Ăn dặm kiểu Nhật và BLW – Đâu là phương pháp tốt nhất cho con?
Đăng ngày 20/09/2022
Nội dung chính |
Ăn dặm kiểu Nhật và BLW khác nhau như thế nào?
Ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn đa dạng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, trên bàn ăn của con luôn có một khay thức ăn bao gồm ba nhóm thực phẩm: tinh bột, vitamin và chất đạm. Những loại thực phẩm này được chế biến riêng biệt và không trộn lẫn. Khi ăn dặm kiểu Nhật con sẽ ngồi trên bàn ăn riêng và không vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại. Đặc biệt mẹ cần lưu ý với phương pháp này tuyệt đối không hối thúc hay bón cho con.
Ăn dặm kiểu Nhật và BLW khác nhau như nào
Ăn dặm BLW
Ăn dặm BLW hay ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp cho phép con được tự chủ động trong việc ăn uống của mình. Mẹ sẽ chuẩn bị cho con những thức ăn nguyên miếng được hầm mềm như: Vài miếng cà rốt, súp lơ, cơm nát nắm viên, lườn gà trắng xé nhỏ, … và để trên mặt bàn ăn của trẻ. Con có thể cầm nắm và tự dùng tay đưa đồ ăn vào miệng. Cũng như con có thể thể hiện rõ ràng sự thích thú hay không thích với món ăn bằng cách tự cảm nhận vị của món ăn, tự điều chỉnh tốc độ ăn của bản thân.
Để mẹ có thể dễ dàng phân biệt cũng như thấy được sự lợi – hại của mỗi phương pháp ăn dặm, hãy cùng đặt lên bàn cân và tìm hiểu chi tiết cùng Vinlac nhé!
Bảng so sánh ăn dặm kiểu Nhật và BLW
Ăn dặm kiểu Nhật |
Ăn dặm kiểu BLW |
|
Chế độ ăn |
- Trong tuần đầu ăn dặm, mỗi ngày con được cho ăn 5 bữa. Bao gồm 4 bữa sữa và 1 bữa mặn, mỗi bữa cách nhau 4 tiếng. Sang giai đoạn sau, mỗi ngày con ăn 2 – 3 bữa mặn cùng thời gian với người lớn và 2 bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa chính. - Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bố mẹ sẽ chế biến và để riêng từng loại thức ăn khác nhau và xếp vào các bát hoặc khay khác nhau. Thông thường, trên bàn ăn sẽ có 1 chén cháo riêng, một món mặn và một món canh. |
- Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú: Nên duy trì tần suất bú mẹ của trẻ hoặc bú bình khi bé chưa ăn dặm tự chỉ huy tốt, đồng thời vẫn phải đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng. - Với chế độ ăn dặm này, bé được toàn quyền quyết định ăn gì ngay từ khi bắt đầu: bé có thể bốc bằng tay hay sử dụng thìa, muỗng, dĩa để ăn mà không có sự can thiệp của bố mẹ. - Mẹ phải cắt nhỏ thức ăn thành miếng nhỏ dài: vì khả năng cầm nắm chặt đồ ăn của bé chưa thực sự được phát triển đầy đủ, từ rau củ đến thịt gà mẹ phải cắt thành miếng nhỏ, dài, hình que que để bé dễ cầm nắm. Thông thường chỉ nên để từ 3 - 4 món ăn trong khay của bé. |
Kĩ năng ăn |
- Phát triển kỹ năng cầm thìa cũng như tự lập: với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé được ngồi trên ghế ăn, tự dùng muỗng xúc đồ ăn. Do đó, trẻ sẽ sớm hình thành thói quen tự ăn, không cần bế rong. Bên cạnh đó, khi lớn hơn, bé có thể ngồi ăn chung cùng với cả nhà mà không quấy khóc do đã được hình thành nếp ăn trước đó. - Bé được thử nhiều loại thức ăn một cách chủ động: phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hướng đến việc đa dạng khẩu phần ăn, mỗi món sẽ được chế biến riêng nên bé có thể dễ dàng phân biệt mùi vị của nhiều loại khác nhau cũng như không cảm thấy nhàm chán. Bên cạnh đó, việc không bị ép ăn cũng giúp trẻ thấy hứng thú khi đến giờ ăn hơn. |
- Phát triển kỹ năng tự do lựa chọn: với phương pháp này, bé sẽ được chọn thử món mình yêu thích trong số các món ăn có trên bàn. - Bé được rèn luyện tư thế ngồi tốt nhất khi ngồi vào ghế tập ăn: mẹ để bé ngồi thẳng lưng và quay mặt về phía bàn ăn, đeo vào 1 cái yếm có máng hứng, tuyệt đối không xem tivi, chơi đồ chơi, hay là ăn rong. - Tuyệt đối không bao giờ để bé ngồi ăn một mình mà không có sự giám sát của người lớn: vì phương pháp ăn dặm này, bé sẽ tự cầm và nhai thức ăn mẹ cung cấp, tuy nhiên nếu thức ăn quá nhỏ hoặc cứng con sẽ bị nghẹn hoặc sặc vào phổi. |
Ưu điểm |
