế độ ăn nhiều rau quả màu nóng như bí đỏ hoặc do thừa vitamin C. Lúc này, các mẹ chỉ cần an tâm điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con, không nên bôi các loại kem dưỡng lạ lên da bé tránh gây kích ứng.

Vàng cánh mũi bệnh lý

Khác biệt và nguy hiểm hơn, vàng cánh mũi bệnh lý là một căn bệnh dai dẳng và mất thời gian chữa. Lúc này, sắc tố vàng trên cánh mũi của trẻ không biến mất sau 1 - 2 tuần mà còn lan xuống phần da ở chân, tay, mông và bụng. Bên cạnh đó, trẻ còn xuất hiện những triệu chứng đáng lo ngại như: bú kém hoặc bỏ bú, ngủ li bì, buồn nôn và chậm đi phân su,...

Nếu tình trạng vàng cánh mũi bệnh lý kéo dài quá lâu và không xử lý kịp thời có thể gây nhiễm độc thần kinh (hay gọi là vàng da nhân) và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

phân biệt trẻ bị vàng cánh mũi

Có 2 kiểu vàng da là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Nguyên nhân trẻ bị vàng cánh mũi

Trẻ sơ sinh bị vàng cánh mũi không phải là một căn bệnh quá hiếm gặp và nó xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Vàng da sinh lý thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do số lượng tế bào hồng cầu trong máu của trẻ ở giai đoạn này tăng cao, cộng với việc các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và tái tạo khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng. Trong khi đó, gan ở trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện để có thể đào thải toàn bộ lượng bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể. Do vậy, ở giai đoạn này trẻ thường xuất hiện triệu chứng vàng cánh mũi sinh lý. Khi trẻ trưởng thành hơn, gan hoạt động ổn định có thể loại bỏ được bilirubin dư. Nhờ vậy mà tình trạng vàng cánh mũi sẽ biến mất và không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.  

Trái ngược với vàng da sinh lý, vàng cánh mũi bệnh lý có nguyên nhân phức tạp và nguy hiểm hơn. Nguyên nhân của bệnh vàng cánh mũi có thể đến từ việc bất đồng nhóm máu mẹ con khi mẹ mang bầu hoặc do bệnh lý tan máu, xuất huyết chậm, suy giảm chức năng gan khiến nồng độ bilirubin trong máu không thể giảm.

Cách xử lý và phòng tránh trường hợp vàng cánh mũi ở trẻ

Tuỳ vào mức độ vàng da và thời gian bệnh, các mẹ cần nắm được các phương pháp điều trị kịp thời cho bé, tránh để bệnh chuyển nặng gây nguy hiểm.

Phương pháp điều trị cho trẻ bị vàng cánh mũi

Điều trị vàng cánh mũi sinh lý

Với trẻ bị vàng cánh mũi sinh lý, định hướng điều trị được các bác sĩ da liễu khuyên dùng là làm giảm mức bilirubin trong đường huyết thông qua chính những sinh hoạt thường ngày như: 

  • Cho con bú thường xuyên: Chuyên gia khuyến nghị đối với trẻ bị vàng da cánh mũi phải được bú 12 lần mỗi ngày. Trẻ được sữa mẹ hỗ trợ sẽ kích thích tiêu hoá và đào thải bilirubin.
  • Một số thực phẩm mẹ có thể thêm vào thực đơn giúp giảm chứng vàng cánh mũi và vàng da như: lá húng quế, nước ép cà chua, dứa, nước mía, súp lơ xanh, cần tây...

Súp lơ xanh nấu với gì cho bé ăn dặm

Điều trị vàng cánh mũi bệnh lý

Với trẻ bị vàng cánh mũi bệnh lý, có hai yếu tố các mẹ cần lưu ý để điều trị cho con:

  • Loại bỏ hoàn toàn rượu, bia và các chất kích thích để không tổn thương gan, bổ sung lượng sắt vừa đủ tránh xuất huyết trong quá trình mang thai để tránh gặp các bệnh lý hưởng đến sắc tố da của bé.
  • Khi bệnh vàng da cánh mũi của trẻ kéo dài, mẹ có thể tìm tới phương pháp chiếu đèn. Đây là một trong những phương pháp điều trị vàng cánh mũi ở trẻ nhỏ đơn giản và hiệu quả được các bác sĩ khuyên dùng. Việc dùng ánh sáng trong phương pháp chiếu đèn giúp nồng độ bilirubin trong máu được chuyển hoá và đào thải ra ngoài cơ thể. 
  • Tuy nhiên mẹ cần phân biệt phương pháp điều trị bệnh vàng da nhờ ánh sáng đèn có sự kiểm soát của bác sĩ với việc sử dụng ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Cho con phơi nắng để giảm vàng da là không hợp lý và không giúp ích cho việc điều trị. Bởi vì ánh nắng tự nhiên là nguồn ánh sáng yếu, không đủ để thẩm thấu qua da. Vì vậy, các mẹ không nên để con ngoài nắng quá lâu tránh cảm nắng.

xử lý trẻ bị vàng cánh mũi

Mẹ nên chú ý theo dõi thể trạng của con để kịp thời phát hiện và xử lý

Phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng cánh mũi không phải triệu chứng hiếm gặp và quá nguy hiểm nhưng các mẹ vẫn nên nắm rõ một số phương pháp phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh để tránh khi bệnh diễn biến xấu đi. 

-  Mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe thai sản cẩn thận. Việc này quyết định đến 80% sức khỏe của bé khi chào đời. Để tránh bị vàng cánh mũi hay vàng da, mẹ nên khám thai định kỳ, bổ sung đủ và cân bằng dinh dưỡng tránh thừa chất.

- Cho trẻ bú sữa non ngay sau khi sinh giúp bé ổn định đường huyết, đi phân su nhanh, tránh nồng độ billirubin tăng cao gây vàng da.

- Phòng trẻ phải có đủ ánh sáng để cha mẹ có thể theo dõi sắc tố da trẻ và phát hiện ngay những bất thường.

Đừng bỏ qua chia sẻ của chuyên gia về cách nhận biết và xử lý vàng da ở trẻ sơ sinh

Với những kiến thức Vinlac chia sẻ trên đây hy vọng mẹ đã có thêm thông tin hữu ích và biết cách xử lý khi trẻ bị vàng cánh mũi. Chúc bé luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn và hay ăn chóng lớn! 

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm