Điểm danh những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết

Đăng ngày 12/03/2022

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị vi khuẩn, vi-rút tấn công do cơ thể còn non nớt, hệ miễn dịch cũng như sức để kháng chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh để có phương pháp điều trị thích hợp cho con.

Trong những năm tháng đầu đời, sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt, chưa đủ sức chống trả với các tác nhân gây bệnh. Chính vì thế, trong giai đoạn này trẻ thường mắc một số bệnh cơ bản. Dưới đây là những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ nên nắm rõ và chủ động xử lý để đảm bảo con yêu luôn phát triển khỏe mạnh. 

Nội dung chính

Các bệnh về da của trẻ sơ sinh

Các bệnh về đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Các bệnh về đường hô hấp của trẻ sơ sinh

Các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp

Trẻ sơ sinh thường gặp một số vấn đề về sức khỏe do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện 

Các bệnh về da trẻ sơ sinh thường gặp và cách xử lý

Vàng da

Vàng da là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, chúng được chia làm hai loại: 

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị vàng da

Vàng da là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh 

  • Vàng da sinh lý

Trong trường hợp này, da thường bị vàng ở các vùng mặt, ngực, tay và chân nhưng trẻ vẫn bú và ngủ tốt. Vàng da sinh lý rất phổ biến, thường xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh. Vàng da xảy ra do lượng bilirubin (thành phần gây ra sắc tố vàng trên da) trong máu của trẻ tích tụ nhiều. Phần lớn nguyên nhân đến từ việc gan của trẻ sơ sinh chưa đủ phát triển để đào thải bilirubin dư thừa ra khỏi cơ thể. Do vậy, đa số hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết sau khoảng 2-3 tuần tuổi. 

  • Vàng da bệnh lý

Mặc dù bệnh vàng da thường hết trong khoảng 2-3 tuần tuổi nhưng nếu sau giai đoạn này, tình trạng của trẻ vẫn không giảm, thậm chí vùng da vàng còn lan rộng hơn, bé đi phân bạc màu, lá lách to thì đây có thể là biểu hiện của vàng da bệnh lý. Vàng da bệnh lý thường xảy ra do bệnh gan, tắc nhiễm trùng hoặc do tán huyết. Nếu trường hợp vàng da kéo dài không hết thì cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị tốt nhất. 

Trẻ bị vàng cánh mũi

Rôm sảy 

Rôm sảy là những nốt mụn nước, mẩn đỏ li ti, thường xuất hiện ở vùng mặt, lưng, cánh tay và cổ. Với những vị trí rôm mọc dày, bé thường cảm thấy ngứa, nóng rát, từ đó thường xuyên quấy khóc. 

Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nóng bức khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều nhưng các ống tuyến mồ hôi ở trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, mồ hôi không được đẩy ra ngoài mà bị ứ đọng, khiến da nổi nhiều nốt sần, mẩn đỏ. Ngoài ra, rôm sảy còn có thể xuất phát từ việc cha mẹ mặc quá nhiều quần áo cho con gây bí da, làm bít tắc các ống tuyến mồ hôi. 

Thông thường rôm sảy sẽ hết khi thời tiết mát mẻ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không có các biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh rôm sảy có thể tái phát đi tái phát lại một cách trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm như viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết,... 

Phương pháp điều trị rôm sảy hữu hiệu nhất là giảm tiết mồ hôi. Cha mẹ phải đảm bảo cơ thể của con lúc nào cũng được mát mẻ, sử dụng quần áo có chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Khi da được làm mát, bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi con yêu chớm bị rôm, cha mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như cho con tắm bằng lá khế, mướp đắng, chè xanh,... để giúp cơ thể sạch sẽ, da mát mẻ, lỗ chân lông được thông thoáng, không bị bít kín.  

Mụn sữa

Mụn sữa thường xuất hiện vài tuần sau khi bé chào đời. Các nốt mụn li ti mọc nhiều ở các vùng trán, má, cằm, lưng,... Những vùng da xung quanh xuất hiện mụn sữa thường sẽ tấy đỏ. Khi thời tiết chuyển nóng, tình trạng mụn sữa có thể lan rộng hơn. 

Mụn sữa là căn bệnh về da xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ

Mụn sữa không phải là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa xuất hiện chủ yếu do bé còn mỏng và yếu hoặc do bị phì đại tuyến bã. 

Tình trạng mụn sữa rất dễ xử lý. Cha mẹ chỉ cần tắm rửa cho bé bằng nước sạch, đồng thời kết hợp với sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sau khi tắm, mẹ chỉ cần dùng khăn xô mềm lau sạch người cho bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn sữa kéo dài không dứt sau 3 tháng thì gia đình nên đưa bé tới bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng. 

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã xuất hiện hầu hết ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh nghe tên có vẻ khá lạ nhưng nếu nhắc tới bệnh “cứt trâu” thường được lưu truyền trong dân gian thì hẳn cha mẹ nào cũng sẽ biết. Lúc này, trên đầu hoặc mông bé xuất hiện các mảng vảy nhờn dính. Căn bệnh này có thể là do gen di truyền hoặc do môi trường ẩm ướt.

