6 cách tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa hiệu quả và đơn giản nhất
Đăng ngày 18/11/2022
Nội dung chính |
Tại sao cần tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa?
Khi giao mùa trẻ dễ mắc bệnh
Thời tiết giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh hoặc nắng mưa thất thường.Thời tiết trong 1 ngày có thể sáng lạnh nhưng trưa lại trở nóng. Chính vì thế, cơ thể trẻ nhỏ không thể thích ứng kịp dẫn đến mệt mỏi, uể oải thậm chí là mắc bệnh.
Ở nước ta, thời điểm giao mùa từ khoảng tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Thời tiết không những thất thường mà còn rất khô hanh, bụi bẩn dễ dàng di chuyển trong không khí nên trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đối với trẻ em, do đặc điểm đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh cũng dễ lây lan hơn.
Giao mùa là thời điểm nhạy cảm nhất với sức khỏe của con
Các bệnh trẻ thường gặp khi giao mùa
Thời điểm giao mùa ngoài các bệnh về đường hô hấp còn là thời gian phát triển mạnh mẽ của các chủng virus cúm. Dưới đây là một số bệnh trẻ thường gặp khi giao mùa mẹ cần đề phòng.
- Sốt xuất huyết: Đây là bệnh được xếp vào nhóm nguy hiểm khi giao mùa với triệu chứng ở trẻ gồm sốt cao kéo dài, đau đầu, nổi mẩn phát ban. Trẻ bị sốt xuất huyết nặng có thể đau bụng, nôn mửa…
- Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng dễ xảy ra hơn khi thời tiết khô hanh, xuất hiện ở trẻ với các biểu hiện như ngứa mũi, thường xuyên hắt hơi sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm. Nếu không chữa trị kip thời và dứt điểm có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản…
- Viêm đường hô hấp: Trẻ bị viêm đường hô hấp thường có biểu hiện sốt, ho. Nhiều trẻ có thể sốt vừa hoặc sốt cao 39 – 40 độ C, một số trường hợp trẻ viêm đường hô hấp kèm theo khó thở… dẫn đến việc trẻ phải nghỉ học, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt.
- Cảm cúm: Các dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể bao gồm chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; Ngứa hoặc đau họng; Ho; Xung huyết mắt; Cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ; Hắt hơi; Chảy nước mắt; Sốt mức độ thấp (lên đến 39 độ C); Mệt mỏi nhẹ...Tại Việt Nam, bệnh cúm mùa thường gây nên bởi virus A, B, C, trong đó thường gặp nhất ở người là chủng cúm A và B. …
- Phát ban/ viêm da dị ứng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da mỏng mạnh và hệ miễn dịch non yếu thời điểm giao mùa dễ bị ngứa ngáy, mẩn đỏ. Thậm chí nếu viêm da nặng có thể phù nề, chảy dịch. Con còn có thể chán ăn, ho, sốt và sụt cân.
- Tay chân miệng: Tiết giao mùa là thời điểm căn bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường xuất hiện tại các vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
- Tiêu chảy: Nhiệt độ thay đổi liên tục khiến môi trường dễ sinh sôi vi khuẩn, lây lan virus dễ xâm nhập vào cơ thể bé hơn, đặc biệt là qua đường ăn uống làm nhiễm khuẩn đường ruột dẫn đến đau bụng, tiêu chảy…
- Đau mắt đỏ: Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều. Vào thời điểm này, sức khỏe của trẻ yếu đi, đề kháng giảm do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Chính vì vậy, trẻ dễ dính phải bị Adenovirus, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đau mắt đỏ. Do đó, trong thời điểm giao mùa, mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Sởi: Khi thời tiết chuyển dần từ hè sang thu, nhiệt độ giảm cũng là điều kiện thuận lợi để virus sởi bùng phát mạnh mẽ. Khi mắc bệnh sởi, trẻ thường có biểu hiện sốt, viêm kết mạc mắt, phát ban, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa. Sởi lây lan nhanh chóng thông qua đường hô hấp, đặc biệt là trong những khu vực đông đúc như nhà trẻ. Để phòng ngừa sởi cho con, mẹ nên đưa bé đi tiêm đủ các mũi vacxin.
Các bệnh trẻ thường gặp khi thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông
Không chỉ vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời điểm chuyển dịch sang mùa đông cũng là một trong những đợt cao điểm của các bệnh dịch. Do đó, đây cũng là thời điểm mà bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ thường gặp vào thời điểm giao mùa. Mẹ lưu lại để chủ động phòng tránh cho con.
