Trẻ sơ sinh ngủ thở khò khè : Nguyên nhân - Giải pháp
Đăng ngày 01/11/2021
Cách nhận biết trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ
Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra. Mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ bằng cách áp sát tai gần miệng của trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy, “tiếng nhạc“). Khi tình trạng thở khò khè nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.
Vào ban đêm yên tĩnh, mẹ càng dễ nhận biết tiếng thở khò khè hơn bằng tai thông thường, đặc biệt là khi trẻ nằm im. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ thở khò khè rất khó phát hiện, phải kiểm tra bằng ống nghe của bác sĩ.
Ngoài ra, mẹ cần phân biệt tiếng thở khò khè với tiếng thở do tắc mũi vì trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho (làm trẻ xuất hiện tiếng thở nghe khụt khịt). Trong trường hợp này, mẹ có thể làm thông thoáng mũi trẻ bằng cách nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý.
Tham khảo thêm các mẹo giúp bé ngủ ngon
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ
Hen suyễn
Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản. Đây là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp, xảy ra khi đường thở bị viêm nhiễm. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: ho, nặng ngực, cảm giác ngực căng tức như đang bị bó chặt, khó thở, thở khò khè khi ngủ…
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit trong dạ dày trào lên đường dẫn thức ăn. Một lượng nhỏ chất lỏng này sẽ có thể bị hít vào phổi, gây kích ứng và sưng các đường hô hấp nhỏ khiến bé thở khò khè. Thông thường hiện tượng này sẽ hết khi trẻ bước vào 1 tuổi.
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, gây ra viêm và tắc nghẽn trong đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) của phổi. Bệnh sẽ bắt đầu với những triệu chứng tương tự như cảm lạnh, nhưng sau đó sẽ tiến triển thành ho, thở khò khè khi ngủ.
Viêm phổi
Viêm phổi cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, mô phổi bị tổn thương. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp. Nếu không phát hiện, xử lý kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ cũng có thể do: trẻ bị dị vật đường thở, phù phổi, trẻ bị dị tật bẩm sinh ở phế quản, xuất hiện những mạch máu bất thường, có khối u hạch ở cạnh phế quản… Thông thường những trường hợp này, triệu chứng thở khò khè sẽ kéo dài hơn. Mẹ cần cho bé đi khám mới biết được nguyên nhân chính xác và tìm giải pháp thích hợp.
Đừng bỏ qua: Những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Xử lý khi trẻ sơ sinh ngủ thở khò khè
Khi trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ, mẹ cần bình tĩnh xử lý. Nếu do những nguyên nhân thông thường, mẹ có thể tự xử lý tại nhà bằng cách:
- Vệ sinh mũi cho trẻ: Sử dụng nước muối Nacl 0,9%, để giúp trẻ giảm dịch nhờn và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp của trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ: Che chắn cẩn thận cho bé, đặc biệt là tránh để gió thổi trực tiếp vào mặt, tai, mũi họng của trẻ. Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi thời tiết lạnh.
- Cho bé uống đủ nước: Trường hợp bé đang bú mẹ thì tích cực cho bé bú nhiều hơn.
- Massage ngực và cổ cho bé: Thực hiện trước khi đi ngủ làm giảm thiểu mức độ thở khò khè khi ngủ.
Khi nào phải đi khám bác sĩ?
Cha mẹ cần chăm sóc và chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ kéo dài mãi không khỏi, cần đưa đi khám bác sĩ sớm, đặc biệt là những trường hợp sau:
- Trẻ dưới 3 tuổi thở khò khè như có đờm, quan sát thấy toàn thân trẻ có biểu hiện tím tái.
- Trẻ bị ho kéo dài trên 2 tuần nhưng vẫn không thuyên giảm.
- Trẻ có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp, từng bị hen suyễn,…
- Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ như có đờm kèm theo sốt cao hoặc có hiện tượng nôn trớ dù mẹ đã sử dụng thuốc.
Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không
Hy vọng bài viết bên trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp các mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ - những nguyên nhân và giải pháp khắc phục tốt nhất.