- Bé sẽ được học kỹ năng nhai, nuốt tốt trong quá trình bé tập ăn dặm: mẹ cho bé ăn các thức ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô, từ ít tới nhiều… Chính vì vậy, khả năng sử dụng cơ hàm của bé cũng cải thiện dần, bé dễ dàng ăn cơm mà không bị hóc. - Bé sớm nhận biết được mùi vị: với phương pháp này, khi chế biến ăn cho bé, mẹ sẽ nấu riêng biệt từng món và không trộn lẫn vào nhau điều đó giúp bé nhận biết được mùi vị của từng loại thực phẩm khác nhau. - Bé sớm hình thành thói ăn nghiêm túc: với kiểu ăn dặm này, bé sẽ được ngồi ăn trên ghế ăn, không đi rong, không bật tivi, không điện thoại, máy tính… Hình thành thói quen ăn nghiêm túc ngay từ khi còn nhỏ, không khóc, không ngậm. Bé còn được học cách tự bốc ăn bằng tay, khi lớn hơn mẹ còn dạy cách ăn bằng muỗng, nĩa. Nhờ cách này, trẻ sẽ rất độc lập khi ăn và mẹ không phải đút từng muỗng hoặc làm đủ trò để dỗ con ăn. Bữa ăn của bé kết thúc một cách “ nhanh gọn lẹ” - Mẹ dễ dàng chế biến món ăn đa dạng, đầy đủ nhóm chất, con được thay đổi món ăn phong phú. |
- Bé sẽ phát triển được kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn: bé tự ăn theo phương pháp BLW giúp rèn luyện khả năng phối hợp hành động của miệng, mắt và tay. Khi bé được kiểm soát đồ ăn thì cũng sẽ tự dừng ăn khi cảm thấy đã no nê và đủ thích thú. Việc này sẽ giúp bé kiểm soát lượng thức ăn, không ăn quá nhiều. - Bé được tự do khám phá các mùi vị yêu thích: bé sẽ được lựa chọn ăn gì, ăn như thế nào chứ không phải phụ huynh. Phương pháp này giúp tăng khả năng phân biệt, nhận biết thức ăn qua thị giác, khứu giác và vị giác nên bé sẽ dễ khám các mùi vị bé thích. - Khuyến khích trẻ ăn uống độc lập sớm hơn: với BLW, mẹ chỉ sắp đặt mọi thứ xung quanh để bé tự ăn và sẽ hình thành thói quen độc lập ăn uống về sau. Khi ba mẹ can thiệp vào bằng cách cố đút cho trẻ thì sẽ có thể làm bé sợ ăn và dẫn đến thiếu chất. - Giảm nguy cơ béo phì: bởi vì bé tự điều chỉnh lượng thức ăn dựa trên mức độ đói của trẻ. - Mẹ tiết kiệm thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho bé: mẹ không cần phải chuẩn bị thức ăn một cách quá cầu kì vì thực đơn cho bé ăn dặm tự chỉ huy dễ dàng chuẩn bị và chế biến. |
Nhược điểm |
- Tuy không phải mất công cầu kỳ trong việc chế biến thức ăn, nhưng việc lựa chọn đồ ăn phù hợp cho bé mẹ cũng tốn nhiều thời gian và công sức. - Mẹ mất thời gian và công sức hơn khi dạy bé ngay ngắn và tập cầm thìa. - Bé rất dễ bị chậm tăng cân hoặc biếng ăn: lúc đầu bé chỉ thích 1 hoặc 1 số loại đồ ăn nhất định. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, bố mẹ cần sự kiên nhẫn và bình tĩnh để con làm quen và chấp nhận nhiều mùi vị khác nhau. |
- Mẹ mất thời gian dọn dẹp vì bé thường bóp nát hoặc ném đi. - Mẹ cần phải đảm bảo chỗ ăn của bé được vệ sinh sạch sẽ. - Mẹ cần tìm hiểu các phương pháp xử lý vì con dễ bị hóc khi ăn. - Mẹ cần kiên trì vì có giai đoạn bé biếng ăn, lượng thức ăn do con chọn nên không đảm bảo được lượng chất dinh dưỡng nên có thể dễ bị sụt cân. |
Ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé rèn luyện được tính kỷ luật trên bàn ăn
Nên lựa chọn phương pháp ăn dặm nào cho con?
Rất nhiều mẹ thắc mắc không biết nên cho con ăn dặm kiểu Nhật hay BLW? Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ăn dặm kiểu Nhật hay BLW. Mỗi phương pháp ăn dặm này đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào sở thích, khả năng của bé mà mẹ có thể quyết định cho con nên ăn dặm kiểu Nhật hay BLW.
Ăn dặm BLW sẽ giúp mẹ biết bé thích ăn gì nhất
Một sự lựa chọn phù hợp với các mẹ đang muốn tận dụng ưu điểm của cả 2 phương pháp này đó chính là kết hợp cả 2 phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm BLW một cách khéo léo. Với sự kết hợp này, bé có thể vừa tự khám phá hương vị đồ ăn ưa thích vừa phát triển các kỹ năng nhai nuốt cũng như hình thành nếp ăn uống nghiêm túc và độc lập.
Mẹ đừng lo ngại dọn dẹp đồ ăn vung vãi của bé khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW
Mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn kiểu Nhật khi con mới bắt đầu ăn dặm trong tháng 7. Sau đó mẹ kết hợp cho con ăn kiểu BLW để tập nhai thức ăn trong tháng thứ 8. Và khi thấy con đã quen với việc ăn đồ ăn trực tiếp thì mẹ có thể chuyển sang phương pháp BLW để cho con ăn dặm.
Bên cạnh các phương pháp ăn dặm hiện đại, bố mẹ có thể tìm hiểu thêm phương pháp ăn dặm truyền thống để thấy được sự khác biệt giữa các phương pháp ăn dặm này cũng như đa dạng sự lựa chọn trong việc tìm kiếm phương pháp ăn dặm hợp với bé. Đừng bỏ lỡ bài viết: So sánh phương pháp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật của Vinlac! |
Hy vọng rằng những thông tin so sánh ăn dặm kiểu Nhật và BLW trên đã giúp mẹ nắm được ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Từ đó có thể lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất cho con.