Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không? Mẹ nên làm gì?

Đăng ngày 07/11/2021

Trẻ sơ sinh thở khò khè khiến các mẹ lo lắng, liệu con có bệnh gì không? Có sao không? Nguyên nhân do đâu và xử lý như thế nào?

Khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Mẹ có thể nhận biết bằng cách áp sát tai vào ngực trẻ, trẻ thở phát ra âm thanh khò khè như tiếng ngáy. Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ thấy trẻ thở rít và phải cố gắng để thở.

Nội dung chính

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không?

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè

Hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân:

- Do chứng ngạt mũi sơ sinh: Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, đặc biệt là những bé sinh mổ, hệ hô hấp vẫn chưa hoàn thiện.

- Viêm phổi, viêm phế quản: Đường hô hấp của bé bị nhiễm trùng khiến cho tiêu phế quản hay các mô phổi bị tổn thương, gây ra dịch nhầy, có mủ khiến bé thở khò khè, thậm chí là tình trạng suy hô hấp khá nguy hiểm. 

- Hen suyễn: Trẻ sơ sinh thở khò khè cũng có thể do bệnh lý hen suyễn, đặc biệt là khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như: khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa,… 

Trẻ sơ sinh thở khò khè do hen suyễn

- Trào ngược dạ dày, thực quản: Lượng thức ăn khi trẻ bị tràn lên phổi dẫn đến hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh. 

- Trẻ bị cúm, cảm lạnh: Bé có thể xuất hiện tình trạng thở khò khè cùng với một số triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ hay ho, biếng ăn…

- Trong mũi có dị vật: Khi chơi đồ chơi, trẻ có thể vô tình để dị vật lọt vào trong mũi khiến mũi trẻ bị đau, chảy máu hoặc có hiện tượng nghẹt mũi, thở khò khè.

Xem thêm: trẻ sơ sinh ngủ thở khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không?

Để nhận định trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không, cần xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

  • Nếu chỉ do cảm cúm thông thường hoặc ngạt mũi sơ sinh (do hệ hô hấp chưa hoàn thiện) thì mẹ không cần quá lo lắng. 
  • Ngược lại, nếu hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh có liên quan đến các bệnh lý viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn thì mẹ không nên chủ quan. Vì nếu không được xử trí kịp thời, bé có thể gặp nguy hiểm.
  • Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể do bé bị mắc dị vật đường thở hay có dị tật bẩm sinh thì cũng cần xử lý càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không cũng tùy vào từng nguyên nhân

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè?

Mẹ cần chú ý theo dõi, quan sát trẻ, nếu tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè kéo dài, kèm sốt, thở nhanh, thở rút lõm lồng ngực, quấy khóc, bỏ ăn… thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức. 

Trường hợp bé thở khò khè nhưng cơ thể không có biểu hiện bất thường, mẹ cần tiếp tục theo dõi và tiến hành chăm sóc bé tại nhà bằng cách:

- Vệ sinh mũi cho trẻ: Sử dụng nước mũi sinh lý để rửa kết hợp với tăm bông mềm. Tuy nhiên, cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm đau trẻ, khiến con sợ hãi.

- Hút dịch nhầy trong mũi: Để giảm hiện tượng thở khò khè ở trẻ, mẹ có thể hút dịch nhầy bằng cách nhỏ nước mũi, sau đó day sống mũi cho dịch loãng ra rồi dùng máy để hút. Ngày thực hiện 2 - 3 lần, tránh lạm dụng, làm khô mũi trẻ, tổn thương niêm mạc mũi.

Trẻ sơ sinh thở khò khè mẹ nên hút dịch nhầy trong mũi

- Bổ sung nhiều nước cho trẻ: Bé bú mẹ thì tăng cường bú mẹ nhiều hơn. Với trẻ lớn hơn thì có thể uống thêm nước lọc, nước hoa quả. 

- Day nhẹ cánh mũi của trẻ: Dùng ngón tay trỏ day nhẹ cánh mũi của bé, giúp làm tan dịch nhầy một cách dễ dàng hơn, từ đó đường thở của trẻ sẽ trở nên thông thoáng và cải thiện triệu chứng thở khò khè.

- Theo dõi các biểu hiện của trẻ, nếu thấy tình hình không được cải thiện thì nên cho bé đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân cũng như điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc tại nhà.

Các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp

Hy vọng bài viết bên trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp các mẹ biết cách phải làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè. Hãy quan sát, theo dõi những biểu hiện trên cơ thể con để đưa ra các giải pháp kịp thời nhé!

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

VINLAC – NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH TRONG HÀNH TRÌNH CHĂM CON CỦA “THỎI SOCOLA BIẾT HÁT” ĐOAN TRANG

Đoan Trang – “thỏi socola biết hát” của làng âm nhạc Việt Nam, đồng thời cũng là bà mẹ 7x được hàng triệu mẹ bỉm sữa yêu mến, hâm mộ vì khả năng chăm con giỏi. Vậy chị có bí quyết gì không, các mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

NÀNG DÂU ORDER LAN PHƯƠNG – BÀ MẸ “ĐAM MÊ CHO CON BÚ” CHIA SẺ CÁCH CHĂM “CÔNG CHÚA LAI LINA”

Lan Phương – bà mẹ bỉm sữa 8X rất quen thuộc với khán giả Việt gần đây đã gây xôn xao cộng đồng mạng bởi một đoạn video ngắn chia sẻ bí quyết chăm con “siêu hiệu quả” nhờ Vinlac . Vậy sữa bột Vinlac có thực sự hiệu quả, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm