Vi chất dinh dưỡng là gì: Phân loại, vai trò và cách bổ sung từng loại
Đăng ngày 19/05/2023
Vi chất dinh dưỡng là gì?
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (National Institute of Nutrition), vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chúng ta cần với số lượng tương đối ít, khác với nhóm chất dinh dưỡng đa lượng. Trong đó:
- Vitamin là các hợp chất hữu cơ được tạo ra từ thực vật và động vật, có thể bị phá vỡ bởi nhiệt, axit hoặc không khí.
- Khoáng chất là chất vô cơ, tồn tại trong đất hoặc nước và không thể bị phá vỡ.
Phần lớn vi chất dinh dưỡng không được cơ thể tự sản xuất mà phải được bổ sung từ thực phẩm. Khi ăn, cơ thể tiêu thụ các vitamin mà thực vật và động vật tạo ra hoặc các khoáng chất mà chúng hấp thụ.
Các vi chất dinh dưỡng
- Tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô.
- Các hoạt động hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào.
- Xây dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Tham gia vào nhiều cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể.
- Duy trì sự cân bằng của hệ thống nội môi; giúp phục hồi các tế bào, các mô tổn thương.
- Là thành phần chủ yếu để tạo ra các hoóc-môn, các dịch tiêu hóa…
Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Vậy cụ thể có bao nhiêu loại vi chất dinh dưỡng và vai trò của từng loại là gì? Mẹ cùng Vinlac tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
Vi chất dinh dưỡng là những chất cơ thể cần với lượng ít nhưng lại có vai trò quan trọng
Phân loại vi chất dinh dưỡng và vai trò của từng loại
Có khoảng 90 các vi chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể. Các vi chất dinh dưỡng có thể chia thành 4 nhóm chính gồm: Vitamin tan trong nước, Vitamin tan trong chất béo, Khoáng chất đa lượng và Khoáng chất vi lượng.
Vitamin hòa tan trong nước
Vitamin hòa tan trong nước có cơ chế hoạt động đúng như tên gọi. Chúng có khả năng hòa tan trong nước và dễ dàng bị thải ra ngoài theo nước tiểu nếu cơ thể tiêu thụ quá mức cần thiết. Các vitamin tan trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng nhưng cũng có một số chức năng khác. Vì các vitamin này không được lưu trữ trong cơ thể, điều quan trọng là phải nạp đủ chúng từ thực phẩm.
Dưới đây là phân loại một số vitamin tan trong nước, vai trò chính và lượng khuyến nghị (Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (Nation Institute Health)
Vitamin |
Vai trò chính |
Vitamin B1 (thiamine) |
Giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng. |
Vitamin B2 (riboflavin) |
Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo. |
Vitamin B3 (niacin) |
Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm. |
Vitamin B5 (axit pantothenic) |
Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo. |
Vitamin B6 (pyridoxine) |
Giúp cơ thể giải phóng đường từ carbohydrate dự trữ để lấy năng lượng và tạo ra các tế bào hồng cầu. |
Vitamin B7 (biotin) |
Đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin và glucose. |
Vitamin B9 (folate) |
Quan trọng đối với sự phân chia tế bào thích hợp. |
Vitamin B12 (cobalamin) |
Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu và hệ thống thần kinh và chức năng não thích hợp. |
Vitamin C (axit ascorbic) |
Tạo ra chất dẫn truyền thần kinh, collagen và protein. |
Vitamin tan trong chất béo
Khác với loại kể trên, vitamin tan trong chất béo không tan trong nước và chỉ được hấp thụ tốt nhất khi tiêu thụ cùng với chất béo. Sau khi tiêu thụ, các vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong gan và các mô mỡ để sử dụng dần.
Vinlac gửi mẹ bảng tổng hợp vai trò chính và hàm lượng khuyến nghị đối với nhóm vitamin này như sau.
Vitamin |
Vai trò chính |
Vitamin A |
Sáng mắt, tương cường hệ miễn dịch cơ thể, giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. |
Vitamin D |
Hỗ trợ chức năng miễn dịch cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, hình thành và phát triển xương, răng. |
Vitamin E |
Hỗ trợ chức năng miễn dịch cơ thể, hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào không bị tổn thương. |
Vitamin K |
Vitamin cần thiết cho quá trình làm đông máu và phát triển xương. |
Các khoáng chất vi lượng
Khoáng chất vi lượng là những chất cơ thể cần với một lượng rất ít nhưng chúng vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về nhóm vi chất dinh dưỡng này qua bảng tổng hợp sau đây.
Vitamin |
Vai trò chính |
Sắt |
Có vai trò quan trọng tham gia vào cấu trúc não bộ và tạo máu. Sắt cần thiết cho việc cung cấp oxy cho cơ thể, chuyển hóa protein tạo ra các tế bào cơ, duy trì mô liên kết, sự phát triển sinh lí của cơ thể. |
Mangan |
Hỗ trợ chức năng chuyển hóa carbohydrate, axit amin và cholesterol. |
Đồng |
Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hệ thần kinh và miễn dịch. |
Kẽm |
Cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể, đảm bảo chức năng hệ miễn dịch và chữa lành vết thương. |
Iot |
Là thành phần quan trọng trong hoóc môn tuyến giáp, giúp điều hòa tuyến giáp. Iot cũng rất quan trọng với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đảm bảo sự phát triển nhận thức và tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ. |
Florua |
Duy trì sự phát triển xương và răng chắc khỏe. |
Selen |
Rất quan trọng với hoạt động của tuyến giáp; chống oxy hóa. |
Các khoáng chất đa lượng
So với khoáng vi lượng, cơ thể cần một lượng lớn khoáng chất đa lượng (hay còn gọi là vĩ khoáng) để thực hiện nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể.
Vitamin |
Vai trò chính |
Canxi |
Có vai trò quan trọng trong hình thành phát triển xương răng, hỗ trợ chức năng cơ. |
Phốt pho |
Tạo nên một phần trong cấu trúc xương và màng tế bào. |
Magiê |
Hỗ trợ đến trên 300 phản ứng enzyme, trong đó có điều chỉnh huyết áp. |
Natri |
Là chất điện giải cần thiết giúp cân bằng chất lỏng và duy trì huyết áp ổn định. |
Clorua |
Thường thấy ở dạng kết hợp với natri giúp duy trì cân bằng chất lỏng, giúp cơ thể tạo ra dịch tiêu hóa. |
Kali |
Chất điện giải giúp duy trì trạng thái chất lỏng trong tế bào và giúp dẫn truyền thần kinh và chức năng của cơ. |
Lưu huỳnh |
Cấu tạo mô sống và chứa trong các axit amin methionine và cysteine. |
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 9 tuổi, mẹ có thể tham khảo bảng nhu cầu khuyến nghị vitamin và chất khoáng trong khẩu phần 1 ngày dưới đây (Tổng hợp bởi Hội Dinh dưỡng Việt Nam)
Trẻ em |
Vitamin A (mcg/ngày) |
Canxi (mg/ngày) |
I ốt (mcg) |
Sắt (mg/ngày) |
Kẽm (mg/ngày) |
Magiê (mg/ngày) |
Phospho (mg/ngày) |
< 6 tháng |
375 |
300 |
90 |
0,93 |
2,8 |
36 |
90 |
6-11tháng |
400 |
400 |
90 |
12,4 |
4,1 |
54 |
275 |
1-3 tuổi |
400 |
500 |
90 |
7,7 |
4,1 |
65 |
460 |
4-6 tuổi |
450 |
600 |
90 |
8,4 |
5,1 |
76 |
500 |
7-9 tuổi |
500 |
700 |
90 |
11,9 |
5,6 |
100 |
500 |
Cách bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho trẻ
Có nhiều cách để bổ sung vi chất dinh dưỡng cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng như dùng thực phẩm tổng hợp hay ăn uống thực phẩm tự nhiên hằng ngày. Để đạt được lợi ích tốt nhất, mẹ nên lưu lại 3 cách bổ sung vi chất sau đây.
Bổ sung trong ngắn hạn thông qua thực phẩm tổng hợp
Hiện nay có nhiều loại viên uống tổng hợp để bổ sung vi chất dinh dưỡng trực tiếp qua đường uống. Mẹ có thể tìm mua các loại vitamin A dạng viên, viên sắt hay sắt uống dạng nước, dầu bổ sung iot… Đây được coi là giải pháp ngắn hạn, áp dụng khi tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng đã trở nên trầm trọng.
Bổ sung qua một số thực phẩm tăng cường thêm vi chất
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là cho một lượng nhất định một hoặc một số loại vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm nào đó mà được nhiều người ăn nhất, tiêu thụ thường xuyên.
Việt Nam đã ban hành Nghị định vào năm 2016 quy định về vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm, cũng như những thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Vì vậy, mẹ có thể lựa chọn bổ sung dinh dưỡng cho bé qua một số thực phẩm được tăng cường vi chất dinh dưỡng sẵn có trên thị trường, như muối hoặc bột canh trộn i-ốt, nước mắm tăng cường sắt, bánh quy bổ sung sắt-kẽm.
Vi chất có trong một số loại thực phẩm như bột canh, muối...
Bổ sung trong dài hạn thông qua thực phẩm tự nhiên
Việc cải thiện dinh dưỡng cho bé thông qua những bữa ăn hàng ngày là biện pháp lâu dài, bền vững và dễ làm nhất. Vi chất dinh dưỡng sẽ được lấy từ khẩu phần ăn đa dạng, có nhiều loại thực phẩm giàu vi chất.
Nguồn gốc |
Tên vitamin |
Nguồn thực phẩm bổ sung |
Nguồn gốc thực vật |
Vitamin A (beta-caroten) |
Các loại rau, trái cây có màu đỏ hoặc vàng như cà chua, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, cam...) hoặc các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, rau ngót, rau muống, bông cải xanh... |
Vitamin C |
Các loại rau màu xanh đậm, các loại trái cây họ bưởi như cam, quýt, ngoài ra còn có quả lê, táo. Các loại đậu (đậu nành, đậu xanh...) và hạt (đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều ...) |
|
Sắt |
Các loại rau có màu xanh sẫm, đậu và nấm |
|
Kẽm |
Các loại đậu (đậu xanh, đậu nành...) |
|
Canxi |
Rau mồng tơi, rau dền |
|
I-ốt |
Tảo bẹ, tảo tía, rau chân vịt, rau cần, cải thảo, cải xoong, khoai tây |
|
Nguồn gốc động vật |
Vitamin A |
Thịt gia cầm, gan động vật, lòng đỏ trứng... |
Vitamin D |
Dầu cá, cá, gan động vật, trứng gà |
|
Sắt |
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê...), gan động vật, lòng đỏ trứng, cá |
|
Kẽm |
Hải sản (tôm, sò, hàu, cá...), lươn, gan động vật, các loại thịt đỏ (thịt bò), sữa (đặc biệt là các loại sữa tăng cân cho bé, sữa cho trẻ biếng ăn), lòng đỏ trứng, cá. |
|
Canxi |
Hải sản (tôm, cua, cá...), sữa và các chế phẩm từ sữa (phomai, sữa chua...) |
|
I - ốt |
Hải sản (cua biển, cá biển...), trứng gà |
Bổ sung vi chất qua thực phẩm ăn uống hàng ngày
Một số câu hỏi thường gặp về vi chất dinh dưỡng
Làm thế nào để nhận biết cơ thể đang thừa hay thiếu vi chất gì?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ là do chế độ ăn uống hàng ngày chưa khoa học, không đủ đáp ứng các nhu cầu vitamin và khoáng chất cơ thể cần. Thông thường trước khi xuất hiện các biểu hiện ra bên ngoài, tình trạng thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đã diễn ra từ rất lâu trong cơ thể và rất khó nhận biết bằng mắt thường.
Vì vậy, để sớm phát hiện cơ thể đang thừa hay thiếu vi chất, mẹ nên cho bé đi khám dinh dưỡng định kỳ. Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã có thể định lượng nồng độ vi chất ở mức độ thấp nhất (nanogram/ml) giúp đo lường chính xác lượng vi chất thừa thiếu trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, từ sau 24 tháng tuổi trở đi, các gia đình nên định kỳ cho bé tái khám 1-2 lần.
Nếu hiện tượng thừa thiếu vi chất đã chuyển sang giai đoạn biểu hiện ra ngoài, mẹ nên nắm được những biểu hiện bệnh sau đây để can thiệp kịp thời.
Biểu hiện |
Loại vi chất cơ thể đang thiếu |
Táo bón, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy |
Thiếu Magie |
Tóc xơ, rối và chẻ ngọn |
Sắt, kẽm các loại vitamin A, C, D |
Da dẻ xỉn màu, nổi mụn, thiếu sức sống |
Vitamin A, B, E và chất béo |
Đau đầu, nhức mỏi cơ bắp |
Kali |
Mệt mỏi, mất tập trung |
Magie, sắt và các loại vitamin B, C, E |
Trong các loại vi chất dinh dưỡng thì vitamin D, sắt, i-ốt, kẽm là nhóm mà trẻ em rất dễ bị thiếu hụt. Vì vậy, cha mẹ nên khám sức khoẻ định cho trẻ để kiểm tra những thành phần này giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn thể chất.
Thừa vi chất dinh dưỡng có nguy hiểm không?
Đa số các mẹ hiện nay đều ý thức được vai trò của việc đầy đủ chất rất cần thiết cho sự phát triển của con. Vì vậy, các bà mẹ đều bổ sung dưỡng chất sớm từ giai đoạn mang thai. Tuy nhiên nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, việc nạp quá nhiều chất có thể phản tác dụng. Nếu vi chất là loại tan trong nước, chúng sẽ tự đào thải ra ngoài mà không mang lại hậu quả gì. Trong trường hợp vitamin bị thừa là loại tan trong chất béo, thì sẽ không đào thải mà cứ tồn dư trong cơ thể, lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Ví dụ, nếu thừa vitamin A có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng sự phát triển xương, rối loại thần kinh. Còn thừa vitamin B6 có thể dẫn tới giảm trí nhớ, bổ sung quá nhiều vitamin D khiến bé biếng ăn, mệt mỏi, sụt cân, có thể mất nước, huyết áp cao.
Thiếu hay thừa vi chất đều mang lại những ảnh hưởng tới sức khỏe
Thiếu vi chất dinh dưỡng khi nào nên đi khám?
Trẻ thiếu khi có những biểu hiện, triệu chứng khác lạ dưới đây cần được đưa đi khám dinh dưỡng càng sớm càng tốt:
- Một số bất thường về sức khỏe của trẻ biểu hiện như: biếng ăn, da xanh và khô ráp, chậm lớn, ít tăng cân, người lừ đừ, không chịu chơi hoặc thừa cân, béo phì… Trẻ thừa cân vẫn có thể thiếu hụt chất.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn trớ.
- Trẻ có sức đề kháng yếu thường hay nhiễm các bệnh về hô hấp với biểu hiện sốt cao, viêm họng, sổ mũi, ho, nhất là những khi thay đổi thời tiết; có biểu hiện mất nước như khô da, tiểu ít, khóc không có nước mắt; chán ăn, biếng ăn; vết thương lâu lành; đờ đẫn, bơ phờ…
- Trẻ nhỏ chậm lẫy/bò/ngồi/đi, cơ thể chậm lớn, chậm phát triển chiều cao; chậm mọc răng, sâu răng; hay quấy khóc về đêm, giật mình, ngủ không sâu giấc, ra nhiều mồ hôi trộm ở đầu và lưng…
Những loại vi chất nào cơ thể không tự tổng hợp được?
Hầu hết cơ thể không thể tự tổng hợp được các vi chất dinh dưỡng mà phải dung nạp từ thực phẩm. Tuy nhiên vẫn có một số chất có thể tổng hợp bằng cách khác như:
- Vitamin D từ tia UVB trong ánh sáng mặt trời thông qua việc cho trẻ tắm nắng, vận động ngoài trời. Tuy nhiên vào mùa đông hoặc những thời điểm ít ánh nắng vẫn cần phải bổ sung qua đường ăn uống để đảm bảo lượng vitamin D cần thiết.
- Vitamin B3 tổng hợp từ amino axit trytophan trong cơ thể.
- Một số loại vitamin K được tổng hợp từ vi khuẩn trong hệ đường ruột.
- Vitamin B6 có thể được sản sinh từ các chất có chứa pyridoxin.
Hầu hết cơ thể không thể tự tổng hợp được các vi chất dinh dưỡng mà phải dung nạp từ thực phẩm
Trên đây, Vinlac đã giải đáp cho mẹ vi chất dinh dưỡng là gì và các vấn đề quan trọng xoay quanh chủ đề này. Để đảm bảo trẻ không bị rối loạn hay thiếu hụt dưỡng chất, ngoài đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cho con, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám định kì để có theo dõi sát sao nhất.