Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý
Đăng ngày 28/02/2023
Nội dung chính Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em là gì? Dấu hiệu Nguyên nhân của việc kém hấp thu ở trẻ |
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em là gì? Dấu hiệu trẻ sơ sinh hấp thụ kém
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ là gì?
Kém hấp thu chính là tình trạng cơ thể không hấp thu các chất dinh dưỡng trong quá trình tiêu hóa dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Trẻ em khi mắc hội chứng này, dù ăn rất nhiều nhưng vẫn bị thiếu chất và lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Dấu hiệu trẻ kém hấp thu
Trẻ bị kém hấp thu có thể có những dấu hiệu sau:
- Trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước có lẫn hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết hay còn là tình trạng phân sống. Nếu quan sát sẽ thấy sau khi trẻ đi cầu có nổi váng trên mặt nước do mỡ không hấp thu trong phân.
- Bé chậm tăng cân, biếng ăn hoặc suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao. Có trường hợp trẻ bị đau bụng, chướng bụng, sôi bụng.
- Trẻ sẽ giảm cân, mệt mỏi, uể oải hoặc kém linh hoạt.
- Niêm mạc mắt nhợt nhạt nếu không hấp thụ đủ sắt
- Trẻ có thể phù ở chân do thiếu B1, đau cơ, chuột rút do thiếu canxi....
- Một số trường hợp hội chứng kém hấp thu nặng hoặc kéo dài trẻ có thể bị phù do giảm protein máu, da khô…
Hậu quả của hội chứng kém hấp thu ở trẻ
Nếu mẹ không kịp thời theo dõi và có cách xử lý phù hợp, lâu ngày trẻ sẽ bị thiếu hụt năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và chậm phát triển.
- Không đủ dưỡng chất, trẻ sẽ mệt mỏi, không đủ lực cho trí óc tập trung, tư duy nên trẻ kém hấp thu thường kém thông minh, chậm chạp hơn những trẻ bình thường.
- Thiếu dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, trẻ rất dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy, táo bón… Trẻ bị suy giảm sức đề kháng có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn so với trẻ bình thường.
Dấu hiệu trẻ hấp thu kém dễ gặp nhất là qua thể trạng thấp còi và tình trạng phân
Nguyên nhân của việc kém hấp thu ở trẻ
Do mắc các bệnh về đường ruột
Các bệnh về đường ruột thường gặp ở trẻ nhỏ như loạn khuẩn đường ruột hoặc bị nhiễm trùng khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém đi dẫn đến kém hấp thu. Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng hệ vi sinh đường ruột trở nên mất cân bằng. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể do ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, chứa chất độc hại, bị ôi thiu…
Thừa thiếu chất do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
- Thực đơn hàng ngày của bé bị thiếu hụt dinh dưỡng khiến cơ thể không có đủ các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như vitamin B1, magie, canxi, kẽm, selen,... Điều này làm giảm cảm giác ngon miệng ở trẻ, dẫn đến tình trạng ăn uống kém, khó hấp thu.
- Có thể trẻ ăn dặm quá sớm, mẹ không cho trẻ làm quen ăn từ từ khi ăn thức ăn dặm mới nhất là loại có cấu trúc phức tạp hay có tính dị nguyên cao như lòng trắng trứng, hải sản.
- Trẻ em ăn lòng trắng trứng trước 9 tháng tuổi có nguy cơ bị chàm và kém hấp thu cao hơn trẻ khác. Thêm vào đó nếu chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, không cân bằng 4 nhóm chất là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất thì sẽ làm trẻ rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.
Do sự thiếu hụt các enzym tiêu hóa thức ăn
Thức ăn hấp thu dễ dàng hơn nhờ Enzym hay các men tiêu hóa do tuyến nước bọt, gan, tụy... tiết ra. Nên khi các tuyến này có bệnh lý sẽ có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu ở trẻ. Một số trẻ bị thiếu men lactase cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa và không dung nạp đường lactose.
Bệnh lý của các cơ quan ngoài ống tiêu hóa như gan, mật, tụy
Nếu trẻ bị mắc bệnh về tuyến tụy, gan, túi mật hay ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, hoặc trẻ phẫu thuật cắt đoạn ruột, điều trị bệnh bằng tia xạ… cũng gây ra tình trạng hấp thu kém ở trẻ.
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hấp thu kém
Nguyên tắc cơ bản khi xử lý tình trạng trẻ hấp thu kém đó chính là bổ sung dinh dưỡng theo nhu cầu của bé cũng như cải thiện sức khỏe đường ruột, hô hấp và sức đề kháng.
Chế độ ăn đủ chất và đúng lượng
Thực đơn của trẻ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất chính: bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Cho bé ăn theo nhu cầu, ăn đủ lượng chứ không nên ép bé ăn. Đồng thời, cha mẹ nên tạo tâm lý thoải mái cho trẻ khi ăn sẽ giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn và hứng thú khi thấy thức ăn. Mẹ cũng nên đa dạng các món để bé không bị chán, có thể trang trí món ăn bắt mắt để kích thích sự hào hứng ăn của trẻ.
Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?
Bổ sung đủ nước
Nước là một trong những yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình tiêu hóa của cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ gây ra một số rối loạn trên đường ruột như táo bón, phân khô cứng, đi ngoài són phân, đầy bụng,... Từ đó khiến bé khó chịu, quấy khóc, lười ăn vì tiêu hóa bị ảnh hưởng. Vì vậy mẹ cần cho bé uống đủ nước để cải thiện khả năng trao đổi chất và tiêu hóa ở trẻ.
Bổ sung các vi chất kích thích ăn ngon miệng
Cơ thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như kẽm, vitamin nhóm B, A, C… là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, ăn uống không ngon miệng. Vì thế, mẹ cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé thông qua chế độ ăn uống và các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thích hợp.
Bổ sung các vi chất cho bé ăn ngon miệng hơn
Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn là những vi sinh vật có lợi cho cơ thể. Ở trạng thái bình thường, lợi khuẩn đường ruột chiếm 85% trong khi hại khuẩn chỉ chiếm 15%, tạo nên sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các lợi khuẩn thúc đẩy quá trình chuyển hóa, phân cắt thức ăn trong cơ thể, giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng tại ruột non. Ngoài ra, chúng còn có vai trò trong hỗ trợ phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe đường ruột.
Bên cạnh vai trò tăng cường chức năng tiêu hóa, lợi khuẩn còn có tác dụng kích thích cơ thể bài tiết kháng thể, tăng cường sức đề kháng, giảm khả năng mắc các vấn đề nhiễm khuẩn, nhiễm trùng
Một số thực phẩm giàu lợi khuẩn mẹ có thể bổ sung cho bé như sữa chua, dưa muối, nấm sữa kefir... Ngoài ra, mẹ cũng có thể cân nhắc sử dụng một số chế phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn như men vi sinh.
Đi khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ
Để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ kém hấp thu ở trẻ, trẻ cần được thăm khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bởi các chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý và hiệu quả, nhất là khi trẻ mắc các nguyên nhân về bệnh lý. Tránh trường hợp cha mẹ chủ quan và chỉ kỳ vọng vào việc ép con ăn thật nhiều hoặc tự ý bổ sung các sản phẩm bổ trợ không đúng cách.
Con ăn ngon, hấp thu tốt là niềm hạnh phúc của ba mẹ
Cách phòng ngừa hội chứng kém hấp thu ở trẻ
Với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng
- Trẻ sơ sinh ưu tiên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nuôi con bằng sữa mẹ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích duy trì ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Phân tích thành phần các chất trong sữa mẹ cho thấy chất đạm và chất béo trong sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thụ, hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ lúc này.
- Còn nếu trẻ bú mẹ tăng cân chậm? Hãy bổ sung thêm sữa công thức cho bé phù hợp với độ tuổi và nhu cầu. Sữa công thức số 1 thường dành cho trẻ dưới 1 tuổi hoặc dưới 6 tháng tuổi. Sữa công thức số 2 với năng lượng cao hơn và hàm lượng các chất nhiều hơn phù hợp cho giai đoạn phát triển của trẻ từ 1-2 tuổi trở lên.
- Nếu trẻ không hấp thu được đạm bò, mẹ cũng không nên tự ý đổi sang sữa đạm dê hay cừu mà bên cho bé đi khám và cân nhắc đổi sang sữa hạt tăng cân để con hấp thụ tốt hơn.
- Khi trẻ ăn dặm mẹ cần nhớ những quy tắc cơ bản như cho con làm quen các thực phẩm từ từ, ăn lỏng đến đặc dần... để hệ tiêu hóa dần hoàn thiện và thích nghi, hạn chế mắc phải hội chứng kém hấp thu ở trẻ.
Với nhóm trẻ từ 1 tuổi trở lên
- Ăn đủ chất, cân đối với thể trạng và độ tuổi: Trẻ 1 tuổi cần được cung cấp thực phẩm gồm các nhóm dinh dưỡng cơ bản giống như người lớn. Nếu bạn cho trẻ lựa chọn các nhóm thực phẩm và để bé thử nghiệm nhiều vị, màu sắc, nên cho bé một chế độ ăn cân bằng với nhiều vitamin.
- Tẩy giun định kỳ với trẻ trên 2 tuổi. Trẻ bị nhiễm giun sán kí sinh cũng sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng hấp thu. Tẩy giun ngăn cản khả năng tổng hợp nguồn dinh dưỡng của giun, từ đó làm cho chúng bị chết hoặc làm cho giun bị tê liệt và đào thải qua phân. Trẻ dưới 2 tuổi nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa đi khám để làm xét nghiệm tầm soát. Khi đã xác định có nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.
- Tăng cường vận động để tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng. Khi vận động cơ thể sẽ liên tục đốt cháy calo, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Vận động, rèn luyện thân thể còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp đầy đủ oxy cho các hoạt động của cơ thể, trong đó có hoạt động trao đổi chất.
- Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng phù hợp như men vi sinh, vitamin...đúng cách theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Có những vi chất cơ thể không thể tự tổng hợp được nên cần bổ sung từ thực phẩm bên ngoài. Ba mẹ lưu ý nhé!
Trên đây Vinlac đã chia sẻ với mẹ một số thông tin liên quan đến hội chứng kém hấp thu ở trẻ. Mong rằng mẹ sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để xử lý tình trạng này kịp thời giúp con phát triển tốt hơn, toàn diện hơn!