Tác dụng của lysine với trẻ nhỏ. Khi nào cần bổ sung lysine cho bé?
Đăng ngày 29/12/2022
Nội dung chính Vai trò của lysine đối với trẻ nhỏ
|
Lysine là gì?
Lysine hay còn gọi là L-Lysine là một trong 12 loại axit amin quan trọng, cấu tạo nên protein của cơ thể. Bên cạnh đó, lysine còn là một thành phần quan trọng, cấu tạo nên sụn, mô liên kết và da, từ đó góp phần xây dựng các cơ và collagen. Tuy nhiên, đây lại là axit amin mà con người không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung thông qua các nguồn bên ngoài như thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.
Vai trò của lysine đối với trẻ nhỏ rất quan trọng
Vai trò của lysine đối với trẻ nhỏ
Giúp trẻ hấp thụ canxi, hỗ trợ tăng chiều cao
Lysine là một trong những axit amin có tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng của cơ thể nhờ vào quá trình đồng hóa canxi, tham gia vào việc tạo mô liên kết, cụ thể:
- Tăng cường sự đồng hóa và hấp thu canxi từ thức ăn hàng ngày, giúp xương chắc khỏe hơn, đủ lượng canxi cần thiết. Đồng thời kích thích hormone tăng trưởng, nhờ đó hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao tốt nhất.
- Tham gia quá trình tạo mô liên kết của gân, sụn, xương và da, hoàn thiện cấu trúc xương, giúp trẻ phát triển chiều cao.
- Ngăn chặn sự bài tiết canxi trong cơ thể, hạn chế tình trạng thiếu canxi.
Lysine tác động tới sự tăng trưởng chiều cao của bé
Kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ
Không chỉ dừng lại ở việc kích thích sự tăng trưởng chiều cao, lysine còn thúc đẩy cơ thể sản xuất men tiêu hóa. Nhờ đó, lysine giúp trẻ có cảm giác thèm ăn hơn, quá trình chuyển hóa thức ăn cũng như hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đây chính là nguyên nhân giúp bé tăng cân nhanh. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được bổ sung lysine đầy đủ tăng cân nhanh hơn 40% so với bé thiếu hụt chất này.
Lysine kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ
Tổng hợp collagen
Ngoài việc hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, lysine còn có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen. Thiếu lysine có thể làm chậm quá trình hình thành collagen của cơ thể. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến xương trẻ bị giòn, dễ gãy.
Tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhỏ
Bên cạnh việc hỗ trợ tăng chiều cao, kích thích vị giác, lysine còn đóng vai trò trong quá trình hình thành hệ miễn dịch của trẻ. Nếu thiếu lysine, sức đề kháng, hệ miễn dịch của con sẽ bị suy giảm. Chính vì vậy, bé không thể chống chọi lại bệnh tật cũng như sự tấn công của virus, vi khuẩn mà thường xuyên ốm vặt.
Bổ sung lysine cho bé giúp tăng cường miễn dịch
Khi nào cần bổ sung lysine cho bé?
Thông thường, việc thiếu lysine không quá khó để nhận biết vì chúng gây ảnh hưởng trực tiếp tới những vấn đề về sức khỏe mà mẹ có thể nhìn thấy dễ dàng. Do đó, mẹ cần bổ sung lysine cho bé ngay khi thấy cơ thể của con xuất hiện một số dấu hiệu sau:
- Rụng tóc.
- Đỏ lòng trắng mắt.
- Ăn không ngon miệng, biếng ăn, hay nôn.
- Mệt mỏi, giảm tập trung.
- Dễ bị kích động.
- Chậm phát triển về chiều cao.
- Thiếu máu.
Bổ sung lysine cho bé khi con biếng ăn, hay nôn
Cách bổ sung lysine cho bé
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu cho thấy con đang thiếu hụt lysine, mẹ cần bổ sung kịp thời cho bé để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Với trẻ đang trong độ tuổi đi học, bên cạnh dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ có thể bổ sung thêm lysine thông qua các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng hay thuốc bổ sung lysine cho bé, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tránh tình trạng thừa gây hại cho cơ thể của con.
Mẹ có thể bổ sung lysine cho trẻ thông qua 2 cách mà Vinlac đề cập dưới đây.
Thông qua chế độ dinh dưỡng
Thực phẩm tự nhiên là một trong những nguồn bổ sung lysine tốt nhất, dễ hấp thu nhất mà mẹ có thể cung cấp cho con. Nếu mẹ xây dựng được chế độ dinh dưỡng cân đối, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất đạm, vitamin, tinh bột, chất béo, trẻ gần như sẽ không bị thiếu hụt lysine.
Một số loại thực phẩm giàu lysine mẹ có thể sử dụng để bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày cho con:
- Thực phẩm có nguồn gốc động vật: thịt gà, thịt lợn, thịt cừu, trứng, tôm, các loại gia cầm…
- Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu phụ…), sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, óc chó…), hoa quả có màu đỏ (cà rốt, cà chua, cam, quýt…)
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C cho bé để cơ thể dễ dàng hấp thụ và chuyển hóa toàn bộ lysine.
Sử dụng một số loại thực phẩm chức năng
Mặc dù mẹ có thể bổ sung đầy đủ lysine cho bé thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến, lysine trong các loại thực phẩm sẽ bị phá hủy trong quá trình đun nấu. Do đó, để cung cấp đủ lượng lysine cần thiết cho con, mẹ có thể bổ sung thông qua đường uống.
Có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung lysine cho bé
Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung lysine được điều chế thành các dạng siro, dung dịch, cốm, kẹo ngậm… Những loại này dễ sử dụng và đem lại hiệu quả tức thì cho bé. Tuy nhiên, trước khi cho bé sử dụng, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng ngộ độc do thừa hàm lượng lysine cần thiết.
Lưu ý khi bổ sung lysine cho trẻ biếng ăn
Lysine có tác dụng rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên, thừa lysine có thể dẫn đến ngộ độc, gặp các vấn đề về tiêu hóa cũng như gây hại cho hoạt động của thận. Vì vậy, khi bổ sung lysine cho bé, mẹ cần chú ý tới liều lượng và thời gian cũng như tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Một số vấn đề mẹ cần lưu ý khi bổ sung lysine cho trẻ biếng ăn:
- Quá trình bổ sung lysine có thể diễn ra trong một thời gian dài nên mẹ cần kiên nhẫn, không vội vã dù bổ sung thông qua dinh dưỡng hay thực phẩm chức năng.
- Nên chọn thực phẩm chức năng bổ sung lysine có nguồn gốc tự nhiên, dễ hấp thụ.
- Dùng đúng liều lượng, thừa lysine có thể giảm hoạt động của các axit amin khác trong hệ tuần hoàn.
- Cần theo dõi lượng canxi nạp vào cơ thể khi bổ sung lysine vì loại axit amin này làm tăng hấp thụ canxi.
- Không bổ sung lysine đơn lẻ liều cao trong thời gian dài vì có thể ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất và tăng trưởng của cơ thể.
Tựu trung lại, tác dụng của lysine đối với trẻ em là vô cùng lớn, tác động trực tiếp tới quá trình tăng trưởng chiều cao, kích thích vị giác của bé. Do đó, mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu ở trẻ cũng như chủ động bổ sung kẽm đầy đủ cho con thông qua nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo không gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì tới sự phát triển của con.