Nguyên nhân bé lười ăn dặm và cách xử lý dứt điểm
Đăng ngày 11/06/2024
Vì sao bé lười ăn dặm
Không phải ngẫu nhiên mà trẻ lười ăn dặm, tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Ăn dặm quá sớm
Đây là nguyên nhân phổ biến mà nhiều phụ huynh mắc phải. Theo Bộ Y tế, trẻ chỉ nên ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, lúc hệ tiêu hóa đã được hoàn thiện. Nếu cho trẻ ăn dặm sớm hơn, con có thể gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý thức ăn, gây ra tình trạng lười ăn.
Ăn dặm sớm khiến bé lười ăn dặm
Chưa quen với việc ăn dặm
Trước khi bắt đầu ăn dặm, bé đã quen với việc ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó, việc chuyển đổi từ ăn sữa sang ăn dặm có thể tạo ra sự không quen thuộc và khó chịu ban đầu. Bên cạnh đó, thức ăn cũng có cấu trúc, hương vị, cảm giác khác với sữa, làm bé không thoải mái khi tiếp xúc. Đó cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn dặm.
Thức ăn chế biến sai cách/không phù hợp
Mỗi một độ tuổi, khả năng nhai nuốt thức ăn của bé lại khác nhau. Do đó, nếu chế biết không đúng cách, quá đặc hoặc quá lỏng, quá to hoặc quá nhỏ cũng tác động trực tiếp tới việc trẻ biếng ăn dặm. Khi mới bắt đầu ăn dặm, thức ăn quá sệt hoặc quá đặc có thể gặp khó khăn trong việc nuốt và tiêu hóa, khiến bé từ chối ăn. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh có xu hướng thích vị ngọt. Vì vậy bé có thể từ chối thức ăn chua hoặc đắng, không hợp tác thử các loại rau có hương vị đặc trưng như cải xoăn, cải bruxen hoặc cải xoong.
Bé biếng ăn dặm do bị ép ăn quá mức
Thực đơn nhàm chán
Các món ăn không đa dạng, lặp đi lặp lại có thể làm cho bé cảm thấy nhàm chán với việc ăn. Thực đơn nhàm chán cũng khiến bé giảm dần sự hứng thú, tò mò trong việc tìm hiểu các loại thực phẩm mới. Dần dần, bé có thể trở nên chán chường và lười ăn dặm. Tệ hơn, điều này sẽ khiến bé trở nên kén ăn và chỉ ưa thích một số loại thức ăn nhất định.
Bị ép ăn quá mức
Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng trẻ lười ăn dặm đến từ chính phụ huynh. Việc ép ăn sẽ khiến con cảm thấy áp lực và căng thẳng. Dần dần, bé sẽ mất hứng thú cũng như niềm vui trong khi ăn. Bé cũng có thể nảy sinh tâm lý phản đối, từ chối thức ăn nếu cảm thấy bị ép buộc.
Đừng bỏ qua: biếng ăn tâm lý ở trẻ
Gặp một số vấn đề về bệnh lý
Bên cạnh các yếu tố liên quan tới thức ăn, độ tuổi, bệnh lý cũng là nguyên nhân khiến bé lười ăn dặm. Khi bị viêm họng, viêm amidan hoặc các vấn đề tiêu hóa khác, bé có thể cảm thấy không thoải mái và làm giảm sự hứng thú với việc ăn dặm. Một số bệnh còn làm trẻ mất hoặc làm thay đổi vị giác, khiến cho thức ăn trở nên không hấp dẫn. Bên cạnh đó, bị bệnh khiến trẻ mệt mỏi, kiệt sức, chỉ muốn nghỉ ngơi thay vì ăn.
Bé biếng ăn dặm do gặp vấn đề bệnh lý
Cách trị dứt điểm tình trạng bé biếng ăn dặm
Sau khi đã xác định được nguyên nhân trẻ biếng ăn dặm, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp tương ứng để xử lý tình trạng bé ăn dặm biếng ăn. Cụ thể:
Xem lại thời điểm ăn dặm phù hợp
Trẻ chỉ nên bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Sớm quá hoặc muộn quá đều có thể dẫn tới tình trạng bé lười ăn dặm. Khi cho bé ăn dặm, phụ huynh cần đảm bảo bé đã sẵn sàng để tiếp nhận các loại thức ăn mới thông qua một số dấu hiệu như: đã có thể ngồi chắc chắn trên ghế ăn dặm riêng; có sự thích thú, tò mò đối với thức ăn; khả năng nuốt gần như đã được hoàn thiện; biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn; lưỡi không tự động phản xạ đẩy thức ăn lạ ra ngoài; biết tự động nhặt đồ vật và đưa chúng lên miệng…
Thêm vào đó, thời gian ăn cũng cần sắp xếp phù hợp. Khoảng cách giữa giờ ăn dặm và ăn sữa không nên sát nhau. Nếu thời điểm ăn dặm là sau khi bú sữa, trẻ có thể quá no để thử món khác. Vì vậy hãy thử cho trẻ ăn trước khi bú. Sau đó, mẹ có thể cho trẻ uống sữa sau đó nếu trẻ vẫn còn thấy đói.
Xem lại thời gian ăn nếu thấy bé lười ăn dặm
Kiên nhẫn khi cho bé ăn dặm
Khi mới tập ăn dặm, việc bé ăn dặm lười ăn các món mới là điều bình thường. Vì vậy, ba mẹ hãy kiên nhẫn, tập mời bé ăn một món mới 8 lần trước khi con thực sự chấp nhận nó. Đừng ép con phải ăn ngay lần đầu làm quen.
Bên cạnh đó, ba mẹ đừng quên khích lệ bé thử nghiệm thức ăn mới, để con được chạm vào, nếm thử hoặc tự đưa thức ăn vào miệng của mình. Điều này giúp bé cảm thấy tự tin hơn và tăng khả năng chấp nhận thức ăn mới.
Chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của bé
Khi mới cho con ăn dặm, nhiều mẹ sợ thức ăn thô sẽ khiến bé khó nuốt và bị hóc. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động nhai thức ăn lại góp phần giúp trẻ không biếng ăn. Ngoài ra, hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh và Viện Nhi khoa của Mỹ cho biết cấu trúc thức ăn sẽ thay đổi dựa trên sự phát triển của não bộ chứ không phụ thuộc vào số răng mà trẻ có.
Khi chế biến thức ăn cho bé ăn dặm, mẹ nên tuân thủ quy tắc từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều và thay đổi theo độ tuổi. Cụ thể:
- Trẻ 6 tháng tuổi: Lúc này, bé mới bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, thức ăn chính vẫn là sữa. Do đó, mẹ chủ yếu chỉ cần tập cho bé ăn bằng muỗng, làm quen với mùi vị của nhiều loại thực phẩm mới. Thức ăn trong giai đoạn này nên được nấu sánh mịn như bột.
- Trẻ 7 - 8 tháng tuổi: Giai đoạn này, con bắt đầu biết dùng lưỡi để đưa thức ăn vào miệng và tập nuốt. Do đó, mẹ nên chế biến đồ ăn mềm, mịn để con có thể tự làm tan bằng lưỡi rồi nuốt chửng.
- Trẻ 9 - 11 tháng tuổi: Vào thời điểm này, cơ hàm của con đã phát triển tương đối, bé đã biết nhai trệu trạo. Vì vậy, thức ăn của con nên được cắt to khoảng 0,5 cm và dài từ 2 - 3 cm để con có thể tự bốc ăn cũng như nghiền nát bằng lợi.
- Trẻ 12 - 15 tháng tuổi: Những chiếc răng của con đã nhú tương đối nhiều, có thể nhai đồ ăn. Vì vậy, mẹ không cần làm nhuyễn mịn như các giai đoạn trước mà chỉ cần nấu mềm để con có thể nhai dễ dàng.
Thường xuyên thay đổi thực đơn
Không chỉ chú ý tới cách chế biến thực phẩm, mẹ cũng phải thường xuyên đổi món để con có thể làm quen với nhiều mùi vị khác nhau. Việc đa dạng bữa ăn không chỉ giúp con được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp bé thấy hứng thú, không cảm thấy chán khi thức ăn lặp đi lặp lại trong một thời gian dài.
Tuyệt đối không ép ăn
Nếu đã thực hiện hết cách xử lý tình trạng bé biếng ăn ở trên mà chưa thấy cải thiện, mẹ cũng đừng thúc ép con. Khi thấy trẻ lắc đầu, ngậm chặt miệng, phun thức ăn, đẩy thức ăn ra xa hoặc la hét, khóc… thì đó là dấu hiệu cho thấy con không muốn ăn dặm. Lúc này, mẹ nên kết thúc bữa ăn dặm và thử vào một lần khác chứ tuyệt đối không được ép buộc con.
Việc ép buộc, quát mắng chỉ khiến mẹ mệt mỏi, bé nảy sinh cảm giác sợ hãi với việc ăn mà không đem lại một hiệu quả nào khác. Hãy tôn trọng nhu cầu ăn của con, để con tự quyết định lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Bằng cách này, mẹ sẽ giảm thiểu nguy cơ bé có cảm giác tiêu cực với thức ăn. Nếu sợ bé đói, không đủ chất, mẹ có thể cho con uống sữa bù hoặc ăn bù bằng món bé thích.
Không được ép ăn dù trẻ lười ăn dặm
Cải thiện hệ tiêu hóa
Khi đã áp dụng tất cả những phương pháp được đề cập ở trên mà tình trạng trẻ lười ăn dặm vẫn tiếp diễn, mẹ có thể xem xét tới yếu tố tiêu hóa của con. Hệ tiêu hóa kém cũng khiến quá trình chuyển hóa, trao đổi chất của con diễn ra chậm, khiến bé chán ăn, biếng ăn.
Trong trường hợp này, mẹ nên ưu tiên các loại thức ăn dễ tiêu hóa như các loại rau củ nấu mềm, trái cây nhuyễn hoặc thực phẩm giàu chất xơ như bắp cải và khoai lang. Chất xơ sẽ giúp tăng cường sự trao đổi chất và duy trì sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ cũng nhớ cung cấp đủ nước hàng ngày cho con. Nước giúp làm mềm phân và tăng cường sự lưu thông trong hệ tiêu hóa, bé hấp thu tốt hơn. Mẹ cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng trên thị trường để giúp bé ăn ngon, tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho con.
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
Lưu ý khi bé lười ăn dặm
Khi thấy trẻ ăn dặm biếng ăn, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng, hoảng hốt và tìm đủ mọi cách để khắc phục. Thế nhưng, mẹ cần biết rằng tình trạng này không quá hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Mẹ cứ bình tĩnh, áp dụng theo những phương pháp xử lý dứt điểm tình trạng bé lười ăn dặm mà Vinlac đề cập ở trên và lưu ý một số vấn đề sau:
Cân đối bữa chính - phụ
Việc ăn quá no hoặc thời điểm ăn bữa chính, bữa phụ quá sát nhau cũng là nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn dặm. Do đó, ba mẹ nên theo dõi lượng thức ăn bé tiêu thụ trong mỗi bữa và có sự điều chỉnh sao cho hợp lý. Đôi khi bé có thể ăn ít trong bữa này nhưng lại muốn ăn nhiều trong bữa tiếp là điều hoàn toàn bình thường. Đừng cố gắng ép con phải ăn đủ lượng cố định trong một bữa.
Ngoài ra, khoảng cách giữa bữa chính và bữa phụ cũng nên được cân đối phù hợp. Tránh để bé ăn khi quá đói hoặc quá no. Vì điều này có thể ảnh hưởng tới lượng ăn của mỗi bữa. Trong bữa phụ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều. Điều này có thể khiến con từ chối thức ăn khi đến bữa chính.
Xây dựng thời gian ăn khoa học
Bên cạnh lượng thức ăn cân đối giữa bữa chính, bữa phụ, gia đình nên xây dựng thời gian ăn khoa học cho con. Tốt nhất, mẹ nên cho bé ăn dặm trong một khung giờ cố định. Điều này sẽ giúp bé nhận thức được đâu là đến giờ ăn và sẽ có thái độ hợp tác hơn. Bên cạnh đó, việc thường xuyên thay đổi khung giờ ăn dặm khi con mới bắt đầu làm quen với thức ăn còn khiến hệ tiêu hóa của trẻ chậm thích nghi.
Xây dựng lịch ăn nếu thấy trẻ biếng ăn dặm
Ngoài ra, mẹ nên cố định thời gian cho mỗi bữa ăn. Một bữa ăn chỉ nên kéo dài trong khoảng 30 phút, tuyệt đối không diễn ra lâu hơn, dù con chưa ăn xong. Bởi việc kéo dài thời gian ăn không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, mà còn hình thành thói quen ăn xấu cho con. Khi ăn, tuyệt đối không bật tivi hay máy tính bảng. Nó có thể khiến con phân tâm, ham chơi, bỏ ăn hoặc ăn một cách thụ động, không tốt cho sức khỏe.
Xem xét lượng sữa và đồ ăn dặm
Theo Bộ Y tế khuyến nghị, lượng sữa cho trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi sẽ khoảng 600 - 800ml/ngày. Nếu uống nhiều hơn mức này, con có thể từ chối ăn dặm vì quá no. Do đó, khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chú ý hơn về lượng sữa cho bé bú.
Mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá nhiều bữa/ngày ngay khi mới bắt đầu tập ăn. Thay vào đó, mẹ nên cho bé ăn số lượng ít, có thể chỉ cần vài thìa trong ngày để thăm dò khẩu vị của con, xem con có hứng thú với việc ăn dặm không. Dần dần, mẹ tăng lượng ăn dặm lên 2 - 3 bữa/ngày tùy vào nhu cầu, sở thích của mỗi bé.
Cần xem xét lại lượng thức ăn nếu trẻ ăn dặm biếng ăn
Tình trạng trẻ lười ăn dặm không quá hiếm gặp. Do đó, nếu thấy con có thái độ không hợp tác khi ăn dặm, ba mẹ cứ bình tĩnh, tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của con và xử lý từng bước theo những gợi ý ở trên của Vinlac. Ngoài ra, gia đình cũng nên chú ý đến những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm để bữa ăn diễn ra suôn sẻ, thoải mái hơn với cả mẹ và con.