Trẻ tăng cân thế nào là hợp lý? Cho bé tăng trưởng đều
Đăng ngày 28/12/2022
Nội dung chính |
Bé tăng cân thế nào là chuẩn?
Đến bây giờ vẫn không ít gia đình cho rằng trẻ càng bụ bẫm, tăng cân càng nhiều là dấu hiệu tốt. Con thích ăn gì là để con ăn món đó thoả thích. Tuy nhiên điều đó không đúng bởi nếu bé chậm tăng cân hoặc tăng cân quá nhanh so với mức chuẩn cũng đều tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe đáng lo ngại. Vậy trẻ tăng cân thế nào là bình thường?
Sự tăng trưởng của trẻ theo các tiêu chí của WHO
Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO và trang tin Breastfeeding (website của Hiệp hội nuôi con bằng sữa mẹ tại Úc - ABA) , sự tăng trưởng của các bé sơ sinh bú mẹ được xem là bình thường thông qua các tiêu chí sau:
- Cân nặng của trẻ sơ sinh giảm từ 5-10% trong tuần đầu tiên và nhanh chóng tăng đều trong những tuần sau đó.
- Bé sơ sinh có thể tăng từ 1-1,2kg/ tháng trong 3 tháng đầu.
- Càng về sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm, khoảng 600gr/tháng trong giai đoạn từ 4-6 tháng và khoảng 300-400gr trong giai đoạn sau đó.
- Trẻ bước vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6 có cân nặng tăng gấp 2 lần so với lúc mới sinh.
Mức tăng cân ước tính trong các giai đoạn độ tuổi
Như đã nói ở trên, càng lớn tốc độ tăng cân của bé sẽ càng chậm lại cho đến tuổi tiền dậy thì (khoảng 9 tuổi trở đi). Trẻ tăng cân bình thường sẽ có thể ước tính trong các khoảng sau:
- Từ lúc sinh đến 3 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 600 - 800g, có tháng trẻ tăng đến 1kg.
- Từ 3 - 6 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 500 - 600g.
- Từ 6 - 9 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 400 - 500g.
- Từ 9 - 12 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 300 - 400g.
- Từ 12 - 24 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 150 - 300g.
- Từ 2 - 10 tuổi: mỗi tháng trẻ tăng 100 - 200g.
Mẹ có thể tham khảo các chuẩn cân nặng của WHO
Trẻ tăng cân quá nhanh hoặc sụt cân có đáng lo?
Trong biểu đồ tăng trưởng của trẻ, mỗi lứa tuổi đều có khoảng cách chiều cao cân nặng bình thường trong giới hạn từ nhẹ nhất đến nặng nhất. Trẻ tăng cân hợp lý là nằm trong giới hạn chuẩn theo tuổi và giới tính. Khi nào trẻ không tăng cân 3 tháng liền hoặc trẻ sụt cân mẹ mới cần có giải pháp can thiệp.
Thông thường sau khi sinh, cân nặng của bé sẽ giảm xuống như là một cơ chế tự động để trẻ thích nghi với quá trình bú sữa mẹ. Vì thế mẹ cũng đừng quá lo lắng khi cân nặng của trẻ sơ sinh giảm sút trong tuần đầu tiên. Với những bé tăng cân quá nhanh, mẹ cũng nên so sánh với chuẩn để đảm bảo mức cân nặng của con không nằm trong mức có nguy cơ cao bị béo phì. Dưới đây là bảng cân nặng trẻ sơ sinh để mẹ tham khảo và biết trẻ tăng cân thế nào là hợp lý.
Bảng cân nặng chuẩn cho bé gái sơ sinh 0-12 tháng
Tháng |
Cân nặng (kg) |
Chiều cao tối thiểu (cm) |
||||
Suy dinh dưỡng |
Nguy cơ suy dinh dưỡng |
Bình thường |
Béo phì |
Nguy cơ béo phì |
||
1 |
<3,1 |
3.1 - 3.5 |
3.6 - 4.6 |
4.7 - 5.3 |
>5.3 |
52 |
2 |
<4.1 |
4.1 - 4.4 |
4.5 - 5.8 |
5.9 - 6.4 |
>6.4 |
55 |
3 |
<4.6 |
4.6 - 5.2 |
5.3 - 6.6 |
6.7 - 7.4 |
>7.4 |
>57.5 |
4 |
<5.2 |
5.2 - 5.5 |
5.6 -7.2 |
7.2 - 8.1 |
>8.1 |
60 |
5 |
<5.6 |
5.6 - 6.1 |
6.2 - 7.8 |
7.9 - 8.7 |
>8.7 |
61.5 |
6 |
<5.9 |
5.9 - 6.4 |
6.5- 8.3 |
8.4 - 9.2 |
>9.2 |
63.5 |
7 |
<6.2 |
6.2 - 6.7 |
6.8 - 8.7 |
8.8 - 9.6 |
>9.6 |
65 |
8 |
<6.4 |
6.4 - 7 |
7.1 - 9 |
9.1 -10 |
>10 |
65.5 |
9 |
<6.6 |
6.6 - 7.2 |
7.3 - 9.3 |
9.4 - 10.4 |
>10.4 |
67.5 |
10 |
<6.8 |
6.8 - 7.5 |
7.6 - 9.6 |
9.7 - 10.7 |
>10.7 |
69 |
11 |
<7 |
7 - 7.6 |
7.7 - 9.8 |
9.9 - 11 |
>11 |
70 |
12 |
<7.2 |
7.2 - 7.9 |
8 - 10.1 |
10.2 - 11.3 |
>11.3 |
71 |
Bảng cân nặng chuẩn cho bé trai sơ sinh 0-12 tháng
Tháng |
Cân nặng (kg) |
Chiều cao tối thiểu (cm) |
||||
Suy dinh dưỡng |
Nguy cơ suy dinh dưỡng |
Bình thường |
Béo phì |
Nguy cơ béo phì |
||
1 |
<3.5 |
3.5 - 3.7 |
3.8 - 5.1 |
5.2 - 5.6 |
>5.6 |
53 |
2 |
<4.3 |
4.3 - 4.8 |
4.9 - 5.3 |
6.3 -7 |
>7 |
56 |
3 |
<5.1 |
5.1 - 5.5 |
5.6 - 7.1 |
7.2 - 7.9 |
>7.9 |
59.6 |
4 |
<5.6 |
5.6 - 6.2 |
6.3 - 7.8 |
7.9 - 8.6 |
>8.6 |
61.5 |
5 |
<6 |
6 - 6.7 |
6.8 - 8.3 |
8.4 - 9.2 |
>9.2 |
64 |
6 |
<6.4 |
6.4 - 7 |
7.1 - 8.9 |
9 - 9.7 |
>9.7 |
65.5 |
7 |
<6.7 |
6.7 - 7.3 |
7.4 - 9.2 |
9.3 - 10.2 |
>10.2 |
67 |
8 |
<7 |
7 - 7.6 |
7.7 - 9.6 |
9.7 -10.6 |
>10.6 |
68 |
9 |
<7.2 |
7.2 - 8 |
8.1 -10 |
10.1 - 10.9 |
>10.9 |
69.5 |
10 |
<7.4 |
7.4 - 8.2 |
8.3 - 10.2 |
10.3 - 11.2 |
>11.2 |
71 |
11 |
<7.6 |
7.6 -8.3 |
8.4 - 10.5 |
10.6 - 11.5 |
>11.5 |
72 |
12 |
<7.8 |
7.8 - 8.6 |
8.7 - |
10.8 -11.8 |
>11.8 |
73 |
Làm thế nào để trẻ tăng cân đều?
Chú ý đến thời gian ngủ của con
Ngủ đủ giấc, ngủ thật ngon và sâu có thể giúp trẻ tăng cân tốt hơn. Trẻ sơ sinh thường ngủ từ 16-18 tiếng/ ngày và chỉ thức khi ăn và đi vệ sinh. Nhiều mẹ cho rằng để trẻ thức chơi nhiều vào ban ngày sẽ giúp con ngủ ngon, dài giấc vào ban đêm là không đúng.
Khi lớn hơn, thời gian ngủ của trẻ cũng ít đi nhưng mẹ vẫn cần đảm bảo con ngủ đủ giấc và đúng giờ. Mẹ nên đảm bảo con có giấc ngủ tốt nhất, đặc biệt từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Đây là thời điểm hormone tăng trưởng sẽ được sản sinh tăng gấp 4 lần so với những lúc khác.
Cho trẻ sơ sinh bú đủ và đúng cách
Nguồn thức ăn chính của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý cho bé bú đều đặn, đủ cữ và lượng sữa trong ngày. Mỗi cữ bú của bé cần cách nhau khoảng từ 2 đến 3 giờ, có khi kể cả vào ban đêm bé đang ngủ, mẹ cũng nên nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để cho bú. Không khuyến khích cho bé bú khi ngủ bởi nguy cơ con bị sặc sữa cao, bé có thể giật mình.
Sữa tăng cân cho bé
Bú đủ và đúng cách giúp con tăng cân tốt hơn
Cân đối và bổ sung đủ dinh dưỡng
Trong 6 tháng đầu tiên, bé chỉ nên bú sữa mẹ hoặc bổ sung sữa tăng cân. Sữa tăng cân cho bé cũng cần được lựa chọn phù hợp với độ tuổi và nhu cầu. Bé chỉ nên bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. Việc ăn dặm quá sớm sẽ là nguy cơ bất ổn cho đường tiêu hóa dẫn đến kém hấp thu và chậm tăng cân. Khi ăn dặm, mẹ nên cho trẻ đủ chất, tức là đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm bột đường, đạm, béo, rau củ trái cây trong mỗi bữa. Chú ý cho bé ăn cả cái chứ không chỉ hầm lấy nước, khi chế biến phải băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ.
Trẻ muốn tăng cân nên bổ sung dầu/ mỡ trong thức ăn. Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có từ một đến hai muỗng canh dầu hoặc mỡ (5 – 10g).
Khuyến khích trẻ vận động
Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng và sức của bé cũng sẽ tác động tích cực tới cân nặng. Khi vận động, cơ thể sẽ đốt cháy nhiều năng lượng. Từ đó bé sẽ ăn uống ngon miệng hơn và hệ tiêu hóa cũng được cải thiện. Bé dễ hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và nhanh chóng tăng cân hiệu quả.
Bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng bổ trợ khác
Một nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân là hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh hay do hội chứng kém hấp thu ở trẻ em. Vì thế cha mẹ nên bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột hoạt động tốt hơn, trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thu dưỡng chất tốt nhất. Cách bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh là giải pháp cho bé chậm tăng cân được các chuyên gia khuyên dùng bởi hiệu quả cao và tính tiện dụng.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tìm kiếm các dòng sữa tăng cân tốt cho tiêu hóa của con. Khi con tiêu hóa tốt tự khắc con sẽ hấp thu hiệu quả các chất để tăng cân khoa học, đều đặn.
Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì
Để trẻ tăng cân tốt, ngoài chế độ ăn uống mẹ đừng quên khuyến khích con vận động thể chất
Vinlac hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ biết trẻ tăng cân thế nào là hợp lý, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp trong cách chăm con để giúp bé tăng cân đều, khỏe mạnh hơn từ những năm tháng đầu đời.