Viêm da tiết bã xuất hiện nhiều ở đầu, mông của bé

Viêm da tiết bã (bệnh cứt trâu) xảy ra phổ biến do gen di truyền hoặc do môi trường ẩm ướt

Để giải quyết vấn đề này, mẹ nên gội đầu sạch sẽ cho bé mỗi khi tắm rửa để loại bỏ dầu thừa trên da đầu. Mẹ có thể sử dụng kết hợp với dầu gội đầu cho bé hoặc cắt thêm một vài lát chanh thả vào nước để làm sạch da đầu. Cha mẹ tuyệt đối lưu ý không nên tự ý cạy các mảng “cứt trâu”. Thông thường bệnh viêm da tiết bã sẽ hết khi trẻ được 8 - 12 tháng tuổi. 

Bài viết cùng chủ đề

Những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh liên quan tới đường tiêu hóa và điều cha mẹ nên làm

Nôn, trớ

Nôn, trớ thường xảy ra khi bé bú sai tư thế hoặc mẹ cho bé ăn quá no, đặt bé nằm ngay sau khi ăn. Ngoài ra, nôn trớ cũng có thể là biểu hiện của một số loại bệnh lý khác như chậm nhu động ruột, viêm đường hô hấp trên, dị tật đường tiêu hóa.

Ngay khi thấy bé yêu xuất hiện tình trạng nôn, trớ, cha mẹ cần đặt bé nằm nghiêng và tiến hành sơ cứu nếu tình trạng nôn trớ xảy ra liên tục, không ngừng. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chủ động tìm hiểu các tư thế đúng khi cho bé ăn để tránh tình trạng này xảy ra. 

Tiêu chảy

Mặc dù tiêu chảy được xếp vào nhóm những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nếu không có cách xử lý kịp thời thì có thể dẫn tới nguy hiểm. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ đã mắc bệnh tiêu chảy nếu thấy một số biểu hiện như: trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng, có mùi tanh, đôi khi có thể xuất hiện máu trong phân. 

Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy có thể xuất phát từ việc khẩu phần ăn của mẹ trong quá trình cho con bú chứa nhiều tính hàn hoặc có thể do bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. 

Để xử lý vấn đề này, mẹ nên chú ý tới dinh dưỡng của cả mẹ và bé. Mẹ không nên ăn quá nhiều hải sản trong thời kỳ cho con bú. Đồng thời khi bé bị tiêu chảy, mẹ cho bé bú nhiều hơn để bù lại lượng nước bị mất. Nếu bé tiêu chảy vài ngày không khỏi thì phụ huynh nên đưa con tới bệnh viện để được khám chữa kịp thời. 

Táo bón

Khi bị táo bón, bé đi nặng ít hơn, có thể là vài ngày 1 lần. Bé đi phân rắn, đồng thời phải tốn nhiều sức để rặn. Táo bón ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện khi mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng hoặc do mẹ cho bé sử dụng các loại sữa công thức không phù hợp. 

Để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ từ rau củ vào chế độ ăn uống trong thời gian cho con bú. Với những trẻ bắt buộc phải sử dụng sữa công thức, mẹ nên chọn các loại sữa mát để có thêm chất xơ cho con yêu. 

Những bệnh trẻ sơ sinh thường gặp về đường hô hấp

Nấc

Nấc cụt xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh. Trẻ có thể nấc nhiều lần trong ngày, mỗi lần đều kéo dài tới vài phút. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thắt thực quản dưới ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện khiến, cơ hoành co thắt không tự chủ và ngắt quãng khiến khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng lại. 

Để giảm thiểu vấn đề nấc cụt ở trẻ, mẹ nên cho bé ăn đúng cữ, không nên để bé quá đói mới cho ăn, cũng không nên cho trẻ bú quá no. Bên cạnh đó, sữa mẹ cũng là một liệu pháp chữa trị căn bệnh nấc cụt hiệu quả cho con yêu. 

Cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, bé thường xuất hiện các triệu chứng như hít thở khó khăn, thường xuyên hắt hơi và có thể bị sổ mũi. Nguyên nhân là do cơ thể bé bị nhiễm lạnh hoặc bị nhiễm vi-rút rhinovirus. 

Cảm lạnh là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ rất dễ bị cảm lạnh nếu không được giữ ấm đúng cách

Với những bé bị cảm lạnh, cha mẹ chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ và ủ ấm cho bé. Nếu bé xuất hiện dịch mũi, mẹ cần phải hút sạch, dùng khăn mềm vệ sinh mũi cho bé. Ngoài ra mẹ cũng cần cho bé bú nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng. 

Viêm phổi

Viêm phổi là căn bệnh không hiếm lạ đối với trẻ sơ sinh nhưng nó cũng chính là một trong những căn bệnh dẫn tới nguy cơ tử vong ở trẻ dưới một tuổi lớn nhất nếu không được xử lý kịp thời. Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm phổi, bé có thể không xuất hiện nhiều triệu chứng mà chỉ hơi ho. Khi bệnh tiến triển nặng, bé có thể bỏ bú, sốt cao trên 37,5 độ hoặc thân nhiệt hạ nhanh chóng dù đã được ủ ấm, bé ngủ li bì, thở nhanh hoặc khó thở, khi thở có tiếng rít. 

Khi bé xuất hiện những biểu hiện trên, ba mẹ cần cho bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để được xử lý kịp thời. Ngoài ra, để phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh, phụ huynh nên đảm bảo bé được giữ ấm đầy đủ, vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập. Mẹ cũng nên cho bé bú bằng sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng cho trẻ. 

Trên đây là những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc con để có những biện pháp phù hợp, tránh trường hợp không mong muốn xảy ra. 

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm