Bé chậm tăng cân do đâu? Mẹ nên làm gì khi trẻ chậm tăng cân?

Đăng ngày 28/12/2022

Bé chậm tăng cân là hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ. Hầu hết các mẹ đều cho rằng con còi cọc chỉ do ăn ít, thiếu chất mà chưa ý thức được những nguyên nhân quan trọng khác. Vậy những nguyên nhân đó là gì? Mẹ nên làm gì khi con chậm tăng cân. Mẹ cùng tìm hiểu với Vinlac nhé!

Nội dung chính

Dấu hiệu bé chậm tăng cân

Bé chững cân hoặc sụt cân

Đối với trẻ sơ sinh, trung bình mỗi tuần bé có thể tăng 140-200g cân nặng. Nếu không có điều kiện theo dõi cân nặng thường xuyên, mẹ lưu ý bé có thể đang bị chậm tăng cân nếu như 2-3 tháng cân nặng của con không thay đổi. Nhiều bé thậm chí còn sụt cân và không hồi lại được cân nặng sau 3-4 tuần.

Da xanh xao, tay chân gầy guộc 

Bé chậm tăng cân thường có thể trạng gầy còm hơn những bé khác. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có những bé da sẽ xanh xao hơn, không được hồng hào tươi tắn. Tay chân bé gầy, không được bụ bẫm hoặc chắc như những bé tăng cân đúng chuẩn.

dấu hiệu bé chậm tăng cân

Bé chậm tăng cân có thể nhận biết qua nhiều dấu hiệu

Cân nặng thiếu từ 2-3 kg so với chuẩn

Tùy độ tuổi, trẻ sẽ có những chỉ số khác nhau về chiều cao và cân nặng. Thông thường, trẻ đến khoảng 6 tháng tuổi sẽ đạt mức cân nặng trung bình khoảng 7,2kg với bé gái và 7,9kg với bé trai. Nếu trẻ có cân nặng nhẹ hơn (khoảng 20%) so với chuẩn chung, điều này có nghĩa trẻ chậm tăng cân.

Thấp bé hơn hầu hết các bạn bằng tuổi

Dấu hiệu bé chậm tăng cân trực quan nhất chính là ngoại hình. Bé chậm tăng cân thường sẽ thua kém cả về chiều cao so với các bạn cùng tuổi. Khi có thể trạng kém, bé chậm tăng cân cũng sẽ có hiện tượng biếng ăn, không hoạt bát nhanh nhẹn mà thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mỏi do thiếu năng lượng.

Nguyên nhân bé chậm tăng cân

“Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân”, “bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân”, “bé sơ sinh chậm tăng cân”... là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ. Để có giải pháp kịp thời và phù hợp, mẹ cần xác định đúng nguyên nhân bé chậm tăng cân là gì. Mẹ hãy cùng Vinlac đi tìm câu trả lời qua những nội dung bên dưới nhé!

Do các yếu tố sinh lý

Trên thực tế, không phải lúc nào bé chậm tăng cân cũng đáng lo ngại. Có những giai đoạn cân nặng của con không thay đổi quá nhiều hoặc có tăng nhưng tăng chậm. Ví dụ đối với trẻ sơ sinh: 

  • 6 tháng đầu tiên, trẻ có thể tăng từ 1.5 đến 2.5cm chiều cao mỗi tháng và tăng 140 – 200 gram mỗi tuần. Dự kiến, một em bé bình thường có thể tăng gấp đôi cân nặng sau 5 tháng. 
  • Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, quá trình tăng trưởng có phần chậm lại do năng lượng của bé sẽ được sử dụng trong việc ngồi, bò, đi, chạy... Thông thường, một em bé có thể tăng khoảng 1cm mỗi tháng và 85 – 140 gram mỗi tuần.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cân nặng của trẻ sơ sinh có thể giảm 5-10% trong 1-2 tuần đầu tiên và tăng nhanh hơn ở những tuần sau đó. Càng lớn cân nặng sẽ càng tăng chậm hơn. Sau 12 tháng tuổi trung bình trẻ sẽ chỉ tăng 2-3kg/ năm. Vì vậy, tốc độ tăng cân có thể còn phụ thuộc vào thể trạng riêng của mỗi bé. 

Ngoài ra, trẻ bước vào độ tuổi đi học nếu hiếu động hơn bình thường cũng khiến tốc độ trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tiêu hao nhiều năng lượng. Nếu không bù đắp đủ phần năng lượng hao hụt bé cũng sẽ chậm tăng cân hơn bình thường. Thậm chí trẻ hoạt động quá sức còn tiềm ẩn nguy cơ gặp vấn đề về hô hấp, thực quản khiến việc ăn uống kém hiệu quả hơn và ảnh hưởng đến cân nặng của con.

 

dấu hiệu bé chậm tăng cânNhiều giai đoạn trẻ giảm cân do giai đoạn sinh lý tự nhiên

Do yếu tố bệnh lý

Bé chậm tăng cân có thể do ảnh hưởng của bệnh lý bé đang gặp phải. Bé biếng ăn là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến chậm tăng cân. Lúc này, trẻ chậm tăng cân có thể do rối loạn tiêu hóa, trẻ đang trong quá trình mọc răng bị tổn thương ở vùng miệng, bé mắc các bệnh lý về nhiễm trùng khiến thất thoát các vi chất thiết…

Không ít trường hợp trẻ chậm tăng cân còn do thiếu vi chất thiết yếu. Nhiều mẹ nghĩ muốn tăng cân nhanh chỉ cần bổ sung nhiều đạm, chất béo và không chú trọng cung cấp cho con những vitamin và khoáng chất như kẽm, kali, sắt, canxi, vitamin A… 

nguyên nhân bé chậm tăng cân

Biếng ăn là một trong những nguyên nhân dễ nhận biết nhất khi trẻ chậm tăng cân

Do chất lượng sữa mẹ

Số lượng và chất lượng sữa của mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cân của bé vì dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho con. Sữa mẹ có thể bị giảm chất lượng khi mẹ mắc bệnh hoặc ăn phải thức ăn có những thành phần không tốt cho sức khỏe. Cũng như việc mẹ ít sữa hoặc mất sữa cũng sẽ khiến con thiếu đi nguồn dinh dưỡng quý giá những năm tháng đầu đời, từ đó ảnh hưởng đến việc tăng cân của con.

Trẻ bú mẹ tăng cân chậm

Do chất lượng sữa công thức

Với những bé kết hợp dùng sữa công thức hoặc đang trong độ tuổi dùng sữa công thức hoàn toàn, chậm tăng cân có thể do chất lượng sữa không đảm bảo. Sữa không hợp khẩu vị nên con lười uống, sữa không phù hợp với thể trạng của con hoặc do mẹ pha sữa công thức sai cách dẫn đến thất thoát các dưỡng chất đều sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu và tăng cân ở trẻ. Lúc này mẹ cần xem lại cách dùng sữa cho con hoặc tìm hiểu và đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn. 

Do dinh dưỡng không phù hợp

Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ là nguyên nhân phổ biến nhất cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến việc bé chậm tăng cân. Thực đơn nghèo nàn, không cân đối giữa các nhóm chất không chỉ khiến bé lười ăn, ăn không ngon miệng mà còn dẫn đến thừa thiếu chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. 

nguyên nhân bé chậm tăng cân

Trẻ chậm tăng cân còn do nguồn sữa con uống hằng ngày

Bé chậm tăng cân phải làm sao?

Theo dõi cân nặng của trẻ và so sánh với chuẩn

Để kịp thời phát hiện và xử lý nếu con chậm tăng cân, mẹ nên có thói quen theo dõi cân nặng - chiều cao của con thường xuyên. Từ đó kết hợp với tình trạng sức khỏe chung để có cơ sở để đánh giá con có đang chậm tăng cân nghiêm trọng hay không. Ba mẹ có thể so sánh với chuẩn chiều cao - cân nặng của tổ chức Y tế thế giới WHO cho trẻ 1 tháng đến 10 tuổi.

Duy trì và cải thiện chất lượng sữa mẹ: chế độ ăn uống hợp lý sau sinh, cho bú đúng và đủ cữ

- Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú:  Một chế độ dinh dưỡng khoa học không những giúp mẹ có được sức khỏe tốt, mà còn giúp bé tăng cân ổn định và phát triển toàn diện. Mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống hợp lý sau sinh để duy trì chất lượng sữa tốt nhất cho con. Trong bữa ăn cần cung cấp đa dạng các loại thực phẩm, ít nhất có mặt các loại thực phẩm với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất bột đường và vitamin/khoáng chất); không nên ăn đồ cay nóng, dầu mỡ hoặc có chứa các chất kích thích như cồn, cafein… 

- Tăng số lượng bữa ăn: Do nhu cầu về năng lượng cao cùng và yêu cầu được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất, mẹ đang cho con bú nên chia khẩu phần cả ngày làm nhiều bữa trong ngày (trung bình nên chia ra 3 - 6 bữa/ngày).

- Đảm bảo thời gian và cữ bú đủ: Theo các chuyên gia dinh dưỡng sản nhi khuyến cáo, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Để con tăng cân đều mẹ nên cho con bú đủ cữ, mỗi cữ cách nhau khoảng từ 2-3 giờ kể cả vào ban đêm. 

Bổ sung sữa công thức phù hợp

Nếu bổ sung sữa cho bé biếng ăn chậm tăng cân, mẹ nên lựa chọn sữa đảm bảo những tiêu chí sau:

- Sữa cho bé tăng cân tốt thường có mức năng lượng lớn hơn hoặc bằng 100kcal/100ml (thường được biết đến là sữa cao năng lượng).