- Hen suyễn: Đây là căn bệnh nguy hiểm mà nhiều trẻ thường mắc phải trong thời điểm giao mùa thu sang đông. Theo ước tính của Bộ Y tế, tại Việt Nam, khoảng 8 - 10% trẻ em mắc bệnh hen suyễn trong khoảng thời gian giao giữa hai mùa thu đông. Nếu thấy trẻ xuất hiện các cơn ho khò khè, có chiều hướng gia tăng vào ban đêm đến rạng sáng, mẹ nên đưa bé đi khám để được phát hiện kịp thời. Để phòng bệnh hen suyễn cho bé, mẹ không nên để con tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng. Đặc biệt, khi nhiệt độ xuống thấp, mẹ nên giữ ấm cho bé, tránh để khí lạnh xâm nhập làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con.
- Sốt phát ban: Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ trong thời điểm giao mùa thu đông. Mặc dù sốt phát ban không quá nguy hiểm, có thể hết sau vài ngày nếu được nghỉ ngơi, điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Do đó, mẹ nên chủ động phòng bệnh cho con bằng cách giữ vệ sinh cá nhân, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng.
Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao?
- Quai bị: Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hàng nghìn ca mắc quai bị vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu mẹ thấy trẻ có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau họng, tuyến mang tai to, đau nhức… thì đó có thể là biểu hiện của bệnh quai bị. Lúc này, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và có phương hướng điều trị cụ thể. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chủ động phòng bệnh cho con. Trong đó, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh đem lại hiệu quả cao nhất. Việc chủ động phòng bệnh sẽ bảo vệ trẻ khỏi các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi quai bị.
- Viêm phổi: Đây là căn bệnh được xếp vào nhóm nguy hiểm đối với trẻ em trong thời điểm giao mùa thu đông. Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hàng triệu ca viêm phổi với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các dấu hiệu nhận biết viêm phổi ở trẻ dễ thấy nhất là sốt, ho, đau tức ngực, nôn ói, nghẹt mũi… Nặng hơn con có thể xuất hiện các triệu chứng như thở gấp, sốt cao, bỏ ăn… Trong trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, mẹ nên đưa bé đi khám để được can thiệp kịp thời. Mẹ cũng nên chủ động phòng bệnh cho con ngay khi thời tiết chuyển giao bằng cách tiêm vắc xin đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng tăng đề kháng.
- Viêm não Nhật Bản: Đây là căn bệnh nguy hiểm thường xuất hiện mạnh mẽ vào thời điểm giao mùa thu đông. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và để lại di chứng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Tuy vậy, bệnh viêm não Nhật Bản lại khó phát hiện trong giai đoạn ủ bệnh vì nó không có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào. Khi sang giai đoạn khởi phát, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau bụng, nôn ói, lờ đờ, mất nhận thức… Ngay khi thấy con có các biểu hiện trên, ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tránh bệnh chuyển nặng. Gia đình cũng lưu ý chủ động phòng ngừa viêm não Nhật Bản cho con bằng cách tiêm vắc xin, giữ vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống, mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt truyền bệnh.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm trong thời điểm giao mùa, nhiễm trùng đường hô hấp là căn bệnh dẫn tới nguy cơ tử vong cao ở trẻ em. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể nhận biết qua việc con sốt, ho, thở rít, người tím tái, bỏ ăn, nôn, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng, quấy khóc… Đây là căn bệnh nguy hiểm nên khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên, mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và xử lý kịp thời. Phương pháp phòng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp chủ yếu là giữ gìn vệ sinh môi trường sống, bổ sung dinh dưỡng để tăng đề kháng cũng như tiêm phòng đầy đủ.
Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, dẫn tới tình trạng suy yếu miễn dịch và dễ mắc các bệnh. Do đó, tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa là việc hết sức cần thiết để con giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, tránh bệnh chồng bệnh cũng như hạn chế sự chuyển biến xấu hoặc các biến chứng về sau.
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông
6 cách tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa
Dưới đây, Vinlac tổng hợp cho mẹ 6 cách tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa đơn giản và hiệu quả lâu dài mà mẹ có thể áp dụng.
Tăng cường các hoạt động thể chất
Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục mỗi ngày là cách đơn giản và dễ dàng để hệ miễn dịch của con luôn khỏe mạnh. Trong quá trình vận động, các kháng thể lưu thông nhanh hơn, nhờ đó giúp cơ thể nhanh chóng phát hiện các mầm bệnh. Việc tiết ra mồ hôi cũng là cách để cơ thể loại bỏ độc tố nhờ bài tiết qua da.
Với các bé sơ sinh, mẹ có thể cho con tập cử động tay chân nhẹ nhàng qua các bài tập phản xạ, cho con tập bơi thủy liệu…Các bé lớn từ 1-2 tuổi trở lên có thể đạp xe, chơi bóng…khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày.
Vận động giúp các bé nhanh nhẹn, khỏe mạnh hơn
Xây dựng thực đơn tăng sức đề kháng cho bé
Ăn uống đầy đủ và cân đối các chất là “chìa khóa vàng” để tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa. Cụ thể:
- Đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng giúp cải thiện đề kháng, miễn dịch tốt nhất chính là sữa mẹ.
- Ngoài chế độ ăn đủ năng lượng cần thiết, trẻ cần được bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E, K, kẽm, canxi, lợi khuẩn probiotic .
- Loại bỏ thói quen ăn uống chất thừa, chất thiếu, đặc biệt thừa đạm, thiếu chất xơ.
- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán, nước ngọt có ga, bánh kẹo…
Tham khảo: thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé
Chế độ ăn uống đa dạng, ngon miệng là rất cần thiết
Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ
Hầu hết virus có thể tồn tại khoảng 3 tiếng bên ngoài môi trường. Tuy nhiên một số loại có thể sống đến 48 tiếng trên bề các bề mặt bàn ghế, đồ chơi… Vì vậy mẹ nên đều đặn rửa tay sát khuẩn cho bé sau khi ra ngoài và dạy bé thói quen không nên đưa tay lên dụi mắt, cho vào miệng, mũi để tránh các nguy cơ nhiễm khuẩn tiềm ẩn.
Ngoài giữ vệ sinh cá nhân, mẹ cũng cần dọn dẹp không gian sống xung quanh bé như nhà cửa, phòng ngủ để “tiêu diệt” vi khuẩn một cách tối đa và bảo vệ sức khỏe cho con.
Hướng dẫn con giữ gìn vệ sinh cá nhân cẩn thận
Không lạm dụng thuốc kháng sinh
Các nghiên cứu cho thấy rằng lạm dụng kháng sinh sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch. Sử dụng nhiều kháng sinh sẽ làm suy yếu khả năng kháng vi khuẩn gây hại ở đường ruột và làm neutrophil - một loại tế bào miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Quá phụ thuộc vào thuốc kháng sinh đồng nghĩa với việc tước đi cơ hội cho hệ miễn dịch của con được “thực chiến”, chống chọi tốt hơn về sau.
Để việc sử dụng kháng sinh hợp lý và không gây hại cho con, cha mẹ cần phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, bổ sung đúng liều lượng, không tự ý đổi thuốc hay điều trị ngắt quãng khi thấy con đã đỡ bệnh.
Khi con bị ốm, ba mẹ không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh
Tiêm phòng đầy đủ theo định kỳ
Theo lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa, trẻ được tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh từ thuở sơ sinh đến tuổi trưởng thành sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giúp bé hồi phục nhanh hơn. Đặc biệt để phòng các bệnh hay gặp khi giao mùa, bé cần được tiêm mũi vắc xin cúm nhắc lại hàng năm. Mẹ hãy nhớ lịch các mũi tiêm phòng và cho bé đi tiêm đầy đủ mẹ nhé!
Tiêm phòng đầy đủ góp phần xây dựng đề kháng khỏe mạnh hơn cho con
Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng
Hiện nay, các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là một trong những cách tăng đề kháng hiệu quả và dễ dàng cho con. Các thực phẩm dinh dưỡng tăng sức đề kháng có thể kể tới như siro ăn ngon, các sản phẩm vitamin, sữa tăng đề kháng cho trẻ...
Gợi ý cho mẹ sữa HMO - Vinlac Gold nuôi dưỡng hệ tiêu hóa mạnh mẽ - nơi tồn tại hơn 70% hệ miễn dịch toàn cơ thể. Vinlac Gold còn có hàm lượng sữa non cao gấp 3 lần thông thường giúp con được cung cấp lượng kháng thể IgG dồi dào; kết hợp với các vi chất thiết yếu như kẽm, selen giúp củng cố sức mạnh cho “tấm khiên” miễn dịch của con vững vàng ngay từ những năm tháng đầu đời.
Sữa Vinlac Gold bổ sung kháng thể IgG và nuôi dưỡng tiêu hóa khỏe cho con vững đề kháng
Trên đây Vinlac đã tổng hợp cho mẹ 6 cách tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa hiệu quả và an toàn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ phần nào giảm bớt nỗi lo bé dễ ốm khi chuyển mùa, đồng thời có một sức khỏe thật vững vàng để có thể thỏa sức vui chơi, khám phá!