Trẻ bú mẹ tăng cân chậm - Nguyên nhân và giải pháp
Đăng ngày 28/12/2022

Nội dung chính Tốc độ tăng cân trung bình ở trẻ bú sữa mẹ |
Tốc độ tăng cân trung bình ở trẻ bú sữa mẹ
5 năm đầu đời là giai đoạn quan trọng để tối ưu tiềm năng tăng trưởng của con. Trong vòng 1 năm đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá luôn được quan tâm hàng đầu. Mỗi bé có một nhịp độ phát triển khác nhau nên dù cùng bú mẹ nhưng tốc độ tăng cân cũng sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu trẻ bú mẹ tăng cân chậm mẹ có thể so sánh thêm với tiêu chuẩn chung để có thêm cơ sở. Cụ thể, theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới sự tăng trưởng được xem là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ sẽ theo biểu đồ như sau:
- Bé sẽ bị sụt từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần tiếp theo.
- Thông thường trong 3 tháng đầu đời bé tăng khoảng từ 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 tăng khoảng 600g. Càng về sau thì cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm hơn với mỗi tháng chỉ tăng từ 300-400g
- Chiều dài tăng 1,5 lần trong vòng 12 tháng
- Chu vi vòng đầu tăng lên khoảng 11cm khi 12 tháng tuổi.
Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn tăng cân chậm và thấp hơn nhiều so với chuẩn trên thì có thể việc cho con bí đang có vấn đề. Mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân là gì để có giải pháp phù hợp, tránh để tình trạng chững cân kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này.
Trẻ tăng cân thế nào là hợp lý
Trẻ bú mẹ chậm tăng cân có phải vấn đề đáng lo?
Nguyên nhân trẻ bú mẹ chậm tăng cân
Sữa mẹ không đủ dinh dưỡng hoặc không đủ lượng
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân là do sữa mẹ không đủ chất hoặc lượng.
Về chất, nhiều trường hợp tuy người mẹ rất nhiều sữa nhưng con bú vào chỉ đi vệ sinh nhiều mà không tăng cân được vì sữa mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, mẹ bị suy nhược cơ thể, stress kéo dài, mất ngủ, hoặc sử dụng chất kích thích (như cà phê, rượu bia) cũng làm giảm chất lượng sữa.
Về số lượng, lượng sữa mẹ có thể không đủ do cơ địa tiết sữa ít, mẹ không cho con bú đúng cách hoặc không bú thường xuyên, làm giảm tiết sữa. Các yếu tố khác như sinh non, sinh mổ, hoặc biến chứng sau sinh cũng có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Điều này khiến trẻ bú không no, dễ đói, quấy khóc, và chậm tăng cân.
Tư thế cho bú không đúng
Khi cho con bú nếu mẹ bế con sai tư thế, cổ của trẻ không thẳng, cách ngậm ti không đúng sẽ ảnh hưởng việc mút sữa của trẻ: trẻ không ngậm hết quầng vú mẹ; đầu ngực mẹ bị thụt hoặc to quá bé không ngậm được… Điều này không chỉ khiến mẹ gặp các vấn đề như đau, nứt cổ gà mà lượng sữa tiết ra cũng ít hơn dù bé bú lâu. Trẻ không ăn đủ được lượng sữa cần thiết trong mỗi cữ bú như vậy khiến cơ thể dần bị thiếu dưỡng chất và tăng cân chậm.
Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến nguồn sữa của mẹ
Bú nhanh, cữ bú ngắn
Thời gian bú và cữ bú là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng bé nhận được từ sữa mẹ. Sữa mẹ tiết ra được chia thành 2 dạng: sữa đầu và sữa cuối. Sữa đầu là lượng sữa được tiết ra ngay khi bé bú. Đây là sữa được cấp giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào giai đoạn đầu, lượng sữa nhiều nước, ít năng lượng hơn. Còn sữa cuối là sữa tiết ra ngay sau chứa hàm lượng đạm, chất béo cao hơn.
Nếu mẹ cho con bú chừng 15 phút lại chuyển sang bầu vú bên kia cho bú nghĩa là con sẽ chỉ bú được lượng sữa ban đầu loãng như nước và không đủ chất nên chậm tăng cân.
Giấc ngủ của bé chưa hợp lý
Có thể nói những tháng đầu đời trẻ lớn lên khi ngủ. Trung bình một em bé sơ sinh khi chào đời sẽ ngủ liên tục từ 16-18 tiếng mỗi ngày. Bé chỉ thức khi đói hoặc đi vệ sinh. Nếu thiếu ngủ bé sẽ khó chịu, quấy khóc và khó hợp tác khi bú mẹ hoặc uống sữa. Cho bé uống sữa khi thể trạng của con không thoải mái còn dẫn đến tình trạng con dễ nôn trớ, sặc sữa…
Tuy nhiên nếu bé ngủ quá nhiều cũng không tốt bởi dễ bỏ bữa, thiếu cữ sữa làm giảm lượng sữa cung cấp cho bé dẫn đến bé chậm tăng cân.
Trẻ tiêu hóa kém
Trẻ bú mẹ chậm tăng cân có thể do tiêu hóa đang gặp vấn đề. Hệ tiêu hóa những năm đầu đời của bé còn non yếu nên dễ gặp phải tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy hơi… Một tình trạng liên quan đến tiêu hóa mà trẻ bú mẹ tăng cân chậm có thể mắc đó là bất dung nạp lactose. Lactose là dạng đường có trong hầu hết các dạng sữa bao gồm cả sữa mẹ. Trẻ không dung nạp lactose thường đi ngoài phân lỏng, có màu xanh hoặc vàng; đầy hơi hoặc nôn trớ sau vài tiếng bú sữa mẹ.
Các vấn đề về tiêu hóa là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của bé. Từ đó bé chậm tăng cân hoặc thậm chí dễ suy giảm đề kháng và dễ mắc bệnh hơn.
Trẻ bú mẹ tiêu hóa kém, hay quấy khóc do nhiều nguyên nhân
Trẻ bú mẹ chậm tăng cân phải làm sao?
Dinh dưỡng sữa mẹ
Để trẻ bú mẹ tăng cân nhanh, mẹ cần chú trọng đến chất lượng sữa thông qua việc ăn uống hằng ngày. Mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm thực phẩm, cụ thể:
- Bổ sung protein từ thịt, cá trong các bữa ăn từ 2 lần/ tuần để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
- Mẹ có thể tăng canxi cho con và tránh loãng xương cho mẹ sau này bằng việc uống thêm sữa cho mẹ sau sinh vì lúc này nhu cầu canxi tương đối cao.
- Tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ và các vitamin thiết yếu. Ví dụ lá rau ngót là món ăn quen thuộc với các mẹ sau sinh vì cung cấp canxi, protein, phốt pho, chất béo, các loại vitamin, chất sắt. Lá rau ngót mang công dụng giúp thông sữa thời điểm sau sinh cho mẹ, còn giúp chữa lành vết loét, làm hạ sốt, đặc biệt rau ngót tác động làm sạch phần sót nhau, hay phần sản dịch còn lại sau khi mẹ sinh. Nếu mẹ muốn tăng cường vitamin A, mẹ có thể uống 1-2 ly nước ép cà rốt vào ban ngày.
- Để đảm bảo đủ nước cho cơ thể mẹ và đủ sữa cho con, mẹ cần uống 8 – 10 cốc mỗi ngày, tương đương với 2 lít nước. Ngoài nước lọc, mẹ có thể thay đổi khẩu vị với nước gạo lứt giàu vitamin B và các khoáng chất như magie, natri… Uống nước gạo lứt cũng giúp sữa mẹ thơm và mát hơn.
Cần đảm bảo dinh dưỡng sữa mẹ để trẻ được hưởng nguồn sữa tốt nhất
Tư thế và thời gian bú đúng
Về thời gian bú, bình thường với trẻ đủ lớn thường bú mẹ hiệu quả hơn và cần 5-10 phút cho mỗi bên, trong khi bé sơ sinh thường cần tới 20 phút cho mỗi bên.
- Trong tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ từ 8-12 lần/ngày.
- Đối với những bé lớn hơn, khi đã hình thành lịch bú ổn định có thể cho bé bú mẹ cách 4-5 tiếng một lần. Việc cho bé bú thường xuyên cũng giúp kích thích sản xuất sữa trong những tuần đầu sau sinh của mẹ.
Bên cạnh chú ý thời gian và cữ sữa, mẹ cũng nên điều chỉnh và tập cho con bú đúng cách.
Bổ sung sữa công thức vào thời điểm thích hợp
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Trong 6 tháng đầu tiên các chuyên gia khuyến cáo trẻ nên dùng sữa mẹ hoàn toàn và duy trì trong khoảng 1 năm đầu đời. Thực tế mẹ có thể bắt đầu bổ sung sữa công thức vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên nếu có đủ sữa cho con và chỉ có nhu cầu bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé, mẹ nên cho con uống sữa công thức từ khoảng 6 tháng đổ ra. Lúc này hệ tiêu hóa của con đã dần hoàn thiện và ổn định hơn nên việc hấp thu dưỡng chất cũng sẽ tốt hơn.
Nếu do cơ địa ít sữa hoặc do các lý do khách quan mẹ và bé tách nhau lâu hơn bình thường mẹ hãy bắt đầu vắt sữa và 1 – 2 lần trong ngày trong khoảng vài tuần. Mẹ nên đợi khi bé được ít nhất 4 tuần tuổi thì bổ sung sữa công thức cho bé.
Chăm sóc tiêu hóa cho bé
Mẹ hãy cải thiện hệ vi sinh đường ruột và bổ sung enzym đường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng sữa non (colostrum) kết hợp với immune alpha nhằm ngăn ngừa hội chứng kém hấp thu ở trẻ em do bệnh tật hoặc nhiễm khuẩn. Mẹ cũng nên chú ý vệ sinh tay và bầu vú sạch sẽ trước khi cho con bú để hạn chế tối đa nguy cơ con bị nhiễm khuẩn.
Bổ sung sữa công thức vào thời điểm thích hợp
Trên thực tế trẻ bú mẹ hoàn toàn thường có sức khỏe tốt và tăng cân đều đặn. Trường hợp trẻ bú mẹ tăng cân chậm mẹ nên xem lại sức khỏe của bé và của chính bản thân mình để có những giải pháp kịp thời. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vinlac sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình chăm con khỏe mạnh hơn!