- Nên ưu tiên chọn sữa tăng cân hỗ trợ tiêu hóa để con có thể hấp thu dưỡng chất tối ưu. Thông thường sữa tăng cân sẽ có mức năng lượng cao và nhiều chất khiến bé dễ bị nóng trong, khó tiêu hóa dẫn đến táo bón. Tuy nhiên rất nhiều dòng sữa tăng cân hiện nay chú trọng  bổ sung cả chất xơ, chất béo dễ tiêu giúp giảm thiểu áp lực cho hệ tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng quan trọng để con tăng cân đều đặn.

- Chọn sữa dựa trên độ tuổi (mỗi giai đoạn khác nhau nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ khác nhau) và khẩu vị để bé hợp tác và uống ngoan hơn.

Ngoài ra việc pha sữa cũng nên đảm bảo vệ sinh và đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để không làm thất thoát hoặc biến đổi chất trong sữa, ảnh hưởng đến việc hấp thu của trẻ.

bé chậm tăng cân phải làm gì

Chú ý chế độ ăn dặm hàng ngày của trẻ phải đủ lượng, đúng bữa

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng và đủ cho bé 

Mẹ cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối dành cho trẻ em. Điều này quyết định sự phát triển khỏe mạnh và tăng cân đều đặn của trẻ. 

  • Cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng và đa dạng các món ăn. 
  • Hạn chế việc cho bé ăn đi ăn lại một món, bởi điều này sẽ khiến bé khó nhận được đủ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng cân và chiều cao, cũng như hạn chế sự hấp thụ của trẻ. 
  • Ngoài bổ sung đúng chất, mẹ còn nên đảm bảo hàm lượng hợp lý để tránh trường hợp con thừa chất này nhưng thiếu chất kia.

Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?

bé chậm tăng cân phải làm gì

Đa dạng món ăn để bé ăn ngon miệng, tăng cân đều

Một số giải pháp khác

  • Mẹ nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần cho bé bởi giun sán kí sinh sẽ lấy hết dinh dưỡng khiến bé chậm tăng cân. 
  • Ngoài ra, với các bé đến tuổi đi học, mẹ cũng nên khuyến khích con vận động nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi. Các bài tập phù hợp với độ tuổi như chơi bóng, đạp xe, bơi lội, chạy bộ…giúp trẻ tăng cường sức khỏe phát triển chiều cao, cân nặng tốt hơn. 
  • Trong trường hợp đã thử mọi cách mà bé vẫn chậm tăng cân dài ngày, mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe và tham khảo ý kiến của chuyên gia để có những tư vấn chính xác và kịp thời nhất.

bé chậm tăng cân phải làm gì

Khuyến khích bé vận động thường xuyên

Trên đây là tổng hợp những thông tin xoay quanh chủ đề bé chậm tăng cân mà Vinlac muốn gửi tới các mẹ. Hy vọng với những thông tin trên, cha mẹ sẽ có thêm cơ sở để theo dõi tình trạng sức khỏe của con và giúp con tăng cân đều đặn, phát triển toàn diện hơn.

Bài viết liên quan

Vinlac

HÀNH TRÌNH GIÚP CON HẾT BIẾNG ĂN CÙNG VINLAC

Chị Tú – một bà mẹ bỉm sữa 35 tuổi đã trải qua một hành trình chăm con vô cùng gian nan bởi thiếu sữa, con lại biếng ăn, suy dinh dưỡng… Nhưng giờ đây, chị Tú nhàn tênh bởi đã tìm ra phương pháp chăm con hiệu quả từ Vinlac.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

CHU VI VÒNG ĐẦU CHO TRẺ SƠ SINH ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC ĐIỀU GÌ?

Khi dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, các bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu cho trẻ sơ sinh, dựa vào đó mà đưa ra cái nhìn tổng quan chung nhất về sự phát triển ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số vòng đầu của trẻ đánh giá cụ thể về vấn đề gì nhé.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Cách giúp trẻ sơ sinh phân biệt giấc ngủ ban ngày và ban đêm

Bé sơ sinh ngủ rất nhiều vào ban ngày nhưng lại thường xuyên quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Vậy làm thế nào mới chấm dứt được tình trạng này? Các mẹ hãy cùng Vinlac tìm hiểu ngay bí quyết giúp bé sơ sinh phân biệt được giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Bỏ túi 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả nhất

Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm thường xuyên, mẹ nên tham khảo 12 mẹo trị đái dầm ở trẻ em cực hiệu quả dưới đây.

Tìm hiểu thêm
Vinlac

Top 14 cách làm giúp bé không khóc đêm đơn giản, dễ áp dụng

Cùng Vinlac tìm hiểu 14 cách làm giúp bé không khóc đêm hiệu quả, đánh bay “nỗi ám ảnh” thường trực này, ba mẹ nhé!

Tìm hiểu thêm
Vinlac

TOP 6 loại sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé phát triển toàn diện?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa khác nhau từ nội đến ngoại. Với tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt” thì sữa Việt Nam nào tốt nhất cho bé chắc hẳn cũng là điều băn khoăn của nhiều bà mẹ thông thái? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau và lựa chọn một loại sữa nội địa phù hợp cho sự phát triển toàn diện của bé nhất nhé!

Tìm hiểu